Người dân xã Hương Nhượng (Lạc Sơn) chăm sóc rừng trồng trên diện tích đất được giao.
(HBĐT) - Thực hiện NĐ 200/ 2004/NĐ-CP của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển lâm trường quốc doanh (LTQD) với những mục tiêu chính: rà soát, thu hồi lại các diện tích rừng và đất lâm nghiệp do các lâm trường quản lý, sử dụng không hiệu quả để giao lại cho người dân; chuyển đổi các lâm trường thành công ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng phòng hộ và rừng đặc dụng, đến nay, hầu hết các địa phương trong tỉnh vẫn chưa đạt được đầy đủ các mục tiêu đề ra.
Một trong những tồn tại của các nông, lâm trường quốc doanh, nay đã chuyển đổi thành các công ty lâm nghiệp là việc quản lý, sử dụng đất kém hiệu quả và tình trạng tranh chấp đất giữa các nông - lâm trường và người dân kéo dài. Vì vậy, chủ trương của Nhà nước trong thu hồi đất nông - lâm trường kém hiệu quả, giao cho các địa phương quản lý sẽ có ý nghĩa quan trọng để phát huy hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai. Đặc biệt là ở những nơi điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn nhưng người dân thiếu đất sản xuất. Nằm ngay ở trung tâm xóm Chum, xã Hương Nhượng (Lạc Sơn), khu đồi có diện tích gần 4 ha được coi là một nơi thuận lợi để người dân đưa các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao vào sản xuất nhưng lại do Chi nhánh Công ty Lâm nghiệp huyện Lạc Sơn quản lý việc trồng rừng nguyên liệu nên người dân muốn tiến hành sản xuất phải thuê lại của đơn vị này. Trong đó, mỗi chu kỳ trồng keo trong khoảng 7 năm phải nộp từ 17 - 18 triệu đồng/ha, có nghĩa là để tiến hành sản xuất trên 1 ha, trung bình một năm, người dân phải nộp gần 2,5 triệu đồng. ông Bùi Văn Biền, Chủ tịch UBND xã Hương Nhượng cho biết: Khó khăn về nguồn thu nhập của các hộ dân thuê đất trồng rừng phát triển kinh tế gia đình đã khiến cho không ít hộ thấy nản lòng, không muốn thuê lại đất của lâm trường hoặc nhiều hộ dân không đóng tiền thuê đất trên diện tích đã trồng keo. Cùng với đó là tình trạng trùng chéo, tranh chấp diện tích đất giữa nông - lâm trường và người dân ở địa phương diễn ra khá phổ biến. Theo thống kê, toàn huyện Lạc Sơn có trên 2.700 ha đất do Chi nhánh Công ty Lâm nghiệp huyện Lạc Sơn đang quản lý có đến gần 60% diện tích đất tranh chấp, lấn chiếm. Việc xử lý tranh chấp, lấn chiếm đất ở nhiều nơi cũng chưa triệt để; quá trình giao đất chưa có sự đánh giá, kiểm tra hiện trạng đất, hồ sơ đất đai thiếu chính xác, ranh giới sử dụng đất không rõ ràng. Diện tích được giao của các nông - lâm trường vượt quá khả năng quản lý của họ. Điều này cũng là một trong nhưng nguyên nhân gây ra tình trạng mất ANTT ở địa phương.
Ông Bùi Văn Rỉnh, Trưởng phòng TN&MT huyện Lạc Sơn cho biết: Để từng bước bảo đảm sự ổn định trong QLNN về đất đai, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Sở TN&MTkiểm tra, rà soát lại toàn bộ diện tích đất thuộc Cty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Hoà Bình thống nhất số liệu, đề nghị trả lại cho địa phương quản lý, sử dụng. Thời gian qua, phòng TM&MT huyện phối hợp Chi nhánh Công ty Lâm nghiệp huyện Lạc Sơn rà soát trên địa bàn 6 xã có diện tích đất của đơn vị đang quản lý. Đồng thời, kiến nghị giao lại cho địa phương hơn 1.800 ha đất. Đến nay, công việc cũng đã hoàn tất, chỉ còn chờ đợi cơ chế tạo nguồn kinh phí đo đạc.
Đến nay, khi thực hiện Nghị định 200/2004/NĐ-CP, cũng như nhiều địa phương khác, do địa bàn rộng và phân bố xa KDC nên huyện Lạc Sơn đang tích cực triển khai công tác quy hoạch xây dựng NTM. Đây là điều kiện để phát huy hiệu quả nguồn lực đất đai, tài nguyên, nhân lực ở địa phương. Vì vậy rất cần một cơ chế tạo nguồn kinh phí đo đạc và rà soát đất đai giao về cho địa phương để tiến hành quy hoạch diện tích đất này.
(HBĐT) - Thực hiện chủ trương sắp xếp, đổi mới nông-lâm trường quốc doanh, các nông-lâm trường của tỉnh đã hoàn thành chuyển đổi thành công ty hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, 5 nông trường trên địa bàn tỉnh đã được rà soát, đo đạc lập bản đồ địa chính.
(HBĐT) - Đến hết tháng 6, thu NSNN trên địa bàn huyện Lương Sơn ước đạt 33.440 triệu đồng, đạt 22% so với dự toán tỉnh giao, đạt 21,9% so với dự toán huyện giao và bằng 48,7% so với cùng kỳ.
(HBĐT) - Trong 2 ngày 30 -31/7, Hội Nông dân tỉnh tổ chức hội thi Nhà nông đua tài tỉnh Hòa Bình lần thứ III, năm 2012. Dự và chúc mừng hội thi có các đồng chí: Hoàng Việt Cường, Bí thư Tỉnh ủy; Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo Hội Nông dân Việt Nam, các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và 55 thí sinh của 11 đội đến từ Hội Nông dân các huyện, thành phố trong tỉnh.
(HBĐT)- Ngày 31/7, Công ty CP BĐS An Thịnh đã tổ chức giao lưu kinh tế thương mại và đầu tư với các doanh nghiệp thành phố Trung Sơn, Quảng Đông, Trung Quốc tại KCN Lương Sơn. Tham dự hội nghị có lãnh đạo Ban Quản lý các KCN tỉnh; công ty CP BĐS An Thịnh; lãnh đạo, các ban, ngành Thành phố Trung Sơn cùng hơn 20 doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế TP Trung Sơn, Quảng Đông, Trung Quốc.
(HBĐT)- Tình hình kinh tế khó khăn, người dân thắt chặt chi tiêu, sức tiêu thụ giảm là một trong những nguyên do khiến nhiều loại lương thực, thực phẩm trên thị trường tiếp tục giảm giá trong thời gian này. Bên cạnh đó, với nguồn cung dồi dào, giá bán các loại rau, củ, quả cũng đồng loạt giảm.