Đó là chủ đề của cuộc Hội thảo được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức dưới sự hỗ trợ của Dự án MUTRAP III, diễn ra ngày 29/2, tại Hà Nội.

Tính đến đầu năm 2012, Việt Nam đã là thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) được 5 năm - 5 năm của những thành công đã đạt được và cả những kỳ vọng chưa thành. Việt Nam cũng đang đứng trước những đàm phán mở cửa thị trường mới phức tạp và nhiều khó khăn. Trong bối cảnh đó, Hội thảo được xem là cơ hội thuận lợi và đầy ý nghĩa để đánh giá các kết quả đàm phán cũng như thực thi cam kết WTO của Việt Nam trong 5 năm đầu tiên tham gia WTO từ cái nhìn của những người trong cuộc. Đây cũng sẽ là cơ sở để các nhà đàm phán, các cơ quan Chính phủ và các doanh nghiệp Việt Nam có thêm những bài học kinh nghiệm quý giá, từ đó có thể thực hiện hiệu quả hơn các bước hội nhập tiếp theo trong thời gian tới.

 

 Các vị khách mời trao đổi tại Hội thảo (Ảnh: HNV)

Với hình thức tổ chức trao đổi trực tiếp của khách mời là các nhà quản lý, các chuyên gia trong nước và quốc tế, Hội thảo đã từng bước luận giải về những thuận lợi và khó khăn, thời cơ và thách thức, được và mất của nền kinh tế Việt Nam sau 5 năm là thành viên chính thức của “sân chơi” thương mại quốc tế này.

5 năm qua, Việt Nam đã sửa và xây dựng 86 luật, tạo điều kiện để phát triển kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, phù hợp với nguyên tắc của WTO. Việt Nam đã thu hút mạnh mẽ đầu tư nước ngoài, nhờ môi trường ổn định, minh bạch. Xuất khẩu của Việt Nam tăng liên tục, sau 5 năm kim ngạch xuất khẩu tăng 97,7%, năm 2011 đã đạt 96,3 tỷ USD. Dịch vụ phân phối, bán lẻ phát triển mạnh, sự ra đời của các siêu thị, trung tâm thương mại và hàng trăm cửa hàng tiện lợi đã làm thay đổi diện mạo của thương mại bán lẻ, thay đổi thói quen mua sắm của người tiêu dùng theo hướng văn minh, hiện đại và đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế-xã hội.

Tại Hội thảo, các khách mời: ông Trương Đình Tuyển, Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại; ông Lương Văn Tự, Nguyên Thứ trưởng Bộ Thương mại và hiện là Chủ tịch Hiệp hội cà phê – ca cao Việt Nam (Vicofa), Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, Chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành... cùng các nhà quản lý, các chuyên gia đến từ các tổ chức quốc tế tại Việt Nam đã đánh giá về những thành tựu và cả những bất cập cần khắc phục của Việt Nam sau 5 năm là thành viên của WTO đồng thời cũng thẳng thắn chỉ ra, Việt Nam vẫn chưa thực sự tận dụng được cơ hội khi là thành viên của tổ chức này nhất là trong bối cảnh đang và sẽ tiếp tục hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu hiện nay.

Tại Hội thảo, theo các đại biểu, Việt Nam sẽ còn phải đối mặt với nhiều thách thức trong chặng đường sắp tới khi hội nhập đầy đủ và sâu rộng hơn. Từ đó, các đại biểu kiến nghị: Việt Nam cần đẩy mạnh và tăng cường triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn nhằm tận dụng tốt các cơ hội từ WTO để phát triển kinh doanh; biến thách thức thành thời cơ, hội nhập thành công vào kinh tế khu vực và thế giới. Đặc biệt, trong năm 2012 này, khi Việt Nam tiến hành đổi mới cấu trúc nền kinh tế đi đôi với đổi mới mô hình tăng trưởng, thì hơn lúc nào hết càng cần phải ổn định kinh tế vĩ mô, xử lý các vấn đề lạm phát, thâm hụt thương mại, củng cố khả năng quản lý, sự năng động của hệ thống tài chính-tiền tệ; đầu tư, đổi mới công nghệ và năng lực quản trị kinh doanh đồng thời tiếp tục xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách, đi đôi với việc cải cách hành chính; đầu tư mạnh mẽ cho giáo dục đào tạo; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tạo sự đồng thuận, chủ động thực hiện các chính sách theo lộ trình hội nhập.

 

                                                                 Theo Báo ĐCSVN

Các tin khác


Khách sạn đầu tiên của tỉnh Hoà Bình được công nhận tiêu chuẩn 4 sao

Cục Du lịch quốc gia Việt Nam - Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) vừa ban hành Quyết định số 307/QĐ-CDLQGVN về việc công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch đối với khách sạn Sakura (tổ 5, phường Tân Thịnh, TP Hoà Bình). Theo đó, trên cơ sở căn cứ tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4391:2015, Cục Du lịch quốc gia Việt Nam công nhận khách sạn Sakura đạt tiêu chuẩn 4 sao trong 5 năm, kể từ tháng 4/2024.

Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục