(HBĐT) - Là thương binh nặng hạng 2/4, mất 61% sức khỏe nhưng ông Đinh Như Thích, xóm Nà Chiếu, xã Cao Sơn (Đà Bắc) vẫn vươn lên làm giàu trên vùng đất mới, trở thành một trong những nông dân sản xuất kinh tế giỏi của xã Cao Sơn.
Sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo đông anh em, năm 1970, chàng trai Đinh Như Thích theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc lên đường nhập ngũ, chiến đấu ở chiến trường Lào. Trong một trận đánh ác liệt, ông bị thương nặng, được chuyển ra Bắc điều trị. Năm 1977, sức khỏe bình phục, ông xin phục viên về nhà và lập gia đình. Cuộc sống của đôi vợ chồng trẻ ban đầu gặp nhiều khó khăn lại thêm vết thương cũ thường xuyên tái phát, nhiều khi ông thấy bất lực, muốn từ bỏ tất cả. Nhưng rồi nghĩ mình là trụ cột gia đình, không thể để vợ con đói khổ mãi được. Năm 1982, vì dòng điện của Tổ quốc, gia đình ông cùng với những người dân vùng hồ sông Đà, xã Tiền Phong đã chuyển lên tái định cư trên vùng đất mới Cao Sơn. Trên trận tuyến mới ông luôn tích cực tham gia công tác xã hội và xây dựng kinh tế ở địa bàn. Chia sẻ với chúng tôi, ông Thích cho biết: Hoàn cảnh gia đình lúc ấy vô cùng khó khăn lại không có vốn, đói kém thường xuyên nên tôi luôn nung nấu ý chí phải tự mình vươn lên làm giàu trên mảnh đất này. Thời kỳ đó, xã Cao Sơn là một xã kinh tế nghèo nhất huyện, chưa có điện, giao thông xuống cấp đi lại khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo chiếm cao. Năm 1990, ông được bầu làm Chủ nhiệm HTX. Trong cương vị mới, ông luôn trăn trở tìm cách củng cố khối đoàn kết trong nhân dân, xây dựng Cao Sơn thành một vùng quê giàu có. ông nhận thấy Cao Sơn là vùng giàu tiềm năng phát triển kinh tế nhưng chưa thoát được nghèo là do lối canh tác cũ, lạc hậu, chưa có cơ cấu cây trồng, vật nuôi hợp lý. Để tìm hướng đi cho mình, năm 2006, với số tiền ít ỏi dành dụm được cùng với số tiền vay từ Ngân hàng CSXH huyện Đà Bắc, ông quyết tâm đầu tư vào trồng trọt, chăn nuôi. Ngoài ra, ông còn nhận thêm 2 ha đất rừng trồng cây lâu năm để lấy gỗ kết hợp với trồng một số cây ngắn ngày như lúa, ngô, sắn... và phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm. Nhờ chăm chỉ làm ăn nên việc chăn nuôi của ông không ngừng phát triển, ngoài chăn nuôi lợn thịt, gia đình ông còn nuôi lợn nái cho xuất bán 2 lứa/năm. Bên cạnh đó, gia đình ông còn thu nhập từ luồng, hàng năm trừ các chi phí gia đình ông thu từ 30 - 40 triệu đồng/năm. Năm 2011, được sự hỗ trợ của Đảng, Nhà nước về ổn định dân cư phát triển KT-XH các xã vùng chuyển dân lòng hồ sông Đà, gia đình ông được hỗ trợ nuôi 1 con bò giống lai Sind.
Ngoài thành công trong trong lao động sản xuất, ông Thích còn là thương binh gương mẫu, luôn là tấm gương sáng cho mọi người noi theo, xứng đáng với lời dạy của Bác: “Thương binh tàn nhưng không phế”. Nhiều năm liền gia đình ông đều đạt tiêu chuẩn văn hóa.
Bùi Thoa (Báo in 28 A1)
(HBĐT) - Ở xã Ngổ Luông (Tân Lạc), mọi hành vi làm tổn hại, gây ô nhiễm môi trường tại cộng đồng dân cư được phát hiện kịp thời và bị xử phạt nghiêm khắc. Thêm vào đó, công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến các quy định thường xuyên được tăng cường. Nhờ vậy, ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển tài nguyên rừng trong nhân dân chuyển biến rõ rệt.
(HBĐT) - Vụ chiêm- xuân năm nay, toàn tỉnh cấy được 16.461 ha lúa. Tính đến hết tháng 5, toàn tỉnh đã thu hoạch được 1.388 ha lúa, đạt 6,71% diện tích cấy; 15.496 ha đang trong thời kỳ trổ bông, đạt 98,07% kế hoạch.
(HBĐT) - Ngày 4/6, tại xã Tử Nê (Tân Lạc), Trung tâm Giống cây trồng Hòa Bình phối hợp với Viện nghiên cứu lúa - Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội và Công ty TNHH Cường Tân (Nam Định) tổ chức hội thảo đầu bờ mô hình khảo nghiệm sản xuât thử 2 giống lúa lai CT16, TH 7 - 2.
(HBĐT) - Đến với các xã vùng cao, sâu, đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh, trong nỗ lực chung thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng các cấp, công tác xóa đói, giảm nghèo vẫn luôn là mối quan tâm thường trực của cấp ủy Đảng, chính quyền. Nhìn rộng ra với tỉnh ta, một tỉnh miền núi, công tác này vẫn luôn mang tính thời sự cần được nâng tầm về chất lượng. Ngày 13/12/2006, Tỉnh ủy đã có nghị quyết số 04-NQ/TU về công tác xóa đói, giảm nghèo, lao động việc làm, đào tạo, dạy nghề và xuất khẩu lao động, tạo cho cuộc sống đồng bào các dân tộc trong tỉnh bước chuyển mới.
(HBĐT) - Vụ xuân 2012, huyện Lương Sơn đã trích ngân sách trên 370 triệu đồng hỗ trợ sản xuất cho nông dân trong huyện.
Ngày 3/6, tại khu kinh tế Dung Quất (Quảng Ngãi), Công ty Công nghiệp tàu thủy Dung Quất (DQS) đã khánh thành và bàn giao tàu chở dầu thô có trọng tải 104.000 tấn cho chủ tàu là Tổng công ty cổ phần vận tải dầu khí - PV Trans.