Mô hình chăn nuôi lợn  theo hướng gia trại  ở xã Hòa Sơn (Lương Sơn).

Mô hình chăn nuôi lợn theo hướng gia trại ở xã Hòa Sơn (Lương Sơn).

(HBĐT) - Để phát triển chăn nuôi bền vững, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong chăn nuôi hiện nay cần có các biện pháp, giải pháp đúng đắn về tổ chức quản lý và khoa học công nghệ. Trong đó, phương thức chăn nuôi, quy mô chăn nuôi và giải pháp phòng - chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm có ý nghĩa quyết định.

 

Những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh ta đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo về công tác phát triển chăn nuôi, phòng - chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng. Trên cơ sở quy định của Chính phủ, các quyết định của UBND tỉnh, Sở NN&PTNT đã giao việc quản lý hành chính về lĩnh vực chăn nuôi, thú y trên địa bàn cho chi cục Thú y. Đặc biệt, Quyết định số 842 ngày 20/5/2011 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án Phát triển chăn nuôi đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 của tỉnh đã đánh dấu mốc quan trọng để phát triển chăn nuôi trên địa bàn.

 

Ông Phạm Vinh Xương, Phó Chi cục Thú y nhận định, chăn nuôi là ngành không thể thiếu trong SXNN. Ngoài cung cấp thực phẩm có chất lượng cao như thịt, trứng, sữa cho đời sống con người, chăn nuôi còn cung cấp lượng lớn phân hữu cơ, sức kéo cho trồng trọt, nguyên liệu da, lông, sừng, móng, phủ tạng cho công nghiệp chế biến. Xét về tính chất xã hội, chăn nuôi góp phần quan trọng phát triển kinh tế, XĐ-GN, giúp nông dân vươn lên làm giàu. Hiện nay, ngành chăn nuôi tỉnh đã có sự chuyển dịch theo hướng tăng về chất lượng thông qua việc thúc đẩy và hình thành các vùng chăn nuôi quy mô lớn, phát triển hình thức trang trại, phương thức công nghiệp, sử dụng giống, thức ăn công nghiệp, đảm bảo an toàn dịch bệnh và nâng cao hiệu quả chăn nuôi.

 

Toàn tỉnh đã hình thành những vùng chăn nuôi công nghiệp tập trung ở các huyện Lương Sơn, Kim Bôi, Lạc Thủy, Yên Thủy, Lạc Sơn. Các địa phương khác tuy thuộc vào điều kiện và thế mạnh để phát triển vật nuôi phù hợp, hướng vào 5 vật nuôi chủ lực gồm trâu, bò, dê, lợn, gia cầm. Tổng đàn gia súc, gia cầm hiện có trên 177.000 con trâu, bò, khoảng 450.000 con lợn, 295.000 con dê và xấp xỉ 5 triệu con gia cầm. Phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ có xu hướng giảm dần, chuyển sang gia trại (nông hộ), trang trại. Dịch bệnh, lợi nhuận thấp, đất đai bị thu hẹp và ô nhiễm môi trường đã khiến chăn nuôi nhỏ lẻ giảm từ 75% như trước đây xuống còn    40 - 45%. Phương thức chăn nuôi gia trại đang tồn tại ở khắp các địa phương trong tỉnh, quy mô chăn nuôi nhỏ (30 - 50 con lợn thịt hoặc 10 lợn nái), thức ăn đầu tư chủ yếu là tận dụng sản phẩm nông nghiệp, ngành nghề phụ và 40 - 50% thức ăn công nghiệp, con giống chủ yếu từ nguồn địa phương hoặc giống lợn F1, F2.

 

Theo tính toán, chăn nuôi gia trại vẫn chiếm chủ yếu về số lượng đàn gia súc và sản lượng thịt hơi cung cấp cho thị trường trong tỉnh. Trong đó, thịt lợn chiếm khoảng 65%, thịt gia cầm chiếm 60%, thịt trâu, bò chiếm 95% và dê chiếm 45%. Toàn   tỉnh có khoảng trên 300 gia trại với số lượng nuôi khoảng trên 250.000 gia súc, gia cầm. Vấn đề đầu tư xây dựng hệ thống chuồng trại, quan tâm vệ sinh thú y đã được chú ý, mang lại năng suất, hiệu quả kinh tế cao hơn trên cơ sở nguồn vốn tự có của nông hộ. Tuy nhiên, phương thức này còn nảy sinh một số bất cập về tính manh mún trong sản xuất, dịch bệnh còn xảy ra thường xuyên, vệ sinh thú y chưa cao dẫn đến tỷ lệ hao tổn đàn còn lớn, gây ô nhiễm môi trường và khó kiểm soát VSATTP.

 

Hiện, phương thức chăn nuôi trang trại công nghiệp đang phát triển mạnh, tập trung ở đàn lợn và đàn gia cầm. Trên địa bàn tỉnh có 9 trang trại lợn công nghiệp với quy mô từ 300 - 2.000 con lợn sinh sản, hậu bị và lợn thịt; 54 trang trại gà thương phẩm với quy mô từ 3.000 - 10.000 con/lứa, 2 trang trại chăn nuôi gà giống với quy mô từ 9.000 - 50.000 con gà giống. Phương thức này được đầu tư áp dụng công nghệ nhiều, chuồng trại được xây dựng hiện đại, máng ăn, uống tự động, hoàn toàn sử dụng thức ăn công nghiệp, đảm bảo an toàn dịch bệnh. Hơn nữa, con giống chủ yếu là lợn ngoại, lợn lai giữa các giống lợn ngoại cho năng suất cao, sản phẩm thịt lợn phù hợp  và được thị trường ưa chuộng.  Tuy nhiên, tỉnh ta chưa có trang trại chăn nuôi trâu, bò theo hướng tập trung cho năng suất cao mà chủ yếu theo hướng nông hộ, quy mô nhỏ.

 

Ông Phó chi cục Thú y tỉnh cho rằng, chăn nuôi trang trại, gia trại không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cho chủ trang trại, gia trại mà còn đóng góp cho phát triển chăn nuôi, tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm từng vùng ở nông thôn, đáp ứng nhu cầu thực phẩm ngày càng tăng của thị trường. Ngoài ra còn có thêm điều kiện thực hiện an toàn sinh học trong chăn nuôi, khống chế dịch bệnh lây lan, giảm ô nhiễm môi trường, góp phần đảm bảo VSATTP cho người tiêu dùng.

 

 

 

                                                                      Bùi Minh

 

 

Các tin khác

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển - Chi nhánh tỉnh Hoà Bình tạo mọi điều kiện thuận lợi thu NSNN.
Không có hình ảnh
Sản xuất động cơ điện tại nhà máy của Toshiba (Khu công nghiệp Amata, Đồng Nai) -Ảnh: T.T.D.
Không có hình ảnh

Đưa hàng Việt đến với người tiêu dùng qua kênh bán lẻ hiện đại

Để chiến lược đưa hàng Việt đến với người tiêu dùng Việt Nam đạt hiệu quả cao hơn nữa đòi hỏi nhiều giải pháp thiết thực. Một trong những cầu nối hỗ trợ đắc lực và cũng là giải pháp quan trọng để hàng Việt chiếm lĩnh thị trường Việt đó chính là kênh bán lẻ hiện đại.

Tân Lạc: Cung ứng trên 120 tấn giống phục vụ sản xuất

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, huyện Tân Lạc đã cung ứng trên 120 tấn giống phục vụ sản xuất, trong đó, cung ứng được 31,98 tấn giống lúa lai, 69,1 tấn lúa thuần các loại và 20,813 tấn giống ngô mới có năng suất cao, đáp ứng nhu cầu về giống cho sản xuất lương thực trong huyện, nâng diện tích lúa cấy bằng giống năng suất cao trên 80%.

Phiên chợ Đưa hàng Việt về nông thôn huyện Yên Thủy

HBĐT) - Tối ngày 21/9, tại sân vận động huyện Yên Thủy, Sở Công thương, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và UBND huyện Yên Thủy đã phối hợp tổ chức khai mạc phiên chợ Chương trình Đưa hàng Việt về nông thôn.

Hội nghị trực tuyến đánh giá tình hình thực hiện đầu tư xây dựng 8 tháng đầu năm 2012

(HBĐT) - Ngày 21/9, Sở KH&ĐT tổ chức hội nghị trực tuyến với UBND các huyện, thành phố nhằm đánh giá tình hình thực hiện đầu tư xây dựng 8 tháng năm 2012, giải pháp thực hiện nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2012. Đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đến dự và chỉ đạo hội nghị.

Họp Tổ công tác tháo gỡ khó khăn trong SXKD cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh

(HBĐT) - Chiều 21/9, Sở KH&ĐT tổ chức họp tổ công tác tháo gỡ khó khăn trong SXKD cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Tham dự có các thành viên của tổ công tác gồm lãnh đạo, chuyên viên đến từ các đơn vị: Sở KH&ĐT, Cục Thuế tỉnh, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, Ban quản lý các KCN tỉnh, Sở Công thương, Sở Xây dựng, Sở Tài chính, Sở TN&MT, Hội Doanh nghiệp N&V tỉnh.

Thành phố Hòa Bình: Tổng kết 20 năm công tác khuyến khích phát triển kinh tế

(HBĐT) - Ngày 21/9, thành phố Hòa Bình đã tổ chức hội nghị Tổng kết 20 năm công tác khuyến khích phát triển kinh tế (1993 – 2012). Đến dự có lãnh đạo Thành ủy, UBND thành phố, Sở NN&PTNT, các tổ chức, đơn vị, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực khuyến nông của tỉnh và TPHB.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục