Khó khăn về kinh tế, nhiều công trình có vốn đến đâu doanh nghiệp thi công khối lượng đến đó. Trong ảnh: Thi công cầm chừng đường xã Hạ Bì (Kim Bôi).

Khó khăn về kinh tế, nhiều công trình có vốn đến đâu doanh nghiệp thi công khối lượng đến đó. Trong ảnh: Thi công cầm chừng đường xã Hạ Bì (Kim Bôi).

(HBĐT) - Trần lãi suất huy động vừa được Ngân hàng Nhà nước giảm xuống thêm 1%, còn ở mức 12%/năm. Mặc dù vậy, với lãi suất vay từ các ngân hàng thương mại hiện vẫn ở mức từ 19 - 19,5%/năm, cùng với thắt chặt đầu tư công thực sự khiến nhiều doanh nghiệp, nhất là lĩnh vực xây lắp tỉnh ta đang phải đối mặt với khá nhiều khó khăn...

 

Thời gian gần đây, một loạt các công trình giao thông, cầu, cống cho đến các dự án đầu tư bất động sản trên địa bàn tỉnh bị đình trệ do buộc phải cắt giảm nguồn vốn đầu tư. Kéo theo đó, khá nhiều DN, nhất là Công ty trong lĩnh vực xây lắp   trên địa bàn tỉnh trở nên điêu đứng. Thêm vào đó, lãi suất ngân hàng thương mại vẫn duy trì ở mức cao khiến cho nhiều DN xây lắp lao đao.

 

 Anh T. - Giám đốc một Công ty TNHH có tiếng trong ngành xây lắp (không muốn được nêu tên) tại xã Sủ Ngòi (TPHB) trăn trở: Quá trình 10 năm từ khi thành lập, chưa bao giờ công ty rơi vào cảnh khó khăn như hiện tại. Thời điểm đầu năm 2010, việc làm nhiều, cùng chung chiến lược với các DN xây lắp khác trên địa bàn, anh T. đã mạnh dạn vay ngân hàng nhiều tỷ đồng cùng với lợi nhuận 10 năm tích cóp tái đầu tư vào trang thiết bị, máy móc xây dựng.

 

Được biết, hiện giờ, 5-6 mảnh đất của anh T. và người trong gia đình đều gửi trong ngân hàng với lãi suất vay 19%/năm. Thời gian qua, việc làm dần ít đi, lãi suất ngân hàng vay ở mức cao đã khiến công ty anh T. lâm vào hoàn cảnh khó khăn. Khó đến nỗi nhiều anh em, họ hàng anh T. mặc dù vẫn làm việc trong công ty nhưng tình nguyện không nhận lương tháng nhằm chia sẻ với DN.

 

Nhiều DN khác cũng trong  tình cảnh tương tự như anh T..  Các công trình xây lắp đình trệ, từ máy xúc, máy lu cho đến xe tải, trang thiết bị máy móc đành phải “đắp chiếu” chờ thời. ít việc làm, có DN buộc phải cho công nhân tạm nghỉ việc. Nhiều công nhân tìm cách kiếm sống bằng nhiều cách từ xe ôm cho đến... bán trà đá vỉa hè, đợi khi có việc, công ty gọi đi làm tiếp.

 

Ngay cả DN sản xuất vật liệu xây dựng vốn được cho thế mạnh của tỉnh cũng chịu chung tình cảnh khó khăn. Công ty CP Minh Hoàng là một ví dụ. Bình quân mỗi năm, Công ty sản xuất và bán ra thị trường trên 100.000 m3 đá các loại, đảm bảo việc làm ổn định cho 60 lao động với mức thu nhập bình quân 2,5 triệu đồng/ người/tháng. Tuy vậy, đến thời điểm này, theo ông Phạm Ngọc Tuấn, Phó Giám đốc Công ty CP Minh Hoàng, do khó khăn về tài chính nên khách hàng vẫn còn   nợ của công ty lên đến mấy tỷ đồng. Trong khi đó, các công  trình xây dựng đình trệ nên công ty vừa không bán được sản phẩm, vừa phải trả lãi ngân hàng với lãi suất cao.

 

Theo thống kê của Sở KH-ĐT, tính trong năm 2011, toàn tỉnh có khoảng 43 DN giải thể. Cho đến thời điểm hiện tại có khoảng 48 DN tạm dừng hoạt động cùng với 240 DN bỏ địa chỉ kinh doanh. Tuy nhiên, đó là thống kê của cơ quan chức năng, theo khối DN, con số các DN dừng hoạt động có thể lên đến gấp đôi, tức khoảng từ 400-500 DN. Nguyên nhân chủ yếu được cho rằng, hầu hết các DN của tỉnh đều thuộc lĩnh vực xây lắp, chiếm từ 60 - 70% trên tổng số trên 2.000 DN toàn tỉnh. Thiếu việc làm, trong khi đó, gần như 100% các DN hoạt động trên lĩnh vực xây lắp đều phải sử dụng nguồn vốn từ các ngân hàng thương mại với lãi suất vay từ 19-19,5% đầu tư trang thiết bị hoạt động. Nhiều DN thừa nhận, với mức lãi suất như vậy, trong lúc có việc làm ổn định cố gắng cũng còn được. Nhưng trong tình trạng hiện nay, công trình không có để thi công, cứ mỗi ngày có DN đã mất cả chục triệu đồng lãi ngân hàng. Không những vậy, hàng tháng, lương công nhân của các DN đều phải trả đầy đủ.

 

Trong bối cảnh các DN xây lắp tìm kiếm việc làm đã khó nhưng mong chờ ngân hàng hạ lãi suất cho vay từ 12-14%/năm như những năm trước dường như là cứu cánh duy nhất để giúp nhiều DN tránh phá sản.

 

 

                                                                               Hồng Trung

 

Các tin khác

Ngân hàng chỉ giãn, hoãn nợ cho các doanh nghiệp có khả năng trả nợ - Ảnh: Ngọc Thắng
Không có hình ảnh
Dây chuyền chế biến hạt điều xuất khẩu. (Ảnh: Danh Lam/TTXVN).
Được uỷ quyền của Chủ tịch nước, đồng chí Nguyễn Ngọc Đông, Thứ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải trao Huân chương Độc lập cho tập thế Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng công trình 222.

Băn khoăn chuyện làm gì, đi đâu trong kỳ nghỉ lễ

(HBĐT) - Cùng là giới công chức nhưng có người quanh năm đầu tắt, mặt tối bù đầu với công việc lại cũng có người luôn mang trong mình cảm giác uể oải vì công việc nhàm chán, đơn điệu.

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 4 giảm 0,18%

(HBĐT) - Theo Cục thống kê tỉnh, chỉ số giá tiêu dùng tháng 4 giảm 0,18% so với tháng 3, tăng 2,11% so với tháng 12/2011.

Triển vọng từ giống lúa tẻ Thái

(HBĐT) - Trong những năm qua, chương trình sản xuất giống nông hộ trên địa bàn toàn tỉnh đã gặt hái được nhiều thành công đáng kể. Các tổ hội đã tự tìm nhiều giống lúa phù hợp với nông dân ở địa phương, tiêu biểu như giống lúa tẻ Thái ở xã Phong Phú, huyện Tân Lạc.

Đầu tư 2 tỉ đồng nâng cấp đường liên xóm Ngái - Bạ

(HBĐT) - Uỷ ban nhân dân tỉnh vừa có Quyết định số 338 phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng nâng cấp đường xóm Ngái đi xóm Bạ, xã Yên Lập (Cao Phong) bằng nguồn vốn viện trợ của EU cho Chương trình 135 giai đoạn II với tổng vốn đầu tư 2 tỉ đồng.

Sẽ nới thêm dòng tín dụng

Hàng loạt quyết định điều chỉnh giảm lãi suất điều hành và loại bỏ hàng loạt các đối tượng ra khỏi danh sách hạn chế cho vay là các chỉ dấu rõ nét nhất cho động thái nới lỏng tín dụng từ phía NHNN. Thị trường có thể có thêm chỉ dấu mới nếu bản dự thảo thay thế thông tư 13 tới đây được thông qua.

Hệ thống bán lẻ ngấm đòn suy thoái: DN bán hàng giải thể nhiều nhất

Thị trường phân phối bán lẻ đang bước vào giai đoạn sàng lọc, đào thải khắc nghiệt. Ngoài những doanh nghiệp đã bỏ cuộc, dự báo sẽ còn nhiều thương hiệu khác sẽ mất đi

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục