Tại xã Nà Phòn (Mai Châu), nghề dệt thổ cẩm đang từng bước cải thiện thu nhập cho nông dân.

Tại xã Nà Phòn (Mai Châu), nghề dệt thổ cẩm đang từng bước cải thiện thu nhập cho nông dân.

(HBĐT) - Trong 3 năm (2010 - 2012), cùng với 3 tỉnh: Nghệ An, Thanh Hóa, Phú Thọ, tỉnh ta được Chính phủ Tây Ban Nha tài trợ triển khai chương trình “Sản xuất và thương mại xanh để tăng thu nhập và cơ hội việc làm cho người nghèo ở nông thôn”. Từ đó đến nay đã có hơn 1.700 hộ tại 5 xã nghèo trên địa bàn gồm Liên Sơn, Hợp Hòa (Lương Sơn), Nà Phòn, Pà Cò (Mai Châu), Mãn Đức (Tân Lạc) được tạo cơ hội việc làm, tăng nguồn thu nhập.

 

Theo ông Đinh Duy Chuyên, Phó Chi cục PTNT tỉnh, các xã được lựa chọn dựa trên tiêu chí,  tỷ lệ hộ nghèo cao, đặc biệt là hộ gia đình dân tộc thiểu số. Đây cũng là số xã có mức độ tập trung của nguyên liệu đầu vào và khả năng sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ của địa phương, khả năng liên kết với các hoạt động đã, đang triển khai hiện nay. Ngoài ra, chương trình cũng hỗ trợ một số doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn. Trên cơ sở các tiêu chí, chương trình đã lựa chọn các chuỗi giá trị đầu tư phù hợp cho các vùng dự án. Cụ thể, đầu tư phát triển chuỗi giá trị mây tre đan tại xã Liên Sơn, đầu tư chuỗi giá trị giấy thủ công (giấy dó) tại xã Hợp Hòa, đầu tư phát triển chuỗi giá trị dệt thổ cẩm tại Nà Phòn và Pà Cò. Trong số 1.750 hộ, có 1.000 hộ được hỗ trợ phát triển sản xuất và 750 hộ được hỗ trợ trồng nguyên liệu.

 

Tập trung hỗ trợ cho các hộ dân vùng dự án và một số doanh nghiệp hoạt động về lĩnh vực ngành nghề nông thôn, trong thời gian từ năm 2011 đến tháng 6/2012, Chi cục PTNT tỉnh đã phối hợp với các tổ chức quốc tế như: ILO (Tổ chức Lao động quốc tế) tổ chức hàng chục buổi hội thảo về phát triển kinh tế địa phương, tập huấn nâng cao kiến thức người lao động, diễn đàn đối thoại phát triển kinh tế địa phương, đào tạo kiến thức về giới và kinh doanh, kiến thức về cải thiện điều kiện an toàn, sức khỏe và làm việc cho người lao động tại các DN nhỏ và hộ gia đình, tập huấn về nhóm và kinh doanh, khóa khởi sự doanh nghiệp Bình quân mỗi lớp học thu hút 30 hộ tham gia. Ngoài ra còn phối hợp kiểm tra an toàn lao động ở các địa phương vùng dự án, tập huấn nâng cao kiến thức về cải thiện điều kiện an toàn, sức khỏe và làm việc cho người lao động tại các doanh nghiệp nhỏ và hộ gia đình, tập huấn chương trình cải thiện điều kiện làm việc  tại gia đình.

 

Cùng thời gian này, FAO (Tổ chức Nông nghiệp và lương thực) đã đào tạo 10 tiểu giáo viên hướng dẫn kỹ thuật trồng, gieo, ươm cây mây, tập huấn kỹ thuật trồng mây cho 178 hộ, hỗ trợ bằng cây giống và kỹ thuật mô hình trồng mây vườn với diện tích 600 m2, xây dựng mô hình vườn ươm cây mây giống 300 m2 với 50.000 bầu gồm hạt giống, phân bón, kỹ thuật. Bên cạnh đó tổ chức 4 đợt thăm quan, hội thảo đầu bờ về phát triển vùng mây nguyên liệu cho nông dân với 100 người tham gia, hỗ trợ 20.000 cây dướng giống cho tổ sản xuất giấy dó xã Hợp Hòa.

 

Một số tổ chức khác gồm UNIDO (Tổ chức phát triển công nghiệp của LHQ) đã tiến hành đào tạo, cấp chứng chỉ cho 4 giảng viên về sản xuất sạch hơn và thiết kế sản phẩm bền vững cho ngành mây - tre đan, 5 giảng viên về sản xuất sạch hơn và thiết kế sản phẩm bền vững cho ngành dâu tằm tơ, cói và giấy thủ công. UNCTAD (Tổ chức Thương mại và phát triển LHQ) tổ chức khóa đào tạo Empretec cho 25 học viên là các doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực sản xuất hàng thủ công, mỹ nghệ, tập huấn về lập kế hoạch kinh doanh cho 21 doanh nghiệp được cấp chứng chỉ tại khóa đào tạo Empretec. Gần đây, bên cạnh việc duy trì mở lớp tập huấn, đào tạo nghề, các tổ chức quốc tế như ITC (Trung tâm thương mại quốc tế) đã hỗ trợ thiết kế sản phẩm mới cho Công ty Sanda Hòa Bình, phối hợp với VIETTRADE, Trung tâm XTTM tỉnh mở lớp tập huấn nâng cao năng lực XTTM và thương mại điện tử cho cán bộ tỉnh, huyện.

 

Là tỉnh miền núi với điều kiện các vùng nông thôn còn nghèo, chương trình sản xuất và thương mại xanh thể hiện vai trò giúp đỡ mô hình kinh tế linh hoạt, phù hợp với trình độ sản xuất của kinh tế hộ khu vực nông nghiệp, nông thôn. Thông qua chương trình, người lao động được tiếp cận, tham gia các hoạt động của dự án và được hưởng lợi từ việc sử dụng có hiệu quả hơn về đất đai, lao động, vật tư, kỹ thuật sản xuất... Đồng thời, với sự hỗ trợ của dự án kéo dài từ 2010 - 2012 đã giúp các hộ, tổ sản xuất và doanh nghiệp tham gia nhận thức được tính hệ thống trong sản xuất sản phẩm ngành nghề nông thôn từ khâu xây dựng kế hoạch, nguồn nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm, cải tiến mẫu mã sản phẩm, xúc tiến thương mại, đặc biệt giữ gìn môi trường tổ sản xuất, làng nghề, doanh nghiệp sản xuất xanh và sạch hơn. Trước khi dự án kết thúc vào tháng 12/2012, chương trình sẽ mở thêm 11 khóa đào tạo về sản xuất sạch hơn và các áp dụng trong thực tiễn, hỗ trợ bàn giao thiết bị, công cụ làm giấy dó, máy khâu và thiết bị nhuộm, khung dệt tại các xã vùng dự án, giống và phân bón cho vùng trồng nguyên liệu, hỗ trợ liên kết thị trường cho nhóm nông dân.

 

 

                                                                           Bùi Minh

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Công nhân của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam làm việc trên giàn khoan mỏ Bạch Hổ. Ảnh: Hà Thái
Ảnh minh họa

Mai Châu: Tập trung cao độ cho công tác phòng - chống lụt, bão

(HBĐT) - Là huyện vùng núi cao, nguy cơ sạt lở, lũ quét luôn tiềm ẩn, vì vậy, huyện Mai Châu đang tích cực chuẩn bị phòng - chống lũ bão, giảm nhẹ thiên tai nhằm mục tiêu hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai xảy ra trong mùa mưa bão năm 2012.

Kim Bôi đẩy nhanh tiến độ sản xuất vụ mùa

(HBĐT) - Những ngày này ở huyện Kim Bôi, đến đâu cũng thấy bà con hối hả gieo cấy lúa mùa. Những thửa ruộng loang loáng nước với những cây mạ xanh. Công tác tuyên truyền, hướng dẫn áp dụng các tiến bộ kỹ thuật đã mang lại hiệu quả thiết thực, làm thay đổi tư duy của người dân về thời gian và cách thức canh tác trong gieo cấy lúa 2 vụ.

Khối các Sở NN & PTNT vùng trung du miền núi Bắc bộ sơ kết phong trào thi đua 6 tháng đầu năm

(HBĐT)-Ngày 13/7, tại thành phố Hòa Bình, Khối các Sở NN & PTNT vùng trung du miền núi Bắc bộ đã tổ chức hội nghị sơ kết phong trào thi đua 6 tháng đầu năm 2012. Dự hội nghị có đồng chí Bùi Văn Cửu – Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện Vụ Tổ chức cán bộ Bộ NN&PTNT; đại biểu ngành NN&PTNT 15 tỉnh trong khu vực.

Lạc Thủy có 39 trang trại đạt tiêu chí mới

(HBĐT) - Đến nay, huyện Lạc Thủy đã cấp 274 giấy chứng nhận kinh tế trang trại.

Kỳ Sơn: Doanh số cho vay các ngân hàng đạt trên 152, 6 tỷ đồng

(HBĐT) - Trong 6 tháng đầu năm, Ngân hàng NN &PTNT huyện Kỳ Sơn huy động các nguồn vốn đạt 169 tỉ đồng.

Mô hình vay vốn phát triển kinh tế cho người cao tuổi xã Cư Yên

(HBĐT) - Xã Cư Yên (Lương Sơn) có 4 dân tộc anh em cùng chung sống, thu nhập chính của người dân là sản xuất nông nghiệp, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Tỷ lệ hộ nghèo chiếm khoảng 6%, hộ cận nghèo 3% (năm 2011), cơ cấu làng xóm nhỏ, dân số ít dân cư thưa thớt....

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục