Phát triển TTCN - dịch vụ - một hướng thoát nghèo của nhiều xóm, bản tỉnh ta. ảnh: Nhiều hộ dân ở xã Hiền Lương (Đà Bắc) có thêm thu nhập từ làm chổi chít.

Phát triển TTCN - dịch vụ - một hướng thoát nghèo của nhiều xóm, bản tỉnh ta. ảnh: Nhiều hộ dân ở xã Hiền Lương (Đà Bắc) có thêm thu nhập từ làm chổi chít.

(HBĐT) - Đến với các xã vùng cao, sâu, đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh, trong nỗ lực chung thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng các cấp, công tác xóa đói, giảm nghèo vẫn luôn là mối quan tâm thường trực của cấp ủy Đảng, chính quyền. Nhìn rộng ra với tỉnh ta, một tỉnh miền núi, công tác này vẫn luôn mang tính thời sự cần được nâng tầm về chất lượng. Ngày 13/12/2006, Tỉnh ủy đã có nghị quyết số 04-NQ/TU về công tác xóa đói, giảm nghèo, lao động việc làm, đào tạo, dạy nghề và xuất khẩu lao động, tạo cho cuộc sống đồng bào các dân tộc trong tỉnh bước chuyển mới.

 

Ngay sau khi có Nghị quyết số 04-NQ/TU, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn, chỉ đạo triển khai thực hiện thông qua các kế hoạch, chương trình hoạt động hàng năm và giai đoạn trong lĩnh vực này. Nghị quyết đã được các huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn tiếp nhận và cụ thể hóa bằng nghị quyết chuyên đề về công tác xóa đói - giảm nghèo, lao động việc làm, đào tạo, dạy nghề và xuất khẩu lao động, đồng thời, kiện toàn lại các ban chỉ đạo. Đầu tháng 10/2008, UBND tỉnh đã có văn bản phân công và chỉ đạo cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh giúp đỡ   79 xã ĐBKK. Chủ trương, chính sách và chương trình, dự án được các cấp, ngành, tổ chức, đoàn thể, DN triển khai, thực hiện đồng bộ. Trong đó, đồng bào các dân tộc trong tỉnh như được tiếp thêm sức mạnh và trực tiếp, tích cực tham gia bằng các hoạt động thiết thực. Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo đã được tỉnh ta triển khai với nhiều giải pháp phù hợp như đầu tư kết cấu hạ tầng, vay vốn phát triển sản xuất, dạy nghề cho người nghèo, hỗ trợ người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản đã tạo sự chuyển biến về nhận thức giảm nghèo ở các cấp, ngành và người dân, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống các hộ nghèo.  

Trong quá trình thực hiện, tỉnh chú trọng nâng cao năng lực cán bộ và truyền thông giảm nghèo; đã đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho 2.730 cán bộ làm công tác xóa đói, giảm nghèo cấp huyện, xã; xuất bản 50.000 bản tin xóa đói, giảm nghèo và việc làm. Những nội dung truyền thông đã kịp thời tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, những mô hình hay, những điển hình tiên tiến trong công tác giảm nghèo. Đã có trên 10 vạn lượt hộ nghèo được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng CSXH với tổng doanh số 726.264 triệu đồng; 34.911 lượt HS-SV nghèo được vay vốn ưu đãi với tổng doanh số 160.030 triệu đồng. Thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở, đến hết năm 2011 đã có 17.799 hộ nghèo được hỗ trợ tiền và cho vay ưu đãi cải thiện nhà ở; UBMTTQ tỉnh đã chủ trì, vận động quỹ Vì người nghèo được 26.182 triệu đồng và xây dựng  2.032 nhà Đại đoàn kết. Bên cạnh đó, dự án phát triển sản xuất, dạy nghề và chuyển giao kỹ thuật đã tiếp sức cho người nghèo từng bước thoát nghèo. Cụ thể như xây dựng mô hình và cấp vốn để phát triển chăn nuôi cho 700 hộ nghèo; hướng dẫn cách làm ăn, kỹ thuật khuyến nông - lâm - ngư nghiệp cho 15.000 lượt hộ (trong đó đã tổ chức được 138 lớp dạy nghề cho 4.057 học viên nghèo); kinh phí thực hiện 5.435 triệu đồng. Trong xóa đói, giảm nghèo, tỉnh đã có những nỗ lực đáng kể trong thực hiện Chương trình 135 giai đoạn II (2007-2011). Giai đoạn này, ngân sách T.ư đã đầu tư hỗ trợ với tổng kinh phí 517.677 triệu đồng và tỉnh đã ( đầu tư xây dựng 520 công trình, hỗ trợ trực tiếp giống cây trồng, vật nuôi và máy móc thiết bị sản xuất, tổ chức 526 lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, tham quan học tập kinh nghiệm cho 28.118 lượt học viên và chính sách hỗ trợ, cải thiện các dịch vụ và nâng cao đời sống nhân dân)  

Có định hướng đúng và phù hợp với lòng dân, trong 5 năm qua, Nghị quyết 04-NQ/TU đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể, MTTQ và toàn dân thực hiện bằng quyết tâm cao nhất. Tỉnh ta đã đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo của tỉnh từ 31,31% (54.000 hộ, đầu năm 2006) xuống còn dưới 15% (năm 2010); bình quân đã giảm 3% số hộ/năm. Năm 2011, số hộ nghèo (tiêu chí mới) giảm được 9.436 hộ, từ 31,51% xuống còn 26,09%, tương đương 50.770/194.600 hộ trong toàn tỉnh. Tỉnh ta tiếp tục có các giải pháp nhằm phấn đấu mỗi năm  giảm bình quân 3% số hộ nghèo; huy động sức mạnh tổng hợp nhằm khắc phục những mặt hạn chế, yếu kém như công tác giảm nghèo chưa thật bền vững, nguy cơ tái nghèo cao, số xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 25% còn ở mức cao (115/210  xã); chưa hỗ trợ nhiều cho các hộ cận nghèo, nội lực của chính các hộ nghèo chưa được thể hiện hết.

 

                                                                                Văn Tưởng 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Tàu PVT MERCURY.
Không có hình ảnh
Từ nguồn vốn vay của Ngân hàng CSXH Đà Bắc, anh Khương Đức Thụ xóm Sèo, xã Cao Sơn đầu tư chăn nuôi lợn rừng đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Các KCN góp phần quan trọng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế bền vững

(HBĐT) - Ban Quản lý các KCN tỉnh Hòa Bình (gọi tắt là Ban Quản lý) được thành lập theo Quyết định số 718/QĐ-TTg, ngày 7/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ, chính thức đi vào hoạt động từ tháng 12/2007; là cơ quan trực thuộc UBND tỉnh, thực hiện chức năng QLNN các KCN trên địa bàn tỉnh và cung ứng dịch vụ cho các DN trong KCN.

Lãnh đạo UBND tỉnh làm việc về đầu tư XDCB, GPMB, TĐC trên địa bàn huyện Lương Sơn

(HBĐT) - Ngày 31/5, đồng chí Trần Đăng Ninh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã có buổi làm việc với lãnh đạo huyện Lương Sơn về đầu tư xây dựng cơ bản, giải phóng mặt bằng và tái định cư trên địa bàn huyện Lương Sơn. Tham gia buổi làm việc có lãnh đạo và chuyên viên Văn phòng UBND tỉnh; các sở: KH&ĐT, Tài chính, TN&MT, Xây dựng.

Tân Lạc - Yên Thủy triển khai kế hoạch sản xuất vụ mùa, hè thu năm 2012

(HBĐT) - Ngày 31/5, huyện Tân Lạc đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác sản xuất nông – lâm nghiệp vụ đông – xuân; triển khai kế hoạch sản xuất vụ mùa, hè thu năm 2012.

Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh: Nhiều hoạt động thiết thực cải thiện môi trường đầu tư

(HBĐT) - Ngay khi được thành lập (ngày 7/6/2007), lãnh đạo Ban Quản lý các KCN tỉnh đã quyết tâm tạo môi trường đầu tư thân thiện, hiện đại, thiết thực hỗ trợ nhà đầu tư triển khai có hiệu quả các dự án SX-KD.

621.319 triệu đồng cho ổn định dân cư giai đoạn 2012-2015

(HBĐT) - Theo Chi cục Phát triển nông thôn, tổng nhu cầu cần bố trí sắp xếp ổn định dân cư của tỉnh là 12.062 hộ.

Đầu tư 4,5 tỉ đồng nâng cấp đường từ trung tâm xã Pà Cò đi Pà Háng lớn

(HBĐT) - UBND tỉnh Hoà Bình vừa có Quyết định số 342/QĐ-UBND về việc phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng công trình đường từ trung tâm xã Pà Cò đi xóm Pà Háng lớn, xã Pà Cò, huyện Mai Châu với tổng vốn 4,5 tỉ đồng từ nguồn vốn viện trợ của EU cho Chương trình 135 giai đoạn II.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục