Đoàn công tác liên sở Công thương, Tài chính giám sát chất lượng hàng hóa và bán theo giá niêm yết tại điểm bán bình ổn thị trấn Bo (Kim Bôi) của DNTN Phượng Sáng.
(HBĐT) - Chương trình dự trữ hàng hóa bình ổn giá được triển khai trên địa bàn tỉnh từ năm 2009 đến nay đã có tác dụng điều tiết giá, định hướng giá cả thị trường và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chủ động phối hợp, liên kết với doanh nghiệp tỉnh bạn nhằm có thêm nhiều nguồn hàng bình ổn. Tuy nhiên vẫn còn không ít vấn đề đặt ra trong quá trình thực hiện chương trình này.
Theo Sở Công thương, tỉnh ta đã thực hiện 5 đợt cấp ứng vốn hỗ trợ cho DN không lãi suất với tổng số tiền 155, 82 tỷ đồng. Cụ thồ: năm 2009 thực hiện hai đợt ứng vốn dịp Tết Nguyên đán Kỷ Sửu và Tết Nguyên đán Canh Dần với số tiền đợt 1 là 7, 82 tỷ đồng, đợt 2 là 18 tỷ đồng; năm 2010 thực hiện 1 đợt ứng vốn vào dịp Tết Nguyên đán Tân Mão với số tiền 30 tỷ đồng; năm 2011 thực hiện 2 đợt ứng vốn, đợt 1 nhằm kiềm chế lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội với số tiền 50 tỷ đồng, đợt 2 dịp Tết Nguyên đán Nhân Thìn với số tiền 50 tỷ đồng. Trong số 36 tỉnh, thành phố của cả nước đã thực hiện chương trình, tỉnh ta đứng thứ 5 về quy mô ứng vốn.
Hơn 3 năm qua, chương trình dự trữ hàng hóa bình ổn của tỉnh đã tập trung vào những nhóm mặt hàng phù hợp để người tiêu dùng lựa chọn như: nhóm hàng lương thực (các loại gạo, mì tôm), thực phẩm (tươi sống, đông lạnh, công nghệ chế biến), dầu ăn, nước mắm, bột ngọt, đường, sữa các loại, bánh, mứt, kẹo, rượu, bia, chè, cà phê, nước giải khát... DN được lựa chọn đáp ứng đủ các tiêu chí kinh doanh mặt hàng thiết yếu được bình ổn, kinh doanh có uy tín và có mạng lưới bán hàng rộng trên địa bàn, gồm: Công ty CP Thương mại Định Nhuận, Công ty TNHH Anh Phong. DN tư nhân Phượng Sáng và Công ty TNHH MTV Phương Khương. Các điểm bán hàng bình ổn không ngừng tăng lên với 16 điểm tại các chợ, siêu thị và cửa hàng phân bố ở các huyện, thành phố. Qua kiểm tra, giám sát của liên Sở Công thương, Tài chính và doanh nghiệp, các điểm bán hàng bình ổn bán theo giá được duyệt của liên sở, giá ổn định trong suốt thời gian diễn ra chương trình, đồng thời, mức giá thấp hơn giá thị trường cùng thời điểm từ 5 - 10%, có mặt hàng thấp hơn 15%, được niêm yết rõ ràng, không xảy ra tình trạng tăng giá bán.
Để phạm vi chương trình ngày càng lan rộng, công tác quáng bá, tuyên truyền mỗi đợt tổ chức được các đơn vị thực hiện tăng cường. Điển hình như Công ty TNHH Anh Phong thông qua truyền thông bằng áp phích, tờ rơi, xe tuyên truyền ở khắp các huyện, thành phố trong tỉnh đã thu hút ngày càng đông khách hàng tham gia mua hàng bình ổn. Công ty CP Thương mại Định Nhuận đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền để người dân biết đến chương trình. Số lượng, chất lượng hàng hóa, giá bán, niêm yết giá và bán đúng theo giá niêm yết... được 4 DN nghiêm túc chấp hành. Qua các đợt triển khai, các DN được ứng vốn đều hoàn trả đúng theo thời hạn quy định.
Có một thực tế là sau 5 đợt diễn ra chương trình, mạng lưới bán hàng của các DN tham gia bình ổn còn ít, chưa có điểm bán ở các thị tứ, cụm xã, trong khi tại khu vực này không có DN nào đảm bảo các điều kiện để được tham gia chương trình. Chính vì vậy, hiệu ứng của chương trình mới đạt ở chừng mực nhất định. Bà Phạm Thị Nhuận, Giám đốc Công ty CP thương mại Định Nhuận cho biết: Theo quy định, doanh nghiệp phải có bảo lãnh vốn vay tại ngân hàng thương mại thì mới được ứng vốn. Các DN được vay để lại 10% số vốn tại ngân hàng để đảm bảo. Do vậy, số tiền DN được nhận để thực hiện chương trình không đủ như quyết định của UBND tỉnh, làm hạn chế nguồn lực và hiệu quả chương trình.
Trong thời gian tới, nếu trên thị trường có biến động lớn về cung - cầu hàng hóa, các dịp Tết Nguyên đán, chương trình dự trữ hàng hóa bình ổn sẽ được tỉnh tiếp tục triển khai. Theo ông Trần Văn Thành, Phó Giám đốc Sở Công thương, chương trình dự trữ hàng hóa bình ổn có ý nghĩa quan trọng trong bình ổn thị trường, kiềm chế lạm phát, giúp người dân mua được sản phẩm tốt với giá hợp lý. Để giải quyết tốt những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện cần lập kế hoạch chi tiết, cụ thể, sát với thực tế về thời gian, chủng loại mặt hàng bình ổn... trong từng giai đoạn của chương trình, đồng thời tăng cường hơn nữa về quy mô (kinh phí, số doanh nghiệp và mạng lưới bán hàng). Chú ý hơn nữa tới nhóm đối tượng thực sự cần thụ hưởng, đó là người dân vùng nông thôn, vùng sâu, xa, công nhân làm việc tại các khu, cụm công nghiệp, người nghèo.
Bùi Minh
HBĐT) - Hội CCB xã Hợp Hòa (Lương Sơn) có tổng số 114 hội viên, sinh hoạt ở 6 chi hội. Cùng với việc củng cố và xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, những năm qua, Hội còn đẩy mạnh phong trào thi đua giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói - giảm nghèo, Hội đã có những biện pháp thiết thực tập trung vận động hội viên đa dạng hóa các hình thức phát triển kinh tế, từng bước nâng cao đời sống cho hội viên.
(HBĐT) - Trong những năm gần đây, thuốc BVTV là một trong những yếu tố không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp. Thuốc BVTV có vai trò xử lý nhanh, kịp thời các đối tượng trực tiếp gây hại cho cây trồng. Tuy nhiên, tình trạng hiểu và sử dụng sai thuốc BVTV của bà con trên toàn tỉnh là khá phổ biến.
(HBĐT) - 6 tháng đầu năm, hoạt động kinh doanh thương mại và dịch vụ của thành phố Hòa Bình duy trì phát triển khá. Hàng hóa và dịch vụ đa dạng, cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 1.228 tỷ đồng, tăng 25% so với cùng kỳ năm 2011, bằng 47,2% chỉ tiêu kế hoạch năm.
(HBĐT) - Năm 2012, huyện Lạc Thuỷ có kế hoạch trồng mới 830 ha rừng sản xuất. Toàn huyện đã gieo ươm 2 triệu cây giống, chủ yếu là cây keo phục vụ kế hoạch trồng rừng năm 2012.
(HBĐT) - Ngày 21/6, UBND tỉnh đã có buổi làm việc với Ban Quản lý Chương trình Trung ương “Sản xuất và thương mại xanh tăng cơ hội việc làm và thu nhập cho người nghèo ở nông thôn”. Tham dự có đại diện Ban Quản lý Chương trình Trung ương, đại diện 5 tổ chức Liên hợp quốc (FAO, ILO, ITC, UNCTAD và UNIDO); các Sở: NN& PTNT, KH & ĐT, Tài chính, Công thương. Đồng chí Trần Đăng Ninh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.
(HBĐT) - Vụ chiêm xuân 2012, tuy sản xuất nông nghiệp trong tỉnh còn gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của thời tiết đầu vụ rét đậm rét hại, thời điểm lúa trỗ lại gặp hạn, nhưng nhờ chỉ chỉ đạo chặt chẽ của ngành chuyên môn, sự nỗ lực của nông dân nên đã giành thắng lợi trong sản xuất. Nhiệm vụ trước mắt là khẩn tương thu hoạch lúa theo phương châm “xanh nhà hơn già đồng” để chuẩn bị cho sản xuất vụ mùa.