Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), trong số các mặt hàng xuất khẩu chủ lực, trong tháng 10/2012, hàng dệt may vẫn tiếp tục đứng ngôi đầu nhờ sự thúc đẩy của các hiệp định tự do thương mại như: Hiệp định khu vực thương mại tự do (AFTA) ASEAN - Hàn Quốc năm 2010, FTA Nhật Bản - ASEAN (2008) và Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) năm 2009.
Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may trong tháng 10/2012 đạt 1,4 tỷ USD, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này 10 tháng qua đạt trên 12,5 tỷ USD, tăng 8,2% so với cùng kỳ. Các doanh nghiệp FDI đầu tư tại Việt Nam xuất khẩu hàng dệt may vẫn chiếm ưu thế do có nhiều lợi thế hơn về công nghệ, khách hàng đa dạng và lợi thế lớn nhất là vay được vốn rẻ từ chính quốc.
Cũng theo Vitas, nếu Việt Nam đạt được thỏa thuận trong Hiệp định xuyên Thái Bình Dương (TPP), rất có thể kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ trong 5 năm tới được kì vọng sẽ tăng gấp đôi so với hiện nay.
Mặc dù vậy, ngành dệt may cũng đang gặp không ít thách thức do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và khó khăn từ các thị trường xuất khẩu chính. Ngoài ra, việc tham gia ngày càng sâu vào thị trường thế giới cũng khiến cho ngành dệt may bộc lộ không ít điểm yếu về trình độ quản lí, năng suất lao động, cạnh tranh quốc gia và sự thích ứng của các doanh nghiệp trong sự biến động của thị trường.
Bên cạnh đó, tăng lương tối thiểu, giá cả sinh hoạt tăng nhanh đang tạo áp lực tăng chi phí sản xuất cho các doanh nghiệp. Đây cũng là nguyên nhân làm cho các lợi thế về lao động không còn là ưu thế nổi trội của dệt may Việt Nam. Đặc biệt, năng lực tiếp cận thị trường đang là một điểm yếu của các doanh nghiệp dệt may bởi có tới 60-70% doanh nghiệp vẫn đang làm gia công với giá trị gia tăng thấp. Ngoài ra, việc khó tiếp cận nguồn vốn vay với lãi suất cao đã khiến cho phần lớn các doanh nghiệp dệt may đang phải huy động vốn từ việc phát hành trái phiếu và từ nguồn vốn sẵn có, thậm chí phải dùng vốn lưu động để đầu tư cho sản xuất.
Mặt khác, các doanh nghiệp dệt may vẫn đang đối mặt với việc tranh chấp về mua bán bông giữa các doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp Hoa Kỳ (thuộc Hiệp hội Bông quốc tế) và việc ân hạn thuế 275 ngày đối với nguyên liệu nhập khẩu có thể bị hủy bỏ.
Một trong những giải pháp nhằm tháo gỡ phần nào khó khăn cho doanh nghiệp hiện nay, Tập đoàn Dệt May Việt Nam đang định hướng phát triển các doanh nghiệp thành nhà sản xuất hàng may mặc lớn trong nước, các nhà bán buôn, bán lẻ có thể đặt mua hàng may sẵn (hoặc đặt sản xuất theo mẫu của họ) tại các nhà máy của công ty trong nước. Cùng với đó, để đạt mục tiêu tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu 18 tỷ USD vào năm 2015 và 25 tỉ USD vào năm 2020, ngành dệt may cũng đề ra các giải pháp nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh của toàn ngành và của từng doanh nghiệp. Đồng thời, chú trọng phát triển cụm công nghiệp hướng theo chuỗi giá trị, phát triển ngành thiết kế và thời trang, phát triển thương mại điện tử, tăng cường đào tạo nguồn nhân lực, định hướng đầu tư vào lĩnh vực dệt, nhuộm hoàn tất. Tuy nhiên, để làm được điều đó, bản thân các doanh nghiệp trong ngành phải tự chuyển đổi cơ cấu hoạt động, trình độ quản lý và từng bước tự nâng cao năng lực cạnh tranh./.
Theo TTXVN
(HBĐT) - Xã Cao Dương (Lương Sơn) tuy không phải xã làm điểm xây dựng mô hình NTM của huyện giai đoạn 2011-2015. Nhưng với quyết tâm cao của toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân, việc xây dựng NTM ở Cao Dương bước đầu đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.
(HBĐT) - Trong 3 năm (2009 – 2012), Trung tâm giống cây trồng tỉnh đã tiến hành khảo nghiệm cơ bản 818 giống lúa, trong đó lúa thuần 283 giống, lúa lai 514 giống, lúa nếp 21giống; khảo nghiệm giống ngô 26 giống.
(HBĐT) - Năm 2012, huyện Kim Bôi đặt kế hoạch trồng mới 800 ha rừng. Đến hết tháng 10, toàn huyện đã trồng mới 1.673,2 ha rừng, vượt mức kế hoạch 209%. Diện tích rừng được trồng chủ yếu là rừng kinh tế, do người dân tự đầu tư kinh phí để trồng.
(HBĐT) - Theo Ban Quản lý các KCN tỉnh, đến hết tháng 9/2012, các KCN của tỉnh đã thu hút được 54 dự án đầu tư, gồm 9 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài và 45 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký đầu tư trên 154 triệu USD và trên 5.000 tỷ đồng.
(HBĐT) - Trong 9 tháng năm 2012, Sở TNMT đã tham mưu cho UBND tỉnh ra quyết định thu hồi đất và cho 43 tổ chức thuê đất với tổng diện tích trên 1.994 ha; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 20 tổ chức, diện tích gần 226,5 ha; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp với tổng số giấy chứng nhận 103.624/151.082 giấy, đạt tỷ lệ 68,5%.
(HBĐT) - Tính đến hết tháng 10, toàn tỉnh có 588 người nộp hồ sơ hưởng BHTN. Số người có quyết định hưởng BHTN hàng tháng phân theo độ tuổi bao gồm: 49 nam, 109 nữ dưới 24 tuổi; 96 nam, 140 nữ từ 25 – 40 tuổi; 18 nam, 15 nữ trên 40 tuổi.