Hôm qua (5.3), các báo đưa tin Thủ tướng Chính phủ chỉ thị tạm dừng việc thành lập mới các khu kinh tế (KKT), khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX), tạm dừng việc bổ sung quy hoạch, thành lập mới các KKT, KCN trên cả nước cho đến khi có chỉ đạo mới của Thủ tướng Chính phủ.

 

Rõ ràng là, cái gì đến rồi cũng phải đến. Thời gian qua, báo chí đã có nhiều bài viết về hội chứng chạy dự án, gây nên hậu quả là hàng loạt KKT, KCN, KCX được đầu tư xây dựng từ vốn ngân sách ra đời ở hầu khắp các địa phương theo kiểu “mỗi tỉnh một nhà máy đường, một trường đại học”. Cuộc tổng rà soát... sơ bộ của Bộ KHĐT trong năm 2011 cho thấy thực trạng của mô hình khu kinh tế cửa khẩu (KKTCK) là rất không sáng sủa, lãng phí nguồn lực lớn... Báo chí cũng phản ánh tình trạng các KCN được hình thành từ thu hồi giải tỏa đất nông nghiệp, thổ cư của người dân với số tiền của ngân sách rất lớn đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở, nhưng kết quả thu hút đầu tư, phát triển sản xuất công nghiệp yếu kém, không tương xứng. Một số nơi, hạ tầng KKT, KCN còn bị sử dụng vào những mục đích khác đưa lại lợi nhuận bất chính cho doanh nghiệp tư nhân hoặc những cá nhân có trách nhiệm quản lý, chủ đầu tư.

Vì sao một số KKTCK thuộc loại giàu tiềm năng, lợi thế nhưng vẫn ỳ ạch, không phát triển tương xứng, đủ sức dẫn dắt, hội nhập kinh tế khu vực, thế giới? Vì cùng lúc đã mở ra quá nhiều khu, nên không đủ “sữa” để nuôi nấng. Nguồn lực tài chính hạn hẹp, lại bị san sẻ ra nhiều nơi, kết cục là khu nào cũng có một chút, nhưng không có khu nào đủ hình hài, đủ mạnh để tạo ra sức hút cho đầu tư sản xuất, thương mại, du lịch. Cùng với việc phân tán nguồn lực, dĩ nhiên là sự phân tán cả về chính sách ưu đãi. Chỉ một ví dụ về chính sách mua hàng miễn thuế ở các KKTCK: Để thu hút khách du lịch đến các vùng biên giới, người ta chỉ cho mua 500.000 đồng hàng hóa/người và đó là lý do chủ yếu đẩy hàng loạt doanh nghiệp đầu tư siêu thị, trung tâm thương mại ở các KKTCK vào tình cảnh phá sản. Cũng là KKTCK, nhưng chỉ khu Lao Bảo là không được thực hiện chính sách khách du lịch được mua hàng miễn thuế 300USD khi nhập cảnh Việt Nam, trong khi các khu khác lại được. Từ góc độ phân tán nguồn lực và chính sách, chỉ thị tạm dừng lập mới các KKT, KCN của Thủ tướng Chính phủ có ý nghĩa lớn đối với nền kinh tế. Nó mở ra cơ hội tập trung nguồn lực cả về tài chính và chính sách cho những KKT, KCN thực sự có tiềm năng, lợi thế.

 

                                                       Theo LaoDong

 

Các tin khác


Khách sạn đầu tiên của tỉnh Hoà Bình được công nhận tiêu chuẩn 4 sao

Cục Du lịch quốc gia Việt Nam - Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) vừa ban hành Quyết định số 307/QĐ-CDLQGVN về việc công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch đối với khách sạn Sakura (tổ 5, phường Tân Thịnh, TP Hoà Bình). Theo đó, trên cơ sở căn cứ tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4391:2015, Cục Du lịch quốc gia Việt Nam công nhận khách sạn Sakura đạt tiêu chuẩn 4 sao trong 5 năm, kể từ tháng 4/2024.

Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục