Đường Thịnh Lang (TPHB) được đầu tư đồng bộ đã phát huy hiệu quả.
(HBĐT) - Mạng lưới giao thông đường bộ của tỉnh có khoảng 5.100 km, trong đó có 5 tuyến QL bao gồm: QL 21, QL 6, QL 15, QL 12 B và đường Hồ Chí Minh với chiều dài 308 km, đường tỉnh 386 km, đường huyện 740 km, đường GTNT 3.351 km, đường chuyên dùng 112 km, gần 150 km đường thủy nội địa trên các tuyến sông Đà và sông Bôi...
Xác định GT-VT là ngành kinh tế - kỹ thuật có vai trò quan trọng thúc đẩy phát triển KT-XH, tỉnh đã thực hiện nhiều giải pháp, khai thác và dành những nguồn lực đầu tư thích đáng. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2010 - 2015 đã đề ra mục tiêu: Huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài tỉnh cho đầu tư phát triển, tạo bước đột phá xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, thiết lập cơ chế ưu đãi thích hợp, quy trình thủ tục thông thoáng, đất đai thuận lợi nhằm thu hút mạnh các nguồn lực bên ngoài. Lập kế hoạch sử dụng đất dọc theo các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, nhất là các tuyến đường mới mở, đất đai vùng ven đô thị. Tạo thuận lợi về quỹ đất đai để các thành phần kinh tế, các nhà đầu tư tin tưởng bỏ vốn đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị.
Thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng, hàng năm, tỉnh bố trí cho đầu tư phát triển giao thông bằng từ 8-10% tổng chi ngân sách địa phương, bằng 22-28% tổng chi cho đầu tư phát triển. Năm 2010, đầu tư cho giao thông - vận tải trên địa bàn là 391 tỷ đồng, bằng 26%, năm 2011 là 323 tỷ đồng, bằng 23% tổng mức chi cho đầu tư phát triển. Hệ thống giao thông của tỉnh đã được cải thiện đáng kể góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH. Năm 2005, xã Tân Dân có đường ô tô đến trung tâm, tỉnh hoàn thành mục tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII, phấn đấu có 100% số xã có đường ô tô đến trung tâm. Nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV (2005-2010), tỉnh tạo được bước tiến mạnh trong phát triển hạ tầng giao thông. Năm 2008, tỉnh hoàn thành lập và phê duyệt quy hoạch phát triển GT-VT đến năm 2020; 100% xã có đường ô tô đến trung tâm, trong đó có 60% số xã đi được cả 2 mùa. Năm 2008, tỉnh giải quyết được những khó khăn trong GPMB, thông tuyến đường Hồ Chí Minh với chiều dài gần 70 km. Cũng thời gian này, tỉnh đã huy động nhiều nguồn vốn tài trợ phát triển hạ tầng kỹ thuật giao thông. Chỉ tính riêng dự án WB đã đầu tư nâng cấp, làm mới hàng chục km đường, góp phần quan trọng phát triển KT-XH. Nhiều tuyến đường như 433 - Đà Bắc, Bãi Nai - Đồng Dăm, Bình Thanh - Thung Nai, Ngòi Hoa - Thung Nai, Vạn Mai - Cun Pheo, Khoan Dụ - An Bình, Gia Mô - Lỗ Sơn, Yên Lập - Yên Thượng, Lũng Vân - Nam Sơn, Lũng Vân - Bắc Sơn, Liên Hòa - Hưng Thi... được đưa vào khai thác đã mang lại sự thay đổi lớn cho các vùng quê khó khăn. Đề án cứng hóa đường giao thông những năm qua đã cụ thể hóa các Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, thực sự là chủ trương đúng đắn, hợp lòng dân, đã làm nên sự biến đổi kết cấu hạ tầng nông thôn. Thực hiện quy hoạch phát triển GTVT đến năm 2020, mấy năm nay, Bộ GTVT đã cho phép tỉnh khởi công và triển khai 4 dự án giao thông quan trọng bao gồm: đường Hòa Lạc - TPHB và các QL 21, 12 B, đường 12 B. Trong đó, đường Hòa Lạc - TPHB theo hình thức BT với tổng vốn đầu tư 6.700 tỷ đồng khoảng 20 km. Đối với các QL và một số tuyến đường do Bộ GTVT ủy thác cho tỉnh quản lý bao gồm QL 12 B chiều dài 58 km, QL 35 km, đường 229 là 186 km. Đây là những tuyến đường có quy mô kỹ thuật thấp, kết cấu đá răm dải nhựa, bề rộng nền đường từ 5 - 6,5 m, nền đường từ 3,5-5 m, được xây dựng từ năm 1999, qua nhiều năm khai thác đã xuống cấp nghiêm trọng.
