Trong bối cảnh kinh tế thế giới vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi, tiềm ẩn nhiều yếu tố khó lường, nhưng một số lĩnh vực về kinh tế trong tháng 2 có bước tăng trưởng, là nền tảng quan trọng tạo tiền đề để nền kinh tế nước ta khắc phục khó khăn, tạo đà phát triển cho những tháng tiếp theo.
Điểm nổi bật trong sản xuất nông nghiệp, đó là hoạt động nuôi trồng thuỷ hải sản tiếp tục có mức tăng trưởng khá. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, sản lượng thủy sản tháng 2 ước tính đạt 375,1 nghìn tấn, tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước. Điểm đáng chú ý trong lĩnh vực thuỷ sản, sản lượng thuỷ sản khai thác tăng nhanh hơn sản lượng thuỷ sản nuôi trồng. Cụ thể, sản lượng thủy sản khai thác tháng 2 ước đạt 226,7 nghìn tấn, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng thủy sản nuôi trồng ước đạt 148,4 nghìn tấn, tăng 3,8% so với cùng kỳ năm trước. Chăn nuôi lợn cũng phát triển tương đối ổn định với mức tăng 4% do dịch bệnh tai xanh trên lợn đã được khống chế. Mô hình chăn nuôi lợn siêu nạc đang được triển khai tại một số địa phương. Giá thức ăn chăn nuôi có xu hướng giảm đã khuyến khích người nuôi yên tâm mở rộng quy mô đàn và ổn định sản xuất. Theo báo cáo sơ bộ, đàn gia cầm tuy bị ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm nhưng vẫn tăng nhẹ; đàn lợn tăng 3-4%.
Lâm nghiệp cũng có bước tăng trưởng khá. Hoạt động lâm nghiệp trong tháng tập trung chủ yếu vào việc gieo, ươm, chăm sóc cây giống và thực hiện các công việc chuẩn bị cho trồng rừng vụ Xuân 2012. Trong 2 tháng đầu năm, diện tích rừng trồng tập trung cả nước ước tính đạt 1150 ha, tăng 15% so với cùng kỳ năm trước. Một số địa phương có số cây lâm nghiệp trồng phân tán đạt khá là: Quảng Bình 1490 nghìn cây, Thanh Hóa 1328 nghìn cây, Thừa Thiên - Huế 1132 nghìn cây.
Về sản xuất công nghiệp, tuy sản xuất của ngành công nghiệp chế biến đang gặp nhiều khó khăn, nhưng chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 2/2012 tăng 10% so với tháng trước và tăng 22,1% so với cùng kỳ năm 2011. Tính chung 2 tháng đầu năm nay, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 3,9% so với cùng kỳ năm 2011. Một số ngành công nghiệp có chỉ số sản xuất 2 tháng đầu năm tăng cao so với cùng kỳ năm trước là: Đóng và sửa chữa tàu tăng 203,5%; sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu tăng 18,3;…
Tuy nền kinh tế thế giới vẫn bất ổn và chưa có dấu hiệu phục hồi, nhưng hoạt động xuất khẩu của nước ta vẫn tăng mạnh. Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 2 ước tính đạt 8,2 tỷ USD, tăng 15,6% so với tháng trước và tăng tới 66,3% so với cùng kỳ năm 2011. Tính chung 2 tháng đầu năm nay, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 15,3 tỷ USD, tăng 24,8% so với cùng kỳ năm 2011. Một số mặt hàng chủ lực có kim ngạch xuất khẩu tăng khá so với cùng kỳ năm trước là: Hàng dệt may đạt 2,2 tỷ USD, tăng 25,4%; giày dép đạt 1 tỷ USD, tăng 21%; hàng điện tử, máy tính và linh kiện đạt 856 triệu USD, tăng 62%; thủy sản đạt 783 triệu USD, tăng 15,6%;
Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng Hai ước tính đạt 9 tỷ USD, tăng 30% so với tháng trước và tăng 47% so với cùng kỳ năm 2011. Tính chung hai tháng đầu năm, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu đạt 15,9 tỷ USD, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước. Nhập siêu 2 tháng đầu năm 2012 ước tính 628 triệu USD, bằng 4,1% tổng kim ngạch hàng hoá xuất khẩu.
Nhìn chung, tình hình kinh tế 2 tháng đầu năm đã lấy lại được đà tăng trưởng, nhưng nhiệm vụ của cả năm 2012 vẫn còn nặng nề. Điều này đòi hỏi các bộ, ngành, địa phương cần nỗ lực hơn nữa, theo ý kiến chỉ đạo tại các cuộc họp thường kỳ của Chính phủ, đó là:
Thực hiện nghiêm túc, quyết liệt và có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đã đề ra trong các nghị quyết của Quốc hội, các nghị quyết của Chính phủ, đặc biệt là Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2012 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2012, Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2012; tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo thêm việc làm, thúc đẩy tăng trưởng.
Nhanh chóng triển khai các giải pháp khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức tín dụng ưu tiên vốn tín dụng cho các lĩnh vực: nông nghiệp, nông thôn, sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp chế biến, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, sử dụng nhiều lao động; có phương án giải quyết vấn đề thanh khoản của hệ thống ngân hàng ngay trong Quý I năm 2012.
Đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhất là từ các tập đoàn đa quốc gia; bảo đảm vốn đầu tư những công trình thiết yếu phục vụ dân sinh và sản xuất; có giải pháp huy động vốn đối ứng cho các dự án ODA; đẩy mạnh huy động các nguồn vốn trong nước với nhiều hình thức đầu tư, đồng thời tiếp tục hoàn chỉnh các cơ chế, chính sách liên quan; rà soát, phân loại các doanh nghiệp khó khăn để đề xuất chính sách phù hợp hỗ trợ các doanh nghiệp sớm ổn định và phát triển sản xuất, kinh doanh; triển khai kế hoạch phân bổ vốn chương trình mục tiêu quốc gia, vốn trái phiếu chính phủ năm 2012.
Tiếp tục triển khai các giải pháp phát triển mạnh thị trường trong nước, tăng sức mua của người dân, đưa hàng hóa, dịch vụ về nông thôn, phát triển các hình thức tín dụng tiêu dùng, đổi mới các kênh mua, bán, phân phối hàng hóa dịch vụ; chống đầu cơ, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng; tiếp tục kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng không thiết yếu.
Tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản; tiếp tục khuyến khích, hỗ trợ phát triển nhanh đàn gia súc, gia cầm đáp ứng nhu cầu thị trường, không để thiếu hàng, đẩy giá thực phẩm lên cao; tiếp tục hỗ trợ ngư dân phát triển đánh bắt hải sản xa bờ, tổ chức lại sản xuất; chủ động phương án phòng, tránh thiên tai, phòng chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm hiệu quả; kịp thời giúp đỡ người dân ổn định sản xuất và đời sống sau thiên tai, dịch bệnh. Xây dựng và phát triển các cụm liên hoàn kết nối sản xuất, chế biến, phân phối và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;…
Theo Báo ĐCSVN
(HBĐT) - Những ngày này, thời tiết nắng ấm thuận lợi hơn cho cây lúa, cây màu vụ xuân sinh trưởng, phát triển. Bà con nông dân các xã, phường từ Yên Mông, Tân Hòa, Thịnh Lang, Sủ Ngòi, Chăm Mát, Dân Chủ, Thống Nhất đến Trung Minh (thành phố Hòa Bình) hối hả với công việc ruộng đồng, tập trung chăm sóc, bảo vệ cây trồng vụ xuân.
Khi mặt hàng xăng vẫn đang lỗ 1.000 đồng/lít và các mặt hàng dầu đang lỗ 800 - 900 đồng/lít, giá thế giới không bớt căng thăng, các doanh nghiệp xăng dầu cho rằng, "cần phải tăng" tương đương mức lỗ để ổn định thị trường.
Lạm phát cao và chính sách thắt chặt tiền tệ của ngân hàng Nhà nước (NHNN) làm lãi suất liên tục duy trì ở mức cao trong hai năm qua đã gây ra rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Một số ngân hàng (NH) có hạn mức tín dụng khiêm tốn muốn một cơ chế mềm hơn, tạo điều kiện để các thành viên “chia sẻ” với nhau.
Đó là chủ đề của cuộc Hội thảo được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức dưới sự hỗ trợ của Dự án MUTRAP III, diễn ra ngày 29/2, tại Hà Nội.
(HBĐT) - Ngày 29/2, Sở Công thương đã tổ chức hội nghị giao ban đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ 2 tháng đầu năm, ước thực hiện cho đến hết quý I và tìm giải pháp đẩy mạnh công tác quý II.