Nhằm giải quyết việc làm cho người lao động, xã Mông Hóa đẩy mạnh phát triển các ngành nghề TTCN.

Nhằm giải quyết việc làm cho người lao động, xã Mông Hóa đẩy mạnh phát triển các ngành nghề TTCN.

(HBĐT) - Anh Nguyễn Văn Muôn, Phó Chủ tịch UBND xã Mông Hóa cho biết: Hiện nay với việc quy hoạch KCN và có đường cao tốc Hòa Lạc - TPHB chạy qua, xã Mông Hóa chuyển đổi hàng trăm ha đất thuộc diện tích đất nông nghiệp. Tuy nhiên, xã cũng có 2 chợ, 4 km quốc lộ, 3 km tỉnh lộ và 2 km đường cao tốc đi qua, đây sẽ là một lợi thế để xã chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tạo việc làm cho lao động nông thôn, góp phần phát triển kinh tế một cách bền vững.

 

Từ thực tế đó, ngay từ đầu năm, Nghị quyết Đảng bộ xã đã xác định: coi trọng tạo việc làm tại chỗ cho lao động, chuyển đổi cơ cấu ngành nghề phù hợp để chuyển nhanh một bộ phận lao động nông thôn sang công nghiệp, dịch vụ, từng bước chuyển đổi cơ cấu kinh tế góp phần xóa đói - giảm nghèo một cách bền vững. Ngay khi Nghị quyết Đảng bộ đề ra, UBND xã Mông Hóa đã tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục hành chính để các hộ dễ tiếp cận với các nguồn vốn để phát triển kinh tế. Trong đó, đặc biệt ưu tiên cho các hộ thuộc diện hộ nghèo, hộ thu hồi đất, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn sang sản xuất hàng hóa, phát triển mô hình trang trại, chăn nuôi quy mô lớn. Trong những năm qua, với diện tích đất nông nghiệp có năng suất thấp, xã vận động người dân chuyển sang trồng các loại cây thực phẩm, cải tạo các loại vườn tạp để chuyển trồng cây ăn quả đặc sản, cây công nghiệp có giá trị. Đặc biệt, xã chú trọng phát triển nhanh đàn gia súc, gia cầm theo hướng chăn nuôi hàng hóa quy mô lớn, trong đó, chủ yếu là nuôi lợn thịt. Hiện nay, tổng đàn lợn trên toàn xã có hơn 9.500 con. Nhiều hộ trung bình xuất từ 8 - 10 tấn lợn/năm mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng. Ngoài ra, xã đã tích cực mở rộng phát triển các ngành nghề TTCN, dịch vụ nông thôn như mây - tre đan, chẻ tăm mành, làm chổi chít. Hiện tại, trên địa bàn xã có 4 cơ sở sản xuất chổi chít, 3 cơ sở sản xuất đá xây dựng, 1 cơ sở sản xuất tăm mành và một số cơ sở đồ mộc dân dụng giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động có thu nhập ổn định từ 2-3 triệu đồng/tháng.

 

Song song với các hoạt động nhằm tạo việc làm tại chỗ, xã cũng đẩy mạnh công tác dạy nghề gắn với giải quyết việc làm. Trong đó, chủ yếu là phối hợp với phòng LĐ-TB&XH huyện thực hiện Đề án 1956 về đào tạo nghề cho lao động nông thôn vừa góp phần nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo, vừa đón đầu các dự án trong KCN ngay trên địa bàn xã. Trong 6 tháng đầu năm, xã đã mở được 2 lớp cho 60 lao động học nghề chẻ tăm mành. Qua đào tạo, xã đã phối hợp với Công ty TNHH Mai Bình đầu tư 10 máy chẻ tăm và bao tiêu sản phẩm cho người lao động.

 

Nhờ đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm cho người lao động, đời sống của nhân dân xã Mông Hóa đã từng bước được cải thiện, nhiều hộ dân bị thu hồi đất đã chuyển dịch cơ cấu kinh tế hiệu quả, từng bước xóa đói - giảm nghèo, ổn định cuộc sống. Hiện nay, tỷ lệ hộ nghèo toàn xã giảm xuống còn 3,5%, thu nhập bình quân đầu người đạt 17 triệu đồng/năm.

 

 

                                                                         Phương Linh

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Nhờ mô hình trồng mía, gia đình ông Đinh Đức Bân, xã Nam Phong (Cao Phong) có thu nhập hàng trăm triệu đồng.

Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 7 tháng tăng 17% so với cùng kỳ

(HBĐT) - 7 tháng năm 2012, giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của tỉnh đạt khoảng 2.435,3 tỷ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2011, thực hiện 55,7% kế hoạch năm.

Dịch vụ trả lương qua thẻ - đôi điều trăn trở

(HBĐT) - Hiện nay, dịch vụ trả lương qua thẻ - một sản phẩm được xem là văn minh, tiện lợi đã được nhiều tổ chức, cá nhân, cơ quan, đơn vị trong tỉnh lựa chọn sử dụng. Lượng khách hàng mở tài khoản giao dịch ngày một đông. Thế nhưng bên cạnh những tiện ích đối với người hưởng lương, hình thức trả lương qua thẻ còn để xảy ra một vài sự cố làm khúc mắc, có đôi khi khiến chủ thẻ có tâm lý e ngại.

Kim ngạch xuất khẩu 7 tháng đạt hơn 38 triệu USD

(HBĐT) - Theo báo cáo của Sở Công thương, kim ngạch xuất khẩu tháng 7 toàn tỉnh ước đạt 5,150 triệu USD, bằng 96,3% so với tháng trước. Luỹ kế 7 tháng ước đạt 38,423 triệu USD, tăng 35,31% so với cùng kỳ, thực hiện 54,12% kế hoạch năm.

Giải ngân vốn trái phiếu Chính phủ đạt 69% kế hoạch

(HBĐT) - Đến hết tháng 7, tỉnh đã giải ngân được 333.868 triệu đồng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, đạt 69% kế hoạch. Trong đó, lĩnh vực giao thông giải ngân được 51.112 triệu đồng (70% kế hoạch), lĩnh vực y tế 44.970 (71% kế hoạch), lĩnh vực giáo dục 33.176 triệu đồng (46% kế hoạch), lĩnh vực thủy lợi 202.258 triệu đồng (74% kế hoạch).

Giảm trên 53% số vụ vi phạm pháp luật quản lý, bảo vệ rừng

(HBĐT) - Ngày 8/8, Sở NN&PTNT tổ chức hội nghị sơ kết kế hoạch bảo vệ rừng và phát triển rừng 7 tháng đầu năm, phương hướng nhiệm vụ 5 tháng cuối năm. Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự và chỉ đạo hội nghị.

Ký Hiệp định vay vốn Quỹ Cô Oét cho Dự án nông thôn đa mục tiêu huyện Đà Bắc

(HBĐT) - Ngày 8/8 tại Hà Nội, Thứ Trưởng Bộ Tài chính Trương Chí Trung thay mặt Nhà nước CHXHCN Việt Nam và ông Hesham Al-Wapayan, Phó Tổng Giám đốc Quỹ Cô Oét thay mặt Quỹ Cô Oét đã ký Hiệp định vay vốn Quỹ phát triển kinh tế Ả Rập của Cô Oét cho Dự án phát triển nông thôn đa mục tiêu huyện Đà Bắc – tỉnh Hòa Bình với tổng số vốn 14,4 triệu USD. Cùng chứng kiến lễ ký về phía tỉnh có đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo Sở KH&ĐT tỉnh, UBND huyện Đà Bắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục