Lãnh đạo BQL rừng phòng hộ Sông Đà cùng cán bộ UBND xã thăm mô hình làng, xóm bảo vệ rừng ở xã Tân Mai (Mai Châu).
(HBĐT) - Theo báo cáo của Ban Quản lý rừng phòng hộ sông Đà, tổng diện tích bảo vệ rừng tự nhiên của 20 xã thuộc lưu vực hồ Hòa Bình là 16.436,89 ha. Tuy nhiên, theo Quyết định số 390/QĐ-UBND ngày 4/4/2012 của UBND tỉnh về việc phê duyệt điều chỉnh kế hoạch vốn chương trình bảo vệ và phát triển rừng bền vững năm 2012, diện tích rừng tự nhiên được đầu tư bảo vệ là 249,9 ha, như vậy còn 16.207 ha rừng tự nhiên thuộc lưu vực hồ Hòa Bình chưa được phê duyệt đầu tư bảo vệ.Vì vậy, thời gian vừa qua, việc bảo vệ rừng cũng gặp nhiều khó khăn cho BQL, còn người dân trong vùng lòng hồ không có tiền trợ cấp cho việc bảo vệ rừng.
Thực hiện chủ trương của Nhà nước về tăng cường các biện pháp cấp bách bảo vệ và phát triển rừng bền vững, ngành NN&PTNT đã phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện nơi có rừng tuyên truyền bảo vệ rừng tại gốc. Trong đó, chương trình, dự án bảo vệ và phát triển rừng bền vững tại tỉnh gồm 2 phần: dự án chuyển tiếp và dự án khởi công mới, cụ thể: chăm sóc rừng trồng đến năm thứ 4 là 166,4 ha; bảo vệ rừng trồng năm thứ 5 là 56,6 ha; bảo vệ rừng tự nhiên 30,68 ha; từ năm thứ 5 có nguy cơ xâm hại cao là 10.280 ha. Phần dự án khởỷi công mới dự kiến giai đoạn 2013 là 3.320 ha và trồng rừng mới năm 2014, 2015 mỗi năm 1.000 ha. Với diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng mới hàng năm khá lớn nên từ khi triển khai dự án, Nhà nước đều có nguồn kinh phí hỗ trợ bảo vệ rừng của người dân các xã thuộc vùng lòng hồ theo từng năm trước đây là 100.000 đồng/ha và từ năm 2011 là 200.000 đồng/ha. Từ đầu năm 2012 đến nay, chính quyền và nhân dân các xã đã làm tốt công tác tuyên truyền, tổ chức bảo vệ rừng từ gốc nên diện tích rừng trên địa bàn được bảo vệ tốt, không để xảy ra tình trạng xâm hại rừng. Tuy nhiên, 20 xã vẫn chưa được nhận tiền chi trả bảo vệ rừng đến từng cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư thôn, bản. Nguyên nhân dẫn đến việc chậm chi trả tiền bảo vệ rừng cho bà ở các xã vùng lòng hồ sông Đà do năm 2012, chương trình bảo vệ phát triển rừng bền vững không có vốn đầu tư cho hạng mục bảo vệ rừng vùng hồ. Hiện tại, BQL đang xây dựng dự án thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng theo Nghị định 99/2010/NĐ-CP để trình UBND tỉnh phê duyệt thực hiện. Đồng chí Đặng Văn Hải, Trưởng BQL rừng phòng hộ sông Đà cho biết: Để triển khai mục tiêu bảo vệ rừng bền vững theo kế hoạch, BQL đã phối hợp cùng với UBND các xã tập trung hỗ trợ người dân cải thiện sinh kế, khuyến khích người dân tích cực tham gia vào các chương trình của dự án đang triển khai. Đồng thời, tiếp tục kiến nghị cấp trên cấp kinh phí đầu tư bảo vệ rừng tự nhiên và rừng phòng hộ theo chương trình bảo vệ và phát triển rừng bền vững đã được quy hoạch.
Anh Triệu Văn Lý, Trưởng xóm Nánh, xã Tân Mai (Mai Châu) cho biết: xóm có hương ước chung trong việc trồng, khoanh nuôi, bảo vệ rừng tại gốc. Nhân dân nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của Nhà nước. Tuy nhiên, không hiểu vì lý do gì tiền bảo vệ rừng cho các hộ dân năm 2012 đến nay vẫn chưa được nhận. Nếu như tình trạng này còn kéo dài rừng sẽ trở thành vô chủ, lúc đó, các hoạt động khai thác rừng trái phép sẽ diễn ra, ảnh hưởng đến xói mòn, bồi lắng và hoạt động của Nhà máy thủy điện Hòa Bình. Anh Đinh Công Chiến, Trưởng xóm Suối Lốn, xã Tân Mai cho biết: xóm có diện tích rừng khoảng 70 ha, có 56 hộ gia đình trong xóm đều tham gia bảo vệ và giữ rừng. Năm 2011, xóm được Nhà nước trợ cấp hơn 15 triệu đồng bảo vệ rừng, nhưng đến thời điểm này, tiền bảo vệ rừng của năm 2012 vẫn chưa được nhận. Tuy số tiền chia đều cho các hộ gia đình trong xóm không nhiều nhưng cũng phần nào đó để giúp người dân trong xã cùng chung sức giữ rừng, tích cực tham gia phát hiện, tố giác các hiện tượng phá rừng, đấu tranh với lâm tặc. Người dân cũng mong muốn Nhà nước và các cấp, ngành quan tâm tiếp tục đầu tư, hỗ trợ kinh phí bảo vệ rừng để nhân dân ổn định cuộc sống, yên tâm giữ rừng. Anh Đinh Văn Mạnh, Chủ tịch UBND xã Tân Mai cho biết: Để người dân cùng tham gia bảo vệ rừng, ngoài công tác TTPBGDPL, xã luôn tạo điều kiện để nhân dân có thêm thu nhập, vì không chỉ Tân Mai nói riêng mà cả 20 xã vùng lòng hồ nói chung, đời sống người dân đều khó khăn. Thực tế cho thấy, ở nơi nào có người dân cùng tham gia bảo vệ rừng thì ở nơi đó ít xảy ra các vụ việc phức tạp liên quan đến rừng. Dựa vào sức dân, tạo điều kiện để người dân tham gia bảo vệ rừng đã trở thành một biện pháp quan trọng hàng đầu trong quản lý, bảo vệ rừng.
Đồng chí Đặng Văn Hải, Trưởng BQL rừng phòng hộ sông Đà cho biết thêm: Toàn tỉnh có 20 xã nằm trong vùng lòng hồ, công tác quản lý, bảo vệ rừng được BQL ký với xã, xóm bảo vệ rừng và được giữ rừng tại gốc nhưng nguồn kinh phí cho người dân trực tiếp thực hiện công tác bảo vệ rừng hiện nay vẫn còn gặp nhiều khó khăn. BQL đã kiến nghị với các cấp, ngành sớm thi hành các chính sách hưởng lợi từ rừng theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục đầu tư bảo vệ rừng và kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020. Đồng thời, chú trọng đầu tư phát triển kinh tế, xóa đói - giảm nghèo tại các xã vùng lòng hồ, lồng ghép với các dự án của Trung ương, của tỉnh để địa phương và người dân tăng thu nhập, ổn định cuộc sống. Như vậy, người dân mới hết lòng tham gia trồng và bảo vệ rừng.
Lưu An
(HBĐT) - Đó là ý kiến khẳng định của ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) khi trao đổi với phóng viên Báo Hòa Bình bên lề hội thảo “Nâng cao chất lượng môi trường đầu tư tỉnh Hòa Bình” được tổ chức vào sáng ngày 24/10 vừa qua. Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn.
HBĐT - Năm 2012, huyện Lạc Thuỷ được phân bổ 400 triệu đồng hỗ trợ phát triển sản xuất từ nguồn kinh phí chương trình NTM. Trên cơ sở đó huyện phân khai cho xã Phú Lão 120 triệu đồng, xã Thanh Nông 100 triệu đồng, xã Đồng Tâm 180 triệu đồng.
(HBĐT) - Trong hai ngày 23/10 và 26/10, Tổ công tác tháo gỡ khó khăn trong SXKD cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã làm việc với 10 doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn các huyện Kỳ Sơn, Kim Bôi, Lạc Sơn, Mai Châu, Cao Phong và thành phố Hòa Bình. Đây là các doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực: du lịch, xây dựng, khai thác khoáng sản, sản xuất gạch, xi măng, bột giấy…, được tổ công tác lựa chọn để tìm hiểu khó khăn, nhằm nắm bắt khó khăn chung của cộng đồng doanh nghiệp, qua đó tìm ra biện pháp tháo gỡ.
(HBĐT) - Doanh thu sản xuất kinh - doanh tháng 10 tại các khu công nghiệp trong tỉnh ước đạt 132 tỷ đồng, tăng 51% so với cùng kỳ năm 2011; lũy kế từ đầu năm ước đạt 1.488,7 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước 46,1 tỷ đồng; giá trị xuất khẩu ước đạt 55,5 tỷ đồng, tăng 13,6% so với cùng kỳ, lũy kế từ đầu năm ước đạt 554,2 tỷ đồng; nhập khẩu 1,67 triệu USD, lũy kế từ đầu năm là 13,7 triệu USD.
(HBĐT) - Trong 9 tháng, Trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh đã phối hợp với các huyện, thành phố tổ chức phiên giao dịch việc làm, thu hút 3.525 lao động tham gia.
(HBĐT) - Ngày 24/10, UBND tỉnh có Công văn 1210/UBND-NNTN gửi Ban Dân tôc, Kho bạc Nhà nước tỉnh về việc giải ngân vốn các chương trình 134, 135, mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, vốn kế hoạch năm 2011 kéo dài và kế hoạch năm 2012.