Xăng thuộc nhóm hàng tiêu dùng thiết yếu có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân (ảnh tại cửa hàng xăng dầu số 3, phường Đồng Tiến).

Xăng thuộc nhóm hàng tiêu dùng thiết yếu có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân (ảnh tại cửa hàng xăng dầu số 3, phường Đồng Tiến).

(HBĐT) - Tính từ đầu tháng 7 đến nay, giá các mặt hàng thiết yếu gồm điện, nước, xăng, gas đồng loạt tăng giá. Người tiêu dùng thêm một lần gặp khó trong việc chi tiêu.

 

Cầm tờ hóa đơn điện, nước trên tay, bà Nguyễn Thị Thu ở tổ 10, phường Tân Thịnh (thành phố Hòa Bình) bần thần: Tháng trước, cũng vẫn từng ấy m3 nước, bà chỉ phải trả gần 80 nghìn đồng. Giá nước sinh hoạt từ tháng 7 tăng 50%, với việc tiêu thụ 20m3, bà phải trả tiền hóa đơn 121 nghìn đồng, cộng ở 2 mức giá 4.785 đồng/m3 cho 10 m3 đầu tiên, 5.740 đồng/m3 kế tiếp. Hóa đơn tiền điện tháng này của gia đình bà cũng tăng theo cách tính điện năng tiêu thụ giá bậc thang. Bà cho biết: Hàng tháng, gia đình bà tiêu dùng trên dưới 200 kwh điện. Duy có tháng vừa rồi, nhà có việc, thi thoảng có sử dụng điều hòa khi thời tiết quá nóng nên chỉ số điện năng tăng lên 245 kwh. Với mức tiêu thụ này, tương đương 7 bậc đơn giá, cộng thêm giá trị gia tăng, bà phải thanh toán 410.000 đồng.

 

Theo ông Đỗ Hữu Bằng, cán bộ hưu trí ở tổ 5, phường Thái Bình, với tình hình tăng giá điện, nước như hiện nay, mỗi tháng, gia đình ông phải chi thêm gần 200 nghìn đồng. Đời sống của người dân khu vực thành thị ngày càng nâng cao, nhu cầu tiêu dùng điện, nước trong sinh hoạt cũng nhiều hơn so với vùng nông thôn trong tỉnh. Gia đình nào hầu như cũng trang bị vật dụng, tiện nghi liên quan đến tiêu thụ điện năng như ti vi, tủ lạnh, quạt máy, nồi cơm điện… mùa nóng, nhà có điều kiện lại lắp đặt thêm điều hòa nhiệt độ. Do vậy, khi điện tăng giá, nhiều hộ dùng điện trong tâm trạng lo ngay ngáy. Ví như gia đình ông Bằng, từ hôm tăng giá điện, ông bỏ hẳn việc dùng bình đun nước siêu tốc. Nhà trước đấy dùng bếp than nhưng sợ độc hại, giá than tổ ong giờ cũng không phải là rẻ. Phía sau nhà có đồi rừng, ông bỏ công kiếm củi khô về nấu nước sôi để nguội dùng cho cả tuần.

 

Giá điện tăng 5%, giá nước tăng tối đa 50%, xăng A92 tăng 900 đồng/lít, giá gas tăng mạnh nhất tính từ đầu tháng 8 với mức 50.000 đồng/bình 12 lít, khiến người tiêu dùng buộc phải tính toán. Phương cách hữu hiệu nhất mà họ nghĩ đến là giảm bớt tiêu dùng, hạn chế chi tiêu. Gần đây, thay vì dùng bóng tuýp điện, ông Bùi Văn Bắc ở tổ 21, phường Hữu Nghị chuyển sang dùng bóng đèn compact. Ông luôn làm gương và nhắc nhở con, cháu ra khỏi phòng nhớ tắt quạt, bóng điện, mở cửa sổ phòng khách để đón ánh sáng tự nhiên…. Còn chị Nguyễn Thị Phương, nhân viên văn phòng tâm sự: Chỉ khi thời tiết quá nóng, mình mới bật máy điều hòa, nhiệt độ cũng để ở mức trên 25 độ C, như thế giúp tiết kiệm điện năng.

 

Giá gas tăng, các hộ gia đình chuyển sang dùng bếp than tổ ong nhiều hơn, chỉ sử dụng bếp gas đun nóng thức ăn đã nấu chín hoặc đồ ăn nhanh. Với việc tăng giá xăng như hiện nay, với những người đi lại nhiều bằng phương tiện xe máy phải trả thêm 20 – 30 nghìn đồng/tháng. Tuy nhiên, sự tăng giá đồng loạt điện, nước, xăng, gas có ảnh hưởng đáng kể đối với hộ tiêu dùng, buộc họ phải tính toán, kiểm soát chặt chẽ việc tiêu dùng cũng như các chi tiêu. Đặc biệt là đối với hộ thu nhập thấp, việc bỏ thêm hàng trăm nghìn đồng vào tiêu dùng điện, nước, xăng, gas hàng tháng là món tiền không nhỏ. Các hộ cũng chung mối băn khoăn, lo ngại theo đà tăng giá này, giá cả hàng hóa liệu có leo thang?

 

Ông Lê Thế Bùi – Đội trưởng Đội QLTT số 1, thành phố Hòa Bình cho biết: Trước tình hình tăng giá một số mặt hàng thiết yếu, cụ thể là xăng, gas, đội đã tích cực, chủ động trong công tác kiểm tra, kiểm soát, theo dõi chặt diễn biến thị trường, không để xảy ra hiện tượng tùy tiện nâng giá bán các mặt hàng. Hoạt động kiểm tra được tiến hành thường xuyên, tập trung vào hàng hóa thiết yếu, có sức tiêu thụ lớn, góp phần làm lành mạnh, tạo bình ổn thị trường. Mới đây, lực lượng QLTT thành phố đã phối hợp với một số ngành chức năng kiểm tra mặt hàng xăng, gas trên địa bàn nhằm phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm về giá, chấn chỉnh hoạt động kinh doanh, bảo vệ quyền và lợi ích của người tiêu dùng.

 

                                       

                                                           Bùi Minh

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVT.ư Đảng,  Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại buổi làm việc với  lãnh đạo huyện Tân Lạc.

Toàn tỉnh đã cấp trên 421.000 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

(HBĐT) - Thực hiện công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (CNQSDĐ), đến nay, tỉnh ta đã cấp được 421.799 giấy CNQSDĐ các loại với diện tích 251.010,46 ha cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất.

Tỷ lệ hộ sử dụng điện lưới quốc gia toàn tỉnh đạt 97,62%

(HBĐT) - Theo sở Công thương, trong 6 tháng đầu năm nay, sản lượng tiêu thụ điện trên địa bàn tỉnh đạt 165,7 triệu KWh, vượt kế hoạch giao 8,5%, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm 2011. Trong đó, điện thương phẩm cho hoạt động quản lý tiêu dùng chiếm 60,88%; công nghiệp-xây dựng chiếm 32,02%; thương mại dịch vụ chiếm 2,59%; nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 0,56% và hoạt động khác chiếm 3,95%.

Yêu cầu tạm dừng hoạt động cơ sở Ngọc Hải – Công ty TNHH Thiên Ngọc Minh Uy

(HBĐT) - Ngày 6/8, Đội QLTT số 1, Công an thành phố Hòa Bình đã phối hợp thực hiện kiểm tra đột xuất cơ sở Ngọc Hải, Công ty TNHH Thiên Ngọc Minh Uy có địa chỉ tại tổ 5, phường Tân Thịnh (thành phố Hòa Bình).

Lực lượng QLTT huyện Mai Châu: Tăng cường kiểm soát hàng hóa kém chất lượng

(HBĐT) - Những tháng gần đây, trên địa bàn huyện Mai Châu xuất hiện hàng hóa kém chất lượng, hàng quá hạn sử dụng tại các xã vùng cao, vùng xa khu vực trung tâm huyện như: Hang Kia, Pà Cò, Vạn Mai, Bao La. Đội QLTT số 7 (Mai Châu) đã tăng cường kiểm tra, kiểm soát làm lành mạnh, ổn định thị trường, góp phần bảo vệ lợi ích chính đáng của người tiêu dùng.

1.637 tỷ đồng đầu tư kết cấu hạ tầng thành phố Hòa Bình

(HBĐT) - Đây là tổng kinh phí đầu tư kết cấu hạ tầng từ ngân sách Nhà nước cho TP Hòa Bình 5 năm (2007-2011) thực hiện 193 công trình.

Lạc Sơn: Nhiều khó khăn trong việc giao đất lâm trường cho địa phương quản lý

(HBĐT) - Thực hiện NĐ 200/ 2004/NĐ-CP của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển lâm trường quốc doanh (LTQD) với những mục tiêu chính: rà soát, thu hồi lại các diện tích rừng và đất lâm nghiệp do các lâm trường quản lý, sử dụng không hiệu quả để giao lại cho người dân; chuyển đổi các lâm trường thành công ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng phòng hộ và rừng đặc dụng, đến nay, hầu hết các địa phương trong tỉnh vẫn chưa đạt được đầy đủ các mục tiêu đề ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục