Tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nước là nhu cầu bức thiết. Trong ảnh: Hành khách lên máy bay Vietnam Airlines.
Mục đích cao nhất của việc cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước không phải là bán được nhiều tiền mà thay đổi phương thức quản trị
Rầm rộ tái cấu trúc
Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên tâm sự từ cuối năm ngoái đến nay, đi họp ở bất cứ hội thảo, hội nghị kinh tế nào cũng thấy bàn đến tái cấu trúc. Khí thế tái cấu trúc rầm rộ khắp nơi cho thấy đã có sự đồng thuận cao về vấn đề này. Tuy nhiên, thực hiện như thế nào vẫn còn là ẩn số vì “chưa thấy doanh nghiệp (DN) nào có đề án cụ thể và không biết bao giờ thì có”.
Bắt đầu từ trung tuần tháng 2, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ liên tục tham dự lễ ký cam kết cắt giảm 5%-10% chi phí của các tập đoàn kinh tế Nhà nước, coi đây là hành động cụ thể khởi động quá trình tái cấu trúc DN. Từ nay đến cuối tháng 2, những lễ ký như vậy sẽ tiếp tục diễn ra ở một số “ông lớn” khác như Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam…
Ấn tượng hơn cả là tái cơ cấu hệ thống ngân hàng. Sau kết quả thành công với “phép thử” sáp nhập 3 ngân hàng nhỏ đầu tiên vào cuối năm 2011, Ngân hàng Nhà nước đã công bố trong quý I năm nay sẽ có thêm 3-8 ngân hàng tiếp tục được sáp nhập. Không công bố cụ thể danh sách cũng như tiến độ của đợt sáp nhập thứ 2 này nhưng Ngân hàng Nhà nước cũng hé lộ thêm về kế hoạch tái cơ cấu ngân hàng bằng việc công bố 4 nhóm ngân hàng ứng với các chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng từ 0%-17% trong nửa đầu năm 2012. Trong đó có khoảng “mươi” ngân hàng hoạt động yếu kém, không được tăng trưởng tín dụng ít nhất đến tháng 6 năm nay.
Bước đi nhanh nhất
Theo ông Nguyễn Đình Cung, Trưởng Ban DN đổi mới Nhà nước, bước đi nhanh nhất để thực hiện tái cơ cấu DN Nhà nước là cổ phần hóa, rút bớt tỉ lệ sở hữu của Nhà nước tại DN.
Trong hội thảo “Tái cơ cấu DN Nhà nước tại Việt Nam” được Văn phòng Chính phủ tổ chức tuần trước, phó trưởng Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển DN Phạm Viết Muôn cho biết trong quý I/2012, cả nước sẽ phải hoàn thành kế hoạch sắp xếp 21 tổng công ty Nhà nước. Nghĩa là từ nay đến hết tháng 3, bình quân 2 ngày phải sắp xếp xong 1 tổng công ty và đây dường như là nhiệm vụ bất khả thi. Với cơ chế hiện nay, cổ phần hóa một DN Nhà nước cần khoảng thời gian một năm, vì thời gian kiểm toán một DN quy mô trên 500 tỉ đồng đã mất vài tháng, đến khi chào bán cổ phần có thể rơi vào tình trạng không có người mua, lại phải tìm cách khác.
Theo kế hoạch đến năm 2015, cả nước còn 700 DN giữ lại 100% vốn Nhà nước, cổ phần hóa 600 DN. Ông Nguyễn Đình Cung cho rằng bước đi phù hợp để đẩy nhanh cổ phần hóa là tiến hành cổ phần hóa ngay tại các DN Nhà nước không nắm giữ 100% vốn theo đúng lộ trình. Thực hiện thoái vốn ở những lĩnh vực Nhà nước không cần nắm giữ tại các DN đã cổ phần hóa trước đây (khoảng 400 DN). Đối với DN Nhà nước nắm giữ 100% vốn, cần áp dụng công bố thông tin theo tiêu chuẩn quốc tế. Một vấn đề quan trọng khác là yêu cầu các DN Nhà nước thoái vốn tại các dự án đầu tư đa ngành để tập trung kinh doanh ngành nghề chính. Bên cạnh đó, cần thực hiện cơ chế chuyên trách về quyền chủ sở hữu Nhà nước.
Tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nước chính là giải bài toán cổ phần hóa đã khởi động từ cả chục năm trước. |
(HBĐT) - Theo báo cáo của Chi cục Thú y và các huyện, thành phố, số trâu, bò bị chết rét hiện là 648 con, tăng 127 con so với đầu tháng 2. Các địa phương có số trâu, bò chết rét tăng là Kim Bôi (77 con), Lạc Sơn (244 con), Mai Châu (34 con).
(HBĐT) - Theo thống kê của UBND huyện Yên Thủy, tính đến ngày 12/2, cả huyện đã có 110 con trâu, bò bị chết. Trong đó, xã Đa Phúc có trâu, bò chết nhiều nhất với 57 con. Đánh giá chung của huyện, nguyên nhân chủ yếu là do một số hộ dân chưa thật sự chủ động phòng - chống rét cho trâu, bò dẫn đến tình trạng gia súc chết rét.
"Dù trong một nền kinh tế có nhiều thách thức hay khó khăn thì cơ hội kiếm tiền vẫn không thiếu" - đó là ý kiến của tiến sĩ Alan Phan, chủ tịch Quỹ đầu tư Viasa, tại hội thảo Cơ hội đầu tư kinh doanh 2012 diễn ra sáng 16-2.
Trước những thông tin quảng cáo thiết bị tiết kiệm xăng tràn lan trên mạng, cơ quan chức năng khuyến cáo người tiêu dùng cần cẩn thận khi sử dụng sản phẩm tiết kiệm gas.
(HBĐT) - Ngày 16/2, Ngân hàng Nhà nước tỉnh đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2011 và triển khai nhiệm vụ năm 2012. Đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tới dự.
(HBĐT) - Chiều ngày 15/2, Ngân hàng NN&PTNT tỉnh tổ chức hội nghị gặp mặt khách hàng đầu xuân. Đến dự có đại diện các sở, ban, ngành trong tỉnh và gần 300 doanh nghiệp, khách hàng, đối tác truyền thống của trong nhiều năm qua.