Ông Vũ Tuấn Khích, xóm Giếng, xã Hợp Thành (Kỳ Sơn) chăm sóc vườn cây thanh long ruột đỏ.

Ông Vũ Tuấn Khích, xóm Giếng, xã Hợp Thành (Kỳ Sơn) chăm sóc vườn cây thanh long ruột đỏ.

(HBĐT) - Đến Kỳ Sơn vào những ngày này, khắp nơi trên địa bàn huyện đang có những hoạt động thiết thực hướng về sinh nhật Bác. Những năm gần đây, làm theo lời Bác Hồ dạy, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân huyện Kỳ Sơn đã đồng lòng vượt qua khó khăn, khai thác tiềm năng, thế mạnh xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

 

Hiện nay, Kỳ Sơn đã xác định rõ hướng đi, quy hoạch phát triển KT-XH định hình rõ nét đang mang lại sự đổi thay lớn cho huyện. Đồng chí Đinh Đăng Điện, Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn cho biết: Huyện đã bước đầu hình thành các vùng kinh tế chuyên biệt. Xã Phú Minh tận dụng đất bãi trồng sắn cao sản, dong riềng gắn với chế biến tinh bột kết hợp với chăn nuôi hàng hóa quy mô lớn mà trở nên giàu có. Hợp Thịnh phát triển chăn nuôi hàng hóa gắn với mô hình khí sinh học BVMT nông thôn bền vững tạo tiền đề xây dựng xã điểm NTM của tỉnh. Xã Dân Hạ trồng mía mà người dân có của ăn, của để. Xã Phúc Tiến đẩy mạnh trồng rừng SX mang lại màu xanh ấm no cho người dân. Xã vùng đặc biệt khó khăn Độc Lập cũng đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ KH-KT vào SX, bước đầu xây dựng mô hình liên kết “bốn nhà” trồng mướp đắng lấy hạt mang lại hướng đi mới cho nông dân thoát nghèo. Đó là trên lĩnh vực nông nghiệp, sự đổi thay của huyện Kỳ Sơn còn diễn ra khá mạnh mẽ ở các lĩnh vực CN-TTCN, dịch vụ và du lịch. Huyện đã hình thành 2 KCN là Mông Hóa và Yên Quang, một số cụm công nghiệp đang được quy hoạch và đầu tư xây dựng hạ tầng. KCN Mông Hóa đã có 6 DN đi vào SX góp phần giải quyết việc làm cho lao động địa phương. Việc phát triển các ngành nghề có thế mạnh của địa phương như: SX vật liệu xây dựng, chổi chít, tăm mành cũng phát triển khá mạnh mẽ, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn. Đối với lĩnh vực thương mại, du lịch, Kỳ Sơn đã có dự án hàng trăm tỷ đồng đang được triển khai đầu tư, nhiều dự án đã trở thành điểm đến của du khách như: khu du lịch thác Thăng Thiên (Công ty Thành Thắng), sản phẩm du dịch Kỳ Sơn xanh (Công ty INT)...

 

Đồng chí Đinh Đăng Điện cho biết thêm: Kỳ Sơn nằm trong trục vùng kinh tế động lực của tỉnh có tài nguyên thiên nhiên phong phú, hệ thống giao thông cả thủy và đường bộ, lực lượng lao động dồi dào. Đây là những lợi thế để huyện tranh thủ sự giúp đỡ của tỉnh đẩy mạnh phát triển KT-XH. Những năm vừa qua, huyện luôn đạt mức tăng trưởng kinh tế cao, năm 2011 đạt 13,1%. Cơ cấu cấu kinh tế chuyển dịch mạnh mẽ. Tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ chiếm tới 60,24%. Thu NSNN đạt trên 52 tỷ đồng. Đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện. Thu nhập bình quân đầu người đạt 21,5 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 8,5% (tiêu chí mới). Các lĩnh vực VH-XH có tiến bộ rõ nét. Hiện nay, huyện đã có 9 trường học đạt chuẩn, 6 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế,  99,98 hộ dân được dùng điện lưới quốc gia. Toàn huyện có 80% gia đình, 7 làng, KDC đạt văn hóa. Trong định hướng phát triển thời gian tới, huyện chú trọng nâng cao hiệu quả SXNN, xây dựng vùng SXHH, đưa các cây, con giá trị cao vào SX, đẩy mạnh xây dựng NTM; lựa chọn các ngành nghề phù hợp với thế mạnh của địa phương, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho các dự án SX-KD, chú trọng đào tạo chuyển đổi ngành nghề cho nông dân. Các lĩnh vực bảo đảm an sinh xã hội, y tế, văn hóa, giáo dục được quan tâm, tạo sự phát triền bền vững cho huyện Kỳ Sơn.

