(HBĐT) - Theo Ban Quản lý các KCN tỉnh, đến nay, KCN Bờ trái sông Đà (TPHB) đạt tỷ lệ lấp đầy là 54% diện tích đất thương phẩm, thu hút được 18 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký là 16 triệu USD và 482,4 tỷ đồng.
Trong các dự án đầu tư tại KCN bờ trái sông Đà, có 2 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn đăng ký 16 triệu USD, 16 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký 482,4 tỷ đồng. Nhìn chung, các dự án đang sản xuất kinh doanh tốt, tổng doanh thu trong 9 tháng đạt 17,54 triệu USD và 398,49 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước 0,32 triệu USD và 19,75 tỷ đồng, sử dụng gần 2.200 lao động, trong đó trên 1.600 người là lao động địa phương.
KCN Bờ trái sông Đà do Công ty Cổ phần Sông Đà – Thăng Long làm chủ đầu tư hạ tầng, có tổng diện tích 86,37 ha, các dự án đầu tư đang sử dụng tổng diện tích gần 47 ha.
Thu Trang
(HBĐT) - Thực hiện chương trình 135 giai đoạn 2, huyện Cao Phong có 2 xã (Yên Thượng, Yên Lập) và 14 xóm thuộc các xã Tây Phong, Nam Phong, Bắc Phong, Bình Thanh được đầu tư hạ tầng cơ sở. Từ nguồn vốn 4,6 tỷ đồng chuyển tiếp năm 2011 và vốn năm 2012, huyện đã triển khai 27 công trình thuộc danh mục, trị giá đầu tư từ 200 – 600 triệu đồng/công trình.
(HBĐT) - Ngày 9/11, huyện Kỳ Sơn đã tổ chức hội nghị tổng kết 20 năm hoạt động KN- KL giai đoạn 1993 - 2012.
(HBĐT) - Dễ nuôi và hiệu quả kinh tế cao, đó là chia sẻ của anh Nguyễn Đức Hải (xóm Chùa, xã Thống Nhất, TPHB) sau một thời gian tham gia mô hình nuôi hươu sinh sản và hươu đực lấy nhung do Trung tâm Khuyến khích phát triển kinh tế (KKPTKT) TPHB hỗ trợ thực hiện.
(HBĐT) - Đến thời điểm này, những trà lúa hè thu trên địa bàn toàn huyện Kim Bôi đã cơ bản được thu hoạch xong, năng suất bình quân ước đạt 54,2 tạ/ha. Niềm vui được mùa đã tạo động lực phấn khởi cho bà con nông dân ở đây bắt tay ngay vào sản xuất vụ đông.
Trong những phiên họp thường kỳ gần đây, Chính phủ liên tục nhắc nhở và yêu cầu NHNN hướng vào trọng tâm xử lý các ngân hàng yếu kém. Trong 9 ngân hàng được đưa vào diện tái cấu trúc, 5 ngân hàng đã bắt tay thực hiện.
(HBĐT) - Từ nhiều năm nay, vẫn một lối canh tác cũ, cây ngô và cây lạc được đánh giá là chủ lực trong cơ cấu kinh tế của xã Thung Khe (Mai Châu). Với diện tích đất sản xuất so với dân số bình quân trên 1 ha/hộ, chưa kể đất rừng có lẽ là niềm mơ ước với nhiều địa phương. Song, thực tế hiện nay vẫn có đến ¾ số xóm của Thung Khe trong tình trạng kinh tế đặc biệt khó khăn. Câu hỏi này luôn canh cánh với cấp chính quyền xã Thung Khe nhưng đến nay vẫn chưa tìm được lời giải?!