Năm 2010 Bộ GT-VT đã cho tỉnh đầu tư, cải tạo nâng cấp 3 tuyến đường trọng yếu của tỉnh là QL 12B, 21 và đường 12 B với tổng mức đầu tư cả 3 tuyến là 922 tỷ đồng (QL 12B là 493 tỷ đồng, QL 21 là 278 tỷ đồng, đường 12 B 151 tỷ đồng). Các tuyến này được khởi công vào 9/2010, đang trong quá trình triển khai các dự án này gặp nhiều khó khăn do bị đình hoãn, giãn tiến độ theo tinh thần NQ 11/NQ-CP của Chính phủ. Để tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư hạ tầng giao thông, UBND tỉnh báo cáo Bộ GT-VT đề nghị cho tỉnh ứng ngân sách để tiếp tục triển khai. Bộ GT-VT đồng ý cho tỉnh ứng ngân sách 55 tỷ đồng để triển khai thi công đường 12 B, bố trí hoàn vốn vào kế hoạch năm 2012. Theo đó, tỉnh đã giải quyết một phần bức xúc khi cơ bản thông tuyến đường 12 B, bảo đảm cho nhân dân đi lại thuận tiện. Đối với dự án QL 21 và 12 B, Bộ GT-VT đã ghi vốn trong kế hoạch những năm tới. Tỉnh đang chỉ đạo nhà thầu thi công QL 21 theo kế hoạch sẽ hoàn thành vào năm 2015. QL 12B sẽ triển khai sau năm 2015. Bộ GT-VT chủ trương bố trí vốn bảo đảm giao thông trên tuyến. Mới đây, tại buổi làm việc giữa lãnh đạo tỉnh với Bộ GT-VT cũng thống nhất một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông của tỉnh. Đề xuất giải pháp xây dựng tuyến đường Hòa Lạc - TPHB. Các dự án QL, đường do Tư ủy thác, nâng cấp đường khu vực thị trấn Thanh Hà (thuộc dự án hoàn trả đường Hồ Chí Minh). Ngoài ra, dự án nâng cấp, cải tạo QL6 (km 34 - TPHB), QL 15... cũng đang được khởi động. Bộ GTVT cũng đã cũng đã đồng ý bàn giao cho tỉnh quản lý cảng sông để có điều kiện quản lý, đầu tư, nâng cấp và khai thác phục vụ phát triển KT-XH địa phương.
Tỉnh đang triển khai những giải pháp thực hiện quy hoạch phát triển GTVT đến năm 2020, cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh. Trong đó, tập trung nâng cấp mặt đường các tuyến QL, đường tỉnh, một số tuyến đường huyện, đường đến trung tâm các xã khó khăn, đầu tư mở mới một số tuyến phục vụ công nghiệp, khu vực. Hoàn chỉnh, từng bước hiện đại hóa kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, nâng cao chất lượng khai thác bảo đảm vận tải thông suốt toàn bộ mạng lưới đối nội, đối ngoại liên kết vùng.
Lê Chung
(HBĐT) - Ngày 9/5, huyện Lạc Thuỷ đã triển khai kế hoạch sản xuất vụ mùa, hè- thu năm 2012.
Kể từ 22 giờ tối 9/5, giá bán lẻ xăng A92 giảm 500 đồng xuống còn 23.300 đồng một lít trong khi dầu diesel cũng giảm 300 đồng. Thuế nhập khẩu xăng dầu tăng từ 0% lên 3%.
Tình hình kinh tế khó khăn, chi phí doanh nghiệp (DN) tăng cao cộng với nhiều phí giao thông cầu đường bộ đang khiến cho các DN hoạt động vận tải hàng hóa, dịch vụ logistics điêu đứng. Trong thời gian tới khi áp dụng thu phí bảo trì đường bộ, dự báo tình hình hoạt động của nhiều DN vận tải hàng hóa sẽ còn bi đát hơn.
(HBĐT) - Ngày 9/5, đồng chí Hoàng Văn Tứ, Giám đốc Sở NN&PTNT đã kiểm tra tình hình hạn hán tại huyện Yên Thuỷ.
(HBĐT) - Tỉnh có 8 KCN nằm trong quy hoạch phát triển các KCN quốc gia với tổng diện tích quy hoạch 1.671 ha. Các KCN đều được quy hoạch và công bố quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500. Đến nay đã hoàn thành bàn giao hồ sơ quy hoạch các KCN, thực hiện cắm mốc quy hoạch.
(HBĐT) - Trong 4 tháng đầu năm 2012, UBND tỉnh đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 13 dự án với vốn đăng ký 1.030 tỷ đồng.