Các đại biểu tham gia đóng góp vào kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của đường HCM.
(HBĐT) - Ngày 4/4, tại Hòa Bình, tổ công tác Tổng Cục đường bộ Việt Nam - Bộ GTVT do bà Phan Thị Thu Hiền, Phó Vụ trưởng Vụ Vận tải Pháp chế - Tổng cục ĐBVN làm tổ trưởng đã có buổi làm việc với các sở GT-VT của các tỉnh: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hòa Bình về triển khai phương án phân luồng, tuyên truyền hoạt động vận tải trên tuyến đường Hồ Chí Minh (HCM).
Tham dự buổi làm việc còn có đại diện nhiều doanh nghiệp, HTX kinh doanh vận tải trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Theo báo cáo tổng quan của tổ công tác, đường HCM có tổng chiều dài 3.183 km, trong đó, tuyến chính dài khoảng 2.499 km, tuyến phía tây dài khoảng 684 km. Đường HCM có điểm đầu tại Pác Bó (Cao Bằng), điểm cuối tại Đất Mũi (Cà Mau), đi qua 28 tỉnh, thành phố. Phân kỳ đầu tư thực hiện đường HCM được chia thành 3 giai đoạn: giai đoạn 1 (từ năm 2000 – 2007) đã được đầu tư hoàn chỉnh với quy mô 2 làn đường từ Hòa Lạc (Hà Nội) đến Tân Cảnh (Kom Tum) và đưa vào khai thác sử dụng toàn bộ vào năm 2008; giai đoạn 2 ( từ năm 2007 – 2015) đầu tư nối thông toàn tuyến Pác Bó (Cao Bằng) đến Đất Mũi (Cà Mau) với quy mô 2 làn xe, trong đó, một số cầu lớn dự kiến hoàn thành trong giai đoạn đến năm 2020; giai đoạn 3 tập trung đầu tư hoàn chỉnh toàn tuyến và từng bước xây dựng các đoạn tuyến theo tiêu chuẩn đường cao tốc phù hợp với quy hoạch được duyệt. Để phát huy hiệu quả đường HCM, Thủ tưởng Chính phủ đã giao cho các bộ, ngành liên quan triển khai một số quy hoạch xây dựng, quy hoạch phát triển kinh tế vùng, hệ thống cửa hàng xăng dầu, hệ thống đường ngang nối với đường HCM, quy hoạch các trạm dừng nghỉ…đến nay, các quy hoạch này đã và đang được triển khai.
Đánh giá hiệu quả bước đầu sử dụng đường HCM, tổ công tác cho rằng, sau khi hoàn thành giai đoạn 1, khoảng 1.350 km, hiệu quả khai thác của đường HCM từng bước được nâng lên, bước đầu đã hỗ trợ một phần cho QL1, đặc biệt là đoạn Hà Nội – Thanh Hóa – Nghệ An và đoạn Hòa Cầm – Thạch Mỹ - Ngọc Hồi – Tân Cảnh đi lên khu vực Tây Nguyên. Thống kê, trên toàn tuyến, hệ thống mạng lưới viễn thông di động đã cơ bản đáp ứng gần 100% nhu cầu thông tin liên lạc; đoạn từ Hà Nội đến Nghệ An đã có 34 cơ sở dịch vụ sửa chữa dạng trung tu thiết bị máy móc; khoảng 34 trạm cung cấp xăng dầu, 15 điểm kinh doanh đủ tiêu chuẩn đáp ứng nhu cầu dừng nghỉ của chủ phương tiện và hành khách… Việc hoàn thành và đưa vào sử dụng đường HCM đã mang lại hiệu quả rõ rệt đối với hàng chục triệu đồng bào các dân tộc, đặc biệt đồng bào các dân tộc ít người vùng sâu, xa, vùng căn cứ cách mạng trước đây; tạo điều kiện phát triển kinh tế phía Tây đất nước; rút ngắn khoảng cách giữa miền ngược và miền xuôi, miền núi với đồng bằng, góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo…
Để đạt được hiệu quả hơn nữa, Ban QLDA đường HCM đã đề nghị Tổng cục ĐBVN, các khu Quản lý đường bộ, các Sở GTVT nghiên cứu phương án phân luồng một cách hợp lý. Tăng cường công tác tuyên truyền sâu rộng và liên tục để người tham gia giao thông biết, tự giác, ủng hộ việc phân luồng đi đường HCM. Xây dựng nhiều hơn nữa các điểm giao thông tĩnh, trạm nghỉ dọc đường tạo cơ sở hạ tầng tốt phục vụ cho người và phương tiện tham gia giao thông trên tuyến đường HCM; khẩn trương nâng cấp một số tuyến đường ngang có nhu cầu cấp thiết nối với tuyến đường HCM với các quốc lộ được thuận tiện, đặc biệt là nối với QL1.
Hồng Trung
(HBĐT) - Nằm lọt thỏm giữa thung lũng của đại ngàn, từ trụ sở UBND xã Thượng Tiến đi 6 km sẽ đến xóm Khú, một xóm vùng sâu, xa của huyện Kim Bôi. Mặc dù chưa có điện, đường sá đi lại khó khăn, dốc cao, mùa nắng bụi mù, mùa mưa lầy lội nhưng những hộ dân nơi đây vẫn ngày ngày bám đất, bám làng kiếm kế sinh nhai.
Tại cuộc họp giao ban trực tuyến thường kỳ tháng 3 giữa hai đầu cầu Hà Nội và TPHCM, Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Nam Hải cho biết: Giá xuất khẩu (XK) hàng hóa năm 2012 đang có xu hướng giảm sau khi đã tăng mạnh trong năm 2011. Điều này tác động không nhỏ tới hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp (DN). Đặc biệt là đối với lĩnh vực phải nhập khẩu nguyên phụ liệu để sản xuất hàng XK, DN đang gặp nhiều khó khăn do đã nhập nguyên phụ liệu với giá cao năm 2011, không bán được sản phẩm với giá có lãi, dẫn đến tồn kho, ứ đọng vốn cho sản xuất.
Chiều 3-4, Bộ trưởng Giao thông vận tải (GTVT) Đinh La Thăng đã chủ trì họp báo thường kỳ tháng 3.
(HBĐT) - Quý I /2012, tiến độ thực hiện dự toán thu ngân sách Nhà nước dù tăng trưởng so với cùng kỳ nhưng vẫn đạt thấp. Hiện, ngành Thuế đang tập trung chỉ đạo các đơn vị trực thuộc triển khai quyết liệt các biện pháp quản lý thuế, khai thác nguồn thu, chống thất thu, thu hồi nợ thuế, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ dự toán thu 6 tháng đầu và cả năm 2012.
(HBĐT) - Đến hết tháng 3/2012, Ngân hàng CSXH huyện Kim Bôi có 28 điểm giao dịch với 350 tổ TK &VV, bình quân mỗi xã có 12 tổ đang hoạt động với khoảng 43 người /tổ, quản lý bình quân 480 triệu đồng /tổ.
Do lãi suất huy động VND tối đa được điều chỉnh giảm từ 14%/năm xuống 13%/năm từ ngày 13-3 theo quyết định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), lãi suất huy động đã "dễ thở" hơn. Song người dân và DN lại không dễ tiếp cận với nguồn vốn này, bởi cho đến thời điểm hiện tại, lãi suất cho vay vẫn còn rất cao. Vì sao có tình trạng trên và bao giờ lãi suất cho vay mới được điều chỉnh?