Bên cạnh các yếu tố vĩ mô vẫn còn khó khăn, niềm tin của nhà đầu tư (NĐT) sụt giảm cũng tác động tiêu cực đến chứng khoán.
|
Làm thế nào để vực dậy niềm tin của NĐT là chủ đề chính trong hội thảo “Ngày hội chứng khoán” do Công ty Vinabul và Công ty tư vấn đầu tư Sông Ngân tổ chức hôm qua tại TP.HCM.
Ngại biến động tỷ giá, doanh nghiệp đa ngành
Ông Phạm Ngọc Bích - Phó tổng giám đốc Công ty chứng khoán SSI - cho biết công ty này vừa tiếp một đoàn khách gồm khoảng 10 công ty quản lý quỹ nước ngoài (quản lý số vốn khoảng 500 tỉ USD) đi thăm và tìm hiểu các doanh nghiệp (DN) niêm yết. Điều quan tâm đầu tiên của các nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) khi vào thị trường Việt Nam là tỷ giá. Câu chuyện của Công ty quản lý quỹ Dragon Capital (đang quản lý nguồn vốn 1 tỉ USD đầu tư vào Việt Nam) chỉ trong vòng một ngày mất gần 100 triệu USD khi Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tỷ giá USD lên hơn 9% cuối năm 2011 vẫn ám ảnh các nhà ĐTNN. Bởi khi đầu tư vào Việt Nam, họ phải đổi từ USD sang tiền đồng. Nếu tỷ giá không ổn định thì khi rút vốn, việc đổi ngược từ tiền đồng sang USD sẽ khiến họ đối mặt với rủi ro, thậm chí là thua lỗ như trường hợp của Dragon Capital nói trên. Nợ xấu gia tăng cũng là vấn đề các nhà ĐTNN đặc biệt quan tâm. Vì muốn giải quyết nợ xấu, Ngân hàng Nhà nước có thể phải bơm thêm tiền để mua lại nợ xấu hoặc cho ngân hàng mượn để giữ vững thanh khoản. Cung tiền vào nền kinh tế gia tăng sẽ tác động đến tỷ giá...
Bên cạnh đó, nhà ĐTNN không đánh giá cao các DN đầu tư dàn trải, đa ngành vì thường sẽ không đủ sức để cạnh tranh nổi với những công ty, tập đoàn chuyên sâu trong từng lĩnh vực. TS Alan Phan - Chủ tịch Quỹ đầu tư Viasa (tại Hồng Kông và Thượng Hải, Trung Quốc) - cho rằng trào lưu đầu tư đa ngành của các DN Việt Nam đã để lại nhiều hậu quả xấu. Nếu DN đã tốt, có tiềm lực tài chính thì phải tiếp tục đầu tư mở rộng lĩnh vực kinh doanh cốt lõi của mình. Tại các nước phát triển, rất hiếm công ty hoạt động đa ngành. Bản thân các nhà ĐTNN khi vào Việt Nam đều muốn né những công ty đầu tư đa ngành. TTCK Việt Nam muốn phát triển cần phải thay đổi nhiều, nhất là chất lượng các DN niêm yết.
Minh bạch thông tin
Đây là vấn đề được đề cập đến rất nhiều lần trên thị trường nhưng vẫn chưa được giải quyết. Ông Louis Nguyễn, Tổng giám đốc Công ty quản lý quỹ đầu tư Saigon Asset Management (SAM) - kể về sự khác biệt giữa quản trị công ty tại Mỹ và Việt Nam. Chẳng hạn, ban lãnh đạo các công ty tại Mỹ sẽ sẵn sàng chia sẻ thông tin cho NĐT về mọi vấn đề có liên quan đến công tác quản trị, sở hữu cổ phần của thành viên hội đồng quản trị (HĐQT), lý lịch của tổng giám đốc..., trong khi lãnh đạo nhiều DN tại Việt Nam thường tập trung vào lợi ích cá nhân, không cởi mở chia sẻ thông tin về các vấn đề liên quan đến thành viên HĐQT dù nhà ĐTNN tìm hiểu. Điều đó khiến cho bản thân NĐT không có lòng tin vào ban lãnh đạo cũng như DN nên rất khó kêu gọi họ rót vốn đầu tư.
TS Lê Đạt Chí - Trường ĐH Kinh tế TP.HCM - cho rằng điều quan trọng nhất là cơ quan quản lý nhà nước, DN niêm yết phải nghĩ đến việc làm thế nào cho DN và TTCK phát triển tốt hơn. “Lòng tham và nỗi sợ hãi luôn tồn tại trên TTCK. Khi nhận thấy cơ hội đầu tư có lãi, TTCK hoạt động minh bạch công khai, tất yếu lòng tham của các NĐT sẽ trỗi dậy và khi đó họ sẽ tham gia đầu tư. Đó là mục tiêu mà các DN niêm yết và cơ quan quản lý nhà nước phải hướng tới và thúc đẩy TTCK phát triển lâu dài”.
Theo ông Chí, hiện tại và dự báo tình hình kinh tế thế giới không tốt. Điển hình như kinh tế Mỹ đang đối diện nguy cơ giảm phát, kinh tế châu Âu sẽ có nhiều kịch bản tồi tệ... Hầu như các chính sách kích thích kinh tế của các nước chưa phát huy được tác dụng. Nền kinh tế Việt Nam cũng sẽ chịu nhiều tác động và giảm phát đã xuất hiện. Hiện tỷ lệ nợ của DN quá nhiều, các DN nhà nước và tư nhân đều muốn thoái vốn đầu tư ngoài ngành... Vì vậy, lãi suất có giảm xuống cũng không thể kích tín dụng tăng trưởng như trước đây. Trong bối cảnh này, TTCK sẽ không có tăng trưởng như mong muốn của NĐT.
Theo Báo Thanhnien
(HBĐT) - Chiều 21/9, Sở KH&ĐT tổ chức họp tổ công tác tháo gỡ khó khăn trong SXKD cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Tham dự có các thành viên của tổ công tác gồm lãnh đạo, chuyên viên đến từ các đơn vị: Sở KH&ĐT, Cục Thuế tỉnh, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, Ban quản lý các KCN tỉnh, Sở Công thương, Sở Xây dựng, Sở Tài chính, Sở TN&MT, Hội Doanh nghiệp N&V tỉnh.
(HBĐT) - Ngày 21/9, thành phố Hòa Bình đã tổ chức hội nghị Tổng kết 20 năm công tác khuyến khích phát triển kinh tế (1993 – 2012). Đến dự có lãnh đạo Thành ủy, UBND thành phố, Sở NN&PTNT, các tổ chức, đơn vị, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực khuyến nông của tỉnh và TPHB.
(HBĐT) - Theo thống kê sơ bộ của Sở NN&PTNT, đến ngày 21/9, toàn tỉnh đã thu hoạch được trên 1.800 ha lúa vụ mùa, diện tích lúa trỗ chiếm khoảng 99% tổng diện tích gieo cấy.
(HBĐT) - Là huyện miền núi thấp nằm ở phía đông nam của tỉnh, Lạc Thủy có diện tích tự nhiên trên 31.000 ha, chủ yếu là đất đồi rừng, mặt nước. Với những lợi thế về tiềm năng đất đai, ngoài phát triển du lịch, các cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Lạc Thủy đã xác định phát triển kinh tế nông nghiệp là mặt trận hàng đầu. Đặc biệt chú trọng phát triển kinh tế vườn rừng, trang trại làm mũi nhọn tạo khâu đột phá để đưa nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa.
(HBĐT) - Những năm gần đây, người dân xã Sơn Thủy (Kim Bôi) đã mạnh dạn đưa cây nhãn Hương Chi vào trồng thay thế một số cây hoa màu cho năng suất thấp. Với hiệu quả kinh tế cao, nhiều năm qua, cây nhãn đã trở thành cây trồng chủ lực của người dân nơi đây.
(HBĐT) - Năm 2012 thu ngân sách Nhà nước tiếp tục gặp nhiều khó khăn. Tỉnh đặt kế hoạch thu ngân sách Nhà nước là 1.786 tỷ đồng, trong đó thu cân đối là 1586 tỷ đồng, các khoản thu được để lại quản lý qua ngân sách Nhà nước là 150 tỷ đồng.