Qua việc rà soát chi phí sản xuất kinh doanh điện từ tháng 7 đến tháng 9 của Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) cho thấy, chi phí thực tế thấp hơn so với chí phí trong khâu phát điện theo kế hoạch cho nên sẽ không thực hiện việc điều chỉnh giá điện trong tháng 10 và 11/2012.
Đó là khẳng định của ông Đặng Huy Cường, Cục trưởng Cục điều tiết điện lực đưa ra tại buổi họp báo công tác tháng Mười do Bộ Công Thương tổ chức chiều 29/10 tại hai đầu cầu Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh.
Theo báo cáo của EVN, sản lượng điện tháng Mười ước đạt 9,9 tỷ kWh, tăng 11,8% so với tháng 10/2011; tính chung 10 tháng ước đạt 95,6 tỷ kWh, tăng 13,8% so với cùng kỳ. Điện cho các tháng còn lại sẽ cân đối đảm bảo đủ, riêng tháng Mười một dự kiến sản lượng điện đạt 9,7 tỷ kwh thấp hơn tháng Mười.
Trong năm 2012, EVN dự kiến đưa vào 6 tổ máy, trong đó có 1 tổ máy của Thủy điện Bản Chát nhằm đảm bảo việc cung cấp điện cho năm 2013. Đồng thời, EVN đưa ra dự báo, nhu cầu tiêu thụ điện năm 2013 sẽ có thể tăng 13% so với năm 2012.
Tuy nhiên, qua việc đánh giá của Cục điều tiết điện lực Bộ Công Thương, dự kiến GDP năm 2013 chỉ tăng khoảng 5,5% nên mức tăng trưởng điện 13% sẽ là hơi cao so với thực tế.
"Trên cơ sở cung ứng điện trong tháng 11/2012 EVN sẽ có những dự báo chính xác hơn, phản ánh đúng bức tranh tăng trưởng kinh tế năm 2013 và Cục điều tiết điện lực sẽ phối hợp với EVN cập nhật để đưa ra con số chính xác nhất cho cung ứng điện 2013," ông Đặng Huy Cường nói.
Liên quan đến việc điều chỉnh giá bán than cho điện do Cục quản lý giá Bộ Tài chính đề xuất sẽ tăng vào cuối năm 2012 hoặc sang quý I/2013, ông Cường cũng cho hay, quan điểm của Cục điều tiết điện lực là lộ trình điều chỉnh này cần được cân nhắc phù hợp với lộ trình điều chỉnh giá điện.
"Việc điều chỉnh giá than cho điện sẽ gây tăng chi phí tương đối đáng kể so với giá thành sản xuất điện của EVN," ông Cường nhấn mạnh.
Trước đó, từ đầu năm 2012 đến nay, giá than bán cho điện đã được điều chỉnh 2 lần để thực hiện mục tiêu đi theo cơ chế thị trường. Cụ thể, ở lần thứ nhất, ngày 1/7, giá than bán cho điện chỉ được tăng từ 10 - 11,5%. Tổng doanh thu tăng thêm của TKV chỉ đạt 300 tỷ đồng.
Gần đây nhất, ngày 13/9, giá than bán cho điện tăng tiếp từ 28% đến gần 40%. Với mức tăng trên, hiện giá than bán cho điện đã đạt bằng 70% giá thành than năm 2011.
Tại buổi họp báo, ông Nguyễn Khắc Thọ, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục năng lượng Bộ Công Thương cũng cho biết, việc dừng thủy điện Đồng Nai 6 và 6a liên quan đến việc đánh giá tác động môi trường và đảm bảo quy hoạch ngành.
Hiện Việt Nam có khoảng 2.200 con sông, suối vừa và nhỏ, việc khai thác làm thủy điện sẽ góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Tuy nhiên, nhiều dự án thủy điện cũng ảnh hưởng không nhỏ đến dân cư và môi trường. Thủ tướng Chính Phủ cũng đã chỉ đạo các bộ ngành và địa phương khẩn trương rà soát lại các dự án thủy điện và nhỏ, cương quyết không cho triển khai các dự án chiếm nhiều đất và ảnh hưởng đến dân cư.
"Quan điểm của Tổng cục, nếu các dự án thủy điện mà tương tự như Đồng Nai 6 và 6a nếu ảnh hưởng đến môi trường cũng sẽ dừng triển khai," ông Thọ nhấn mạnh.
Theo TTXVN
(HBĐT) - Hội Nông dân xã Thanh Hối (Tân Lạc) hiện có 926 hội viên, chiếm tỷ lệ 73,6% so với hộ nông nghiệp. Cùng với việc xây dựng, củng cố tổ chức Hội, HND xã Thanh Hối đã đẩy mạnh phong trào thi đua nông dân SX-KD giỏi, đoàn kết giúp nhau XĐ-GN và làm giàu chính đáng. Nét nổi bật là từ phong trào này đã làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của nông dân, động viên họ tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển dịch cơ cấu ngành nghề.
Đêm qua (28-10), bão số 8 đổ bộ trực tiếp vào địa bàn tỉnh Nam Định đã làm đổ cột truyền dẫn, phát sóng Đài PT-TH tỉnh Nam Định cao 180 mét mới được đưa vào sử dụng chưa lâu.
(HBĐT) - Ngày 27/10, huyện Cao Phong đã tổ chức tổng kết 10 năm hoạt động KN–KL (2002 – 2012).
(HBĐT) - Trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước nhiều khó khăn thế nhưng doanh nghiệp trẻ - Công ty CP Đông Dương vẫn quyết tâm triển khai dự án Trung tâm thương mại và nhà ở Lương Sơn bảo đảm tiến độ và chất lượng, tham gia tích cực vào định hướng huy động các nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng đô thị hiện đại đồng bộ, gắn kết với phát triển thương mại, dịch vụ tạo tiền để xây dựng thị xã Lương Sơn trong tương lai.
(HBĐT) - Theo báo cáo của Ban Quản lý rừng phòng hộ sông Đà, tổng diện tích bảo vệ rừng tự nhiên của 20 xã thuộc lưu vực hồ Hòa Bình là 16.436,89 ha. Tuy nhiên, theo Quyết định số 390/QĐ-UBND ngày 4/4/2012 của UBND tỉnh về việc phê duyệt điều chỉnh kế hoạch vốn chương trình bảo vệ và phát triển rừng bền vững năm 2012, diện tích rừng tự nhiên được đầu tư bảo vệ là 249,9 ha, như vậy còn 16.207 ha rừng tự nhiên thuộc lưu vực hồ Hòa Bình chưa được phê duyệt đầu tư bảo vệ.Vì vậy, thời gian vừa qua, việc bảo vệ rừng cũng gặp nhiều khó khăn cho BQL, còn người dân trong vùng lòng hồ không có tiền trợ cấp cho việc bảo vệ rừng.
(HBĐT) - Phú Cường là một trong những xã khó khăn của huyện Tân Lạc, tỷ lệ hộ nghèo luôn xấp xỉ ở mức 47% - 50%. Từ giữa năm 2012, nhờ nguồn động lực từ Dự án giảm nghèo giúp chuyển đổi từ trồng ngô sang cây đậu tương, kinh tế Phú Cường đang dần chuyển biến khá rõ nét trong một thời gian tương đối ngắn.