 

 

                                                                                 Hương Lan

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Nghề làm chổi chít xuất khẩu tạo việc làm và thu nhập thường xuyên cho bà con xã Toàn Sơn (Đà Bắc).
Người tiêu dùng nên mua sản phẩm làm mát tại các điểm bán có uy tín (ảnh tại cửa hàng điện lạnh Tuấn Hoa – đường Cù Chính Lan, TP Hoà Bình).
Cán bộ kỹ thuật, phòng NN&PTNT huyện Lương Sơn kiểm tra diện tích ngô không còn khả năng cho năng suất ở xóm Băng Hợp, xã Hợp Châu.

Tân Lạc từng bước kiểm soát gian lận thương mại

(HBĐT) - Tình hình thị trường huyện Tân Lạc hiện nay tương đối ổn định. Cung, cầu hàng hóa thiết yếu phục vụ tiêu dùng kịp thời, đầy đủ, song mức tiêu thụ hàng chậm do ảnh hưởng giá cả thị trường trong nước, diễn biến thời tiết thay đổi thất thường dẫn đến dịch bệnh ở gia súc, gia cầm bùng phát ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động SX-KD của các cơ sở trên địa bàn. Thêm vào đó, tình hình kinh doanh hàng cấm, hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng và gian lận thương mại vẫn tái diễn, rải rác ở một số cơ sở kinh doanh, nhất là tại các chợ phiên vùng cao, sâu, xa.

Giảm trần lãi suất cho vay về 15%/ năm

(HBĐT) - Thực hiện Thông tư 14 ngày 4/5/2012 của Thống đốc NHNN về việc “Quy định lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam đồng của tổ chức, tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế”, từ ngày 8/ 5, Ngân hàng No&PTNT tỉnh đã thực hiện việc giảm trần lãi suất cho vay ngắn hạn dưới 12 tháng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tối đa 15%/ năm.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 605,8 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo Sở KH&ĐT, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 4 trên địa bàn tỉnh ước đạt 605,8 tỷ đồng. Lũy kế 4 tháng ước đạt 2.535,4 tỷ đồng, tăng 24,1% so với cùng kỳ, đạt 31,1% so với kế hoạch năm.

Doanh số cho vay trong tháng 4 ước đạt 547 tỷ đồng

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, các ngân hàng và tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh đã thực hiện nghiêm quy định của NHNN về mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam. Lãi suất huy động VND của các ngân hàng hiện đã giảm xuống ở mức 11 -12% /năm, các quỹ tín dụng nhân dân cơ sở ở mức 12-12,5%. Lãi suất cho vay nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu ở mức 15-16,8%/ năm, các lĩnh vực SX khác từ 17 - 21%/năm.

Tổng thu NSNN 4 tháng đầu năm đạt 430 tỷ đồng

(HBĐT) - Trong tháng 4/2012, tổng thu NSNN trên địa bàn tỉnh ước thực hiện 143 tỷ đồng. Với kết quả đó, trong 4 tháng năm 2012, thu NSNN trên địa bàn tỉnh thực hiện 430 tỷ đồng, đạt 24% so với tiêu Nghị quyết HĐND tỉnh giao. Bên cạnh đó, tổng thu ngân sách địa phương trong tháng 4 ước thực hiện 402 tỷ đồng. Lũy kế 4 tháng đạt 2.019,0 tỷ đồng, bằng 40% so với chỉ tiêu Nghị quyết HĐND tỉnh giao.

Hơn 800 ha lúa, cây màu bị ảnh hưởng do nắng hạn

(HBĐT) - Theo báo cáo sơ bộ của các xã, thị trấn, huyện Tân Lạc hiện có 220 ha trên tổng số 1.800 ha lúa, hơn 600 ha trên tổng số 2.400 ha cây màu vụ xuân đang bị ảnh hưởng do thời tiết nắng nóng và nguồn nước tưới không đủ đáp ứng. Nhiều diện tích được các xã thống kê là diện tích cấy ép, cấy thêm và một số diện tích nằm trong kế hoạch diện tích gieo trồng của huyện vụ chiêm xuân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục