Cán bộ thú y huyện Mai Châu tiêm phòng vắc xin LMLM trên đàn gia súc xã Phúc Sạn.
(HBĐT) - Xã Phúc Sạn, Mai Châu có tổng đàn gia súc khoảng 700 con, riêng xóm Nọt có 120 con. Ngày 8/3, Trạm Thú y Mai Châu đồng loạt triển khai tiêm phòng vắc xin LMLM cho đàn gia súc trên địa bàn toàn huyện.
Theo anh Bùi Văn Hoan, thú y viên xã Phúc Sạn, ngày 9/3, 2 con bò của gia đình ông Lò Văn Chiên ở xóm Nọt có các triệu chứng lâm sàng điển hình của bệnh LMLM như: sốt bỏ ăn, miệng sùi bọt trắng như bọt xà phòng, kẽ móng chân có mụn nước, sau đó lan ra đàn bò 3 con nữa. Khi nhận được thông tin từ cơ sở, cơ quan chuyên môn đã nhanh chóng tới kiểm tra thực tế, đưa ra phác đồ điều trị, thực hiện khoanh vùng triển khai dập dịch, tổng vệ sinh chuồng trại, tiến hành phun khử trùng tiêu độc và tiêm vắc xin LMLM. Trong vòng 1 tuần đã cơ bản khống chế được dịch không để lây lan. Theo ông Phạm Văn Khoa, Trạm trưởng Trạm Thú y huyện Mai Châu, thói quen thả rông trâu, bò của người dân đã gây khó khăn trong công tác phòng chống dịch, là một nguy cơ tiềm ẩn cho lây lan dịch bệnh trên diện rộng. Vì vậy, cơ quan chuyên môn sẽ phối hợp chặt chẽ với UBND các xã nhằm ngăn chặn tình trạng thả rông gia súc khi dịch bệnh xảy ra. Đối với hộ ông Lò Văn Chiên vì chủ yếu là chăn thả và nuôi ở gầm sàn, không có chuồng trại nên qua việc để xảy ra dịch bệnh, cán bộ thú y và chính quyền địa phương tích cực tuyên truyền vận động để hộ ông Chiên thực hiện di dời chuồng trại ra khỏi gầm sàn đảm bảo vệ sinh môi trường. Theo ông Khoa, mặc dù dịch đã cơ bản được khống chế nhưng hiện nay lực lượng thú y trên địa bàn vẫn đang tập trung tiêm vắc xin phòng bệnh LMLM cho đàn gia súc tại các ổ dịch cũ và vùng có nguy cơ cao bùng phát dịch, đến hết tháng 3 đã tiêm được 4 nghìn liều. Đồng thời, cấp cho chính quyền các xã, thị trấn trên 400 lít hóa chất các loại để triển khai phun tiêu độc, khử trùng trên phạm vi rộng. Do công tác phát hiện và có các biện pháp khống chế kịp thời, đến ngày 30/3 dịch LMLM trên địa bàn xóm Nọt, xã Phúc Sạn đã cơ bản được khống chế. Để phòng chống dịch bệnh bùng phát, UBND huyện Mai Châu chỉ đạo các xã, thị trấn cần có các biện pháp cụ thể phòng chống dịch bệnh như tập trung tiêm phòng vắc xin bao vây ổ dịch và vùng vành đai ổ dịch, cấm giết mổ gia súc bị nhiễm bệnh trong vùng xảy ra dịch, có biện pháp cách ly gia súc bị nhiễm bệnh, điều trị theo hướng dẫn của ngành thú y, tất cả gia súc khỏi triệu chứng lâm sàng phải được đánh dấu hoặc đeo thẻ để quản lý theo qui định.
Đinh Thắng
(HBĐT) - Quý I /2012, tiến độ thực hiện dự toán thu ngân sách Nhà nước dù tăng trưởng so với cùng kỳ nhưng vẫn đạt thấp. Hiện, ngành Thuế đang tập trung chỉ đạo các đơn vị trực thuộc triển khai quyết liệt các biện pháp quản lý thuế, khai thác nguồn thu, chống thất thu, thu hồi nợ thuế, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ dự toán thu 6 tháng đầu và cả năm 2012.
(HBĐT) - Đến hết tháng 3/2012, Ngân hàng CSXH huyện Kim Bôi có 28 điểm giao dịch với 350 tổ TK &VV, bình quân mỗi xã có 12 tổ đang hoạt động với khoảng 43 người /tổ, quản lý bình quân 480 triệu đồng /tổ.
Do lãi suất huy động VND tối đa được điều chỉnh giảm từ 14%/năm xuống 13%/năm từ ngày 13-3 theo quyết định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), lãi suất huy động đã "dễ thở" hơn. Song người dân và DN lại không dễ tiếp cận với nguồn vốn này, bởi cho đến thời điểm hiện tại, lãi suất cho vay vẫn còn rất cao. Vì sao có tình trạng trên và bao giờ lãi suất cho vay mới được điều chỉnh?
(HBĐT) - Sau khi đã cấy trồng xong vụ chiêm - xuân, bà Nguyễn Thị Bìa (xóm Dụ 5, xã Mông Hóa - Kỳ Sơn) và con gái lại tranh thủ lúc nông nhàn đến xưởng sản xuất chổi chít làm thêm. Hai mẹ con bà chăm chỉ, cần mẫn mỗi ngày làm được ít nhất mỗi người 100 chiếc chổi. Như vậy, mỗi ngày trung bình 2 mẹ con bà có thêm thu nhập 200.000 đồng. Ngày làm cao có thể lên đến 250.000 đồng.
(HBĐT) - Về xã Nật Sơn (Kim Bôi) hỏi thăm những hộ gia đình có thu nhập cao từ chăn nuôi, ai cũng giới thiệu gia đình chị Bùi Thị Lý ở xóm Rộc. Từ hai bàn tay trắng, nhờ được hỗ trợ vay vốn, chị đã vươn lên làm giàu với mức thu nhập trên 300 triệu đồng/ năm.