Lãnh đạo Công ty CP BĐS An Thịnh cung cấp thông tin về các chính sách ưu đãi đầu tư vào KCN Lương Sơn

Lãnh đạo Công ty CP BĐS An Thịnh cung cấp thông tin về các chính sách ưu đãi đầu tư vào KCN Lương Sơn

(HBĐT) - Ngày 22/2, đoàn Doanh nghiệp Nhật Bản gồm nhiều doanh nghiệp lớn đã đến tìm hiểu cơ hội đầu tư tại KCN Lương Sơn.

 

Lãnh đạo Ban Quản lý các KCN, Công ty CP BĐS An Thịnh Hòa Bình đã giới thiệu tiềm năng, lợi thế, các chính sách ưu đãi đầu tư đặc thù của tỉnh Hòa Bình và KCN Lương Sơn. Hòa Bình là địa bàn kề cận với Thủ đô Hà Nội, hạ tầng kỹ thuật đang được tập trung đầu tư đồng bộ; cải cách hành chính, các chính sách hỗ trợ, đào tạo dạy nghề đang được quan tâm, đáp ứng nhu cầu lao động có nghề cho các doanh nghiệp nhà đầu tư. Đã có nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có các doanh nghiệp Nhật Bản làm ăn thành công tại tỉnh.

 

KCN Lương Sơn do Công ty CP BĐS An Thịnh làm chủ đầu tư là một trong những KCN đầu tiên của tỉnh, diện tích 230 ha, cách Hà Nội 36 km theo QL 6, và theo đại lộ Thăng Long là 40 km, kề cận với khu công nghệ cao Láng- Hòa Lạc, được kết nối hạ tầng đồng bộ, với trạm xử lý nước thải hiện đại, hệ thống điện lưới 110 KV, hệ thống dịch vụ doanh nghiệp chuyện nghiệp đã thực sự làm điểm đến cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. KCN Lương Sơn đã có 21 dự án đầu tư trong đó có 6 dự án đầu tư nước ngoài với số vốn đăng ký gần 100 triệu USD và trên 850 tỷ đồng, đã có 11 dự án đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hiệu quả; nhiều doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tốt. 

 

Tại buổi tiếp xúc, các doanh nghiệp Nhật Bản có cảm nhận tốt đẹp về môi trường đầu tư tại tỉnh Hòa Bình và KCN Lương Sơn, trong đó, quan tâm tìm hiểu thêm môt số chính sách thủ tục ưu đãi đầu tư, đất đai, xây dựng, môi trường, nguồn lao động phục vụ các dự án đầu tư… Nằm trong chương trình làm việc, các doanh nghiệp Nhật Bản đã đi thăm cơ sở hạ tầng KCN Lương Sơn.

 

                                                                 Lê Chung

 

Các tin khác


Nông dân huyện Mai Châu thoát nghèo nhờ vốn chính sách

Thông qua cầu nối là Hội Nông dân (HND) huyện, những năm qua, việc được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã giúp nhiều nông dân ở huyện Mai Châu có sinh kế ổn định, thoát nghèo bền vững, từng bước vươn lên thành hộ khá, giàu tại địa phương.

Huyện Lạc Sơn: Dư nợ tín dụng chính sách đạt hơn 630 tỷ đồng

Đến hết tháng 4/2024, tổng dư nợ tín dụng chính sách trên địa bàn huyện Lạc Sơn đạt 630,2 tỷ đồng, với gần 18 nghìn khách hàng còn dư nợ.

Trên 100 tỷ đồng cho vay hộ sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn

Những năm qua, cho vay hộ sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn theo Quyết định số 31/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ là một trong những chương trình có nhu cầu vay vốn lớn.

Dệt may, da giày thích ứng với yêu cầu thị trường

Các doanh nghiệp dệp may, da giày nỗ lực đáp ứng tiêu chuẩn sản xuất xanh, sản xuất thân thiện với môi trường của EU và Mỹ để đạt mục tiêu tăng trưởng.

Ưu tiên mục tiêu ổn định tỷ giá

Theo Ngân hàng Nhà nước, từ đầu năm đến nay, VND đã giảm giá 4,9% so với đồng USD là mức chấp nhận được trong bối cảnh hiện nay.

Xây dựng cơ sở, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh

Theo Cục Thú y, từ đầu năm đến nay, tình hình dịch bệnh trên đàn vật nuôi cơ bản được kiểm soát khá tốt. Các bệnh dịch thông thường trên gia súc, gia cầm được phát hiện, xử lý kịp thời, đã có nhiều loại vaccine sản xuất trong nước để phòng những bệnh này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục