Hệ thống kè taluy âm đường xuống chợ Bãi Sang – Phúc Sạn (Mai Châu) được đầu tư bê tông hóa, đảm bảo an toàn cho đường và khu vực chợ.
(HBĐT) - Công trình kè bờ suối Phúc Sạn (Mai Châu) hàng năm bị mưa lũ làm sạt lở được nhà thầu khẩn trương thi công vừa được hoàn thành đưa vào sử dụng. Với việc được đầu tư kiên cố hóa bằng bê tông, công trình kè suối Phúc Sạn đã làm vơi bớt phần nào nỗi lo âu mỗi mùa lũ đến đối với đại đa số dân nghèo trong vùng.
Phúc Sạn là xã vùng lòng hồ sông Đà, thuộc diện đặc biệt khó khăn, địa hình chia cắt, đất dốc, kinh tế trong vùng không có điều kiện phát triển như nhiều địa phương khác trong tỉnh. Cả xã hay nói chính xác hơn, cả vùng mới có một khu vực là nơi giao thương buôn bán trọng yếu tại khu vực chợ và bến thuyền Bãi Sang. Chợ Bãi Sang mỗi tuần họp một buổi vào thứ tư mỗi tuấn. Chợ thường là nơi diễn ra việc trao đổi hàng hóa giữa vùng lân cận, các tiểu thương miền xuôi đi bằng đường thủy.
Mỗi lần họp chợ có từ 20 – 30 chiếc thuyền, trong đó có nhiều thuyền chợ chạy dài ngày dọc tuyến vùng hồ sông Đà. Ngoài ra, mỗi phiên chợ cho hàng ngàn người khắp nơi từ đừng bộ, đường thủy về đây buôn bán, trao đổi hàng hóa. Ngoài đường bộ giờ đã thuận lợi hơn trước nhiều, người dân còn giao thương theo đường thủy, điều này góp phần đáng kể vào phát triển KT – KT cho cả vùng. Thông qua đây, hàng hóa trong khu vực được đem về xuôi mà còn được các tiểu thương đưa lên vùng ngược lòng hồ sông Đà.
Có một vị trí quan trọng như vậy nhưng trong nhiều năm liên tục, hệ thống đường giao thông cũng như khu vực chợ Bãi Sang luôn trong tình trạng bị xóa bởi nước lũ lúc nào không biết. Người dân xã Phúc Sạn cùng với những vùng lân cận như huyện Tân Mai (Mai Châu), Tân Dân (Đà Bắc) đến với chợ Phúc Sạn đều lo lắng trước tình trạng con đường bê tông rộng 3,5 m xuống bến thuyền qua khu chợ đầu mối của cả vùng ngày đêm bị dòng nước từ thượng nguồn đổ về mỗi ngày như khét sâu thêm vào phía taluy âm. Khu vực chợ trung tâm cụm xã Bãi Sang, tiếp giáp với dòng suối Sạn được đầu tư nhiều tỉ đồng cũng có nguy cơ bị sạt lở. Một số nhà dân xung quanh khu vực cũng luôn trong tình trạng báo động, nguy cơ mất nhà như hiển hiện trước mắt.
Tuy nhiên, với sự vào cuộc gấp rút của các ngành chức năng, công trình kè chợ đầu mối, con đường dọc suối Sạn đã được sớm triển khai thi công. Công trình có tổng kinh phí vào khoảng 21 tỷ đồng có chiều dài gần 300 m được nhà thầu khẩn trương thi công đến nay đã hoàn thành. Mặt bằng tuyến kè được thiết kế chạy dọc suối Sạn, song song với tuyến đường xuống chợ Bãi Sang và bến thuyền. Công trình có kết cấu bê tông cốt thép, chiều cao thay đổi từ 7 – 7,5 m, có nơi cao gần 10 m; chiều rộng mặt đường từ 3,5 – 5,5 m. Hệ thống cống hộp cũng được bổ sung nhằm tiêu thoát nước…
Anh Bùi Xuân Tin, Phó Bí thư TT Đảng ủy xã Phúc Sạn (Mai Châu) cho biết, công trình kè chợ và đường Bãi Sang được các ngành chức năng, nhân dân trong khu vực rất đồng tình ủng hộ. Được đầu tư, khu vực chợ hiện giờ đã đảm bảo an toàn, một số nhà dân cũng thoát khỏi nguy cơ sạt lở. Người dân yên tâm làm ăn, sinh sống. Các tiểu thương cũng không khỏi bận tâm nhiều mỗi khi mang hàng hóa lên đây để trao đổi, mua bán. Hàng hóa giao thương ở chợ Bãi Sang ngày càng phong phú, đáp ứng nhu cầu của bà con trong khu vực. Quan trọng hơn cả, nhờ đó, cuộc sống của người dân Phúc Sạn từng bước đổi thay nhờ sự đầu tư kịp thời của Nhà nước, nhất là những vùng đặc biệt khó khăn như Phúc Sạn.
H.T
(HBĐT) - Chỉ số giá tiêu dùng tháng 8 đã tăng trở lại với mức tăng 0,84%. Tăng chủ yếu một số loại nhiên liệu (xăng, gas), đặc biệt trong tháng giá xăng điều chỉnh tăng 3 lần vào các ngày 20/7, 1/8 và 13/8. Một số nhóm hàng khác cũng tăng giá nhẹ.
(HBĐT) - Năm 2012, nguồn vốn NST.ư hỗ trợ trực tiếp cho chương trình xây dựng NTM 33.952 triệu đồng. Ngoài ra, các chương trình, dự án trên địa bàn tỉnh đã được phê duyệt với tổng nguồn vốn lồng ghép 1.312.487 triệu đồng.
(HBĐT) - Năm 2012, nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh cấp cho huyện Kim Bôi triển khai thực hiện chương trình xây dựng NTM trên 4 tỉ đồng. Trong đó, 546 triệu đồng cho công tác lập quy hoạch; 2.600 triệu đồng cho đầu tư phát triển; hỗ trợ phát triển SX cho các xã phấn đấu về đích năm 2015 là 710 triệu đồng; cấp cho huyện 245 triệu đồng để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể như mở lớp tập huấn134 triệu đồng; công tác tuyên truyền 111 triệu đồng; quản lý phí 27 triệu đồng.
(HBĐT) - Chịu ảnh hưởng của cơn bão số 5 diễn ra từ ngày 16-18/8, trên địa bàn huyện Đà Bắc xảy ra mưa lớn kéo dài kèm theo giông và gió lốc, lượng mưa đo được khoảng 120 mm. Theo Ban chỉ huy PCLB&TKCN huyện, mưa bão làm 1 người tại xã Đồng Chum bị thương và gây thiệt hại lớn về tài sản. Ước thiệt hại đến nay khoảng 2 tỷ đồng.
(HBĐT) - Dự án đường cao tốc Hòa Lạc - thành phố Hòa Bình, đoạn qua tỉnh ta từ km 13+050 - km 33+256 được UBND tỉnh phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi tại QĐ số 1064 ngày 13/7/2010.
(HBĐT) - Có tiềm năng lớn về diện tích đất nông nghiệp và nguồn lao động nông thôn, nhưng kinh tế - xã hội của huyện Lạc Sơn vẫn đang thuộc diện khó khăn so với mức bình quân chung của tỉnh. Sự manh mún khiến bức tranh sản xuất nông nghiệp (SXNN) của Lạc Sơn trở nên đơn thuần và kém sắc. Khi nhìn vào bức tranh đó, nhiều người sẽ đặt câu hỏi: Hướng đi nào phù hợp để nâng cao hiệu quả cho SXNN nơi đây?