Gia đình chị Phạm Thị Hải ở xóm Nam Thái, xã Nam Phong (Cao Phong) vay được 70 triệu đồng từ nguồn vốn vay ưu đãi tín dụng theo Nghị định 41 của Chính phủ để trồng mía, cho thu nhập hàng năm gần 150 triệu đồng.  ảnh: Chị Hải chăm sóc vườn cây của gia đình.

Gia đình chị Phạm Thị Hải ở xóm Nam Thái, xã Nam Phong (Cao Phong) vay được 70 triệu đồng từ nguồn vốn vay ưu đãi tín dụng theo Nghị định 41 của Chính phủ để trồng mía, cho thu nhập hàng năm gần 150 triệu đồng. ảnh: Chị Hải chăm sóc vườn cây của gia đình.

(HBĐT) - Nghị định 41/2010/ NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ “về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn” là bước tiến quan trọng trong quá trình khơi thông nguồn vốn tín dụng, góp phần thực hiện xóa đói - giảm nghèo, từng bước nâng cao đời sống của nhân dân. Nhưng thực tế khi triển khai Nghị định này, người dân đang sinh sống ở thị trấn, phường gặp phải một số vướng mắc.

 

Anh Đoàn Thế Vinh, hội viên HND khu 6, thị trấn Cao Phong (Cao Phong) có vườn cam rộng 1,5 ha,  đã trồng được 3 năm sắp cho lứa quả đầu tiên. Bước đầu gia đình đầu tư trên 200 triệu đồng cho 800 cây giống với số tiền vay hơn 50% từ 2 ngân hàng là Chi nhánh ngân hàng NN&PTNT và ngân hàng CSXH huyện. Mặc dù đã biết về Nghị định 41 của Chính phủ nhưng có hộ khẩu tại thị trấn nên gia đình anh không nằm trong diện được vay nguồn vốn tín dụng ưu đãi như HND ở cấp xã, do đó, việc đầu tư và phát triển vườn cam của gia đình đang gặp không ít khó khăn. Trái ngược với gia đình anh Vinh, gia đình chị Phạm Thị Hải ở xóm Nam Thái, xã Nam Phong, có hộ khẩu tại xã nên thuộc vào diện ưu đãi nguồn vốn tín dụng theo Nghị định 41, đến nay gia đình chị đã trở thành hộ gia đình khá  của xã. Chị Hải cho biết: Ban đầu gia đình tôi được vay 70 triệu đồng từ nguồn vốn ưu đãi dành cho các hộ gia đình ở nông thôn phát triển kinh tế, đầu tư giống mía trắng và tím trên diện tích gần 3 ha, đến nay thu nhập bình quân đạt trên 150 triệu đồng.

 ông Dương Ngọc Chiến, Chủ tịch HND thị trấn Cao Phong cho biết: Không chỉ có hộ gia đình anh Đoàn thế Vinh mà hơn 430 hội viên HND ở thị trấn Cao Phong cũng không thuộc đối tượng thụ hưởng chính sách tín dụng theo Nghị định số 41 của Chính phủ. Theo Nghị định, các đối tượng cá nhân, hộ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp có thể được xem xét cho vay không có bảo đảm bằng tài sản tối đa đến 50 triệu đồng; các hộ kinh doanh, sản xuất ngành nghề hoặc làm dịch vụ được vay đến 200 triệu đồng; HTX, chủ trang trại được vay tối đa 500 triệu đồng. Nghị định áp dụng cho đối tượng là nông dân ở cấp xã. Tuy nhiên, huyện Cao Phong lại là địa phương sản xuất nông nghiệp là chính, TTCN ít phát triển. Người nông dân chủ yếu là trồng mía và cam. Vì vậy, người dân mong muốn Nhà nước điều chỉnh đối tượng được vay vốn cho phù hợp với tình hình thực tế ở cơ sở. Theo thống kê, huyện Cao Phong hiện có trên 800 ha cam, 2.400 ha mía. Trong đó, gần 600 ha cam và khoảng 800 ha mía tập trung ở thị trấn Cao Phong, chủ yếu là của hội viên Hội Nông dân thị trấn.

 

Đến nay, sau hơn 2 năm triển khai, Nghị định 41 của Chính phủ  đã và đang thực sự góp phần khơi thông nguồn vốn về nông thôn. Đây là cú hích tạo điều kiện thuận lợi để nông nghiệp, nông thôn phát triển, nhất là các hộ nông dân còn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện, Nghị định này đã bộc lộ vấn đề cần quan tâm.  ông Đỗ Văn Nhẫn, Giám đốc Chi  nhánh Ngân hàng NN&PTNT huyện Cao Phong cho biết: Hiện nay, T.ư Hội Nông dân Việt Nam đã đề xuất với Thủ tướng Chính phủ sửa đổi đối tượng thụ hưởng chính sách tín dụng theo Nghị định số 41 bao gồm cả các hộ nông dân các thị trấn, phường có sản xuất nông nghiệp và nông dân. Kiến nghị này cũng đã được Thủ tướng Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nghiên cứu, đề xuất. Hy vọng, chủ trương này sẽ sớm đi vào cuộc sống, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho 100% hộ nông dân ở thị trấn, phường có nhu cầu vay vốn phát triển SX-KD, XĐ-GN và từng bước cải thiện cuộc sống của người dân ở nông thôn.                            

 

 

                                                                                Quý Kỳ

 

Các tin khác


Quản lý, nâng cao chất lượng nông, lâm, thủy sản

Những năm gần đây, hướng tới nền nông nghiệp hiện đại, hội nhập quốc tế, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố tăng cường năng lực công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm (ATTP) nông, lâm, thủy sản. Từ đó góp phần nâng cao giá trị và khả năng cạnh tranh sản phẩm nông, lâm, thủy sản của tỉnh tại thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu, nhất là bảo vệ sức khỏe và quyền lợi của người tiêu dùng.

Giá vàng sáng 29/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 29/4, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 83 - 85,22 triệu đồng/lượng (mua vào- bán ra).

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục