Nhờ sự hỗ trợ vốn của chương trình xóa đói giảm nghèo, trường TH Vầy Nưa (Đà Bắc) đã được nâng cấp, sửa chữa khang trang.
(HBĐT) - Trong những năm gần đây, cùng với nhiều chương trình, dự án đầu tư trên địa bàn huyện, chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói, giảm nghèo với nhiều hợp phần đầu tư về cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển kinh tế đã mở ra nhiều triển vọng tốt đẹp cho người dân nơi đây.
Ông Đinh Mạnh Thường, Phó Chủ tịch UBND huyện Đà Bắc cho biết: huyện có 21 xã, thị trấn thì có 14 xã thuộc vùng lòng hồ, nhiều xã địa hình cheo leo, chia cắt, cách trung tâm huyện 60 -70 km. Đây chính là những xã khó khăn nhất của huyện. Làm sao để vực kinh tế, ổn định cuộc sống của người dân ở những xã đặc biệt khó khăn này không chỉ là trăn trở của cấp uỷ Đảng, chính quyền mà còn là mong mỏi của người dân địa phương.
Xác định xoá đói, giảm nghèo là nhiệm vụ của toàn đảng, huyện đã tập trung mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế, trong đó thế mạnh là nông lâm kết hợp. Ông Bùi Văn Thiệu, Phó Ban chỉ đạo chương trình giảm nghèo huyện Đà Bắc cho biết: Khó khăn lớn nhất trong phát triển kinh tế - xã hội ở Đà Bắc, đặc biệt với các xã vùng khó khăn ngoài đồng vốn chính là thiếu kiến thức. Thiếu kiến thức về áp dụng KHKT, thiếu kiến thức quản lý kinh tế, người dân vẫn mang nặng tâm lý trông chờ ỷ lại. Chính vì vậy, giải quyết vấn đề ở đây cần một sự hỗ trợ toàn diện không chỉ về giống vốn mà còn cần sự hướng dẫn chỉ đạo trực tiếp theo hình thức cầm tay chỉ việc.
Được sự hỗ trợ từ chương trình giảm nghèo, huyện đã thành lập đội ngũ cộng tác viên xoá đói, giảm nghèo nhằm hỗ trợ các xã trong phát triển kinh tế - xã hội. Chính cách làm này bước đầu đã mang lại hiệu quả cho người dân. Ngoài ra, huyện cũng đã huy động sự vào cuộc của các cấp Hội Nông dân, Phụ nữ, thanh niên để tăng cường dạy nghề, nhân rộng mô hình kinh tế hiệu quả cho hội viên mình. Xây dựng các tiểu dự án sinh kế nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, nhận thức và trình độ chăn nuôi trồng trọt cho người dân. Các tiểu dự án thuộc lĩnh vực này đã nghiệm thu và chuyển giao kỹ thuật cho nhân dân giúp họ có điều kiện sản xuất, canh tác áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào thâm canh tăng vụ, tăng năng suất cây trồng, vật nuôi đạt hiệu quả cao nhất. Điển hình là ở Tiền Phong vốn là một xã vùng lòng hồ đặc biệt khó khăn, tuy nhiên chính nhờ các tiểu dự án hỗ trợ sinh kế người dân đã mạnh dạn hơn trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cây trồng vật nuôi. Ông Bùi Mạnh Tưởng, Chủ tịch UBND xã Tiền Phong cho biết: với hai mô hình nuôi lợn thịt tại xóm Cò Xa, mô hình hỗ trợ chăn nuôi cá lồng tại xóm Mực, người dân đã dần tiếp cận được KHKT. Nhờ đó, nhiều hộ dân trong xóm đã nâng cao được hiệu quả sản xuất, ổn định đời sống. Hiện nay, thu nhập bình quân đầu người trong xã đạt 9,2 triệu đồng/ năm.
Ngoài ra những xã còn nhiều khó khăn trên địa bàn huyện, nhờ dự án giảm nghèo, nhiều mô hình sinh kế hỗ trợ sản xuất cho bà con nông dân cũng đã được triển khai tại xã, mang lại hiệu quả kinh tế cao như mô hình trồng thanh hao, mô hình chăn nuôi lợn bản, mô hình ngô lai…
Với việc triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm giúp người dân phát triển kinh tế, ổn định đời sống, tăng cường cơ sở vật chất, chương trình quốc gia về xóa đói, giảm nghèo tại huyện Đà Bắc đã thực sự mang lại những hiệu quả tích cực. Hiện nay, 100% số xã trong huyện đã có đường giao thông đến trung tâm, 100% xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn được đầu tư trường học, trạm y tế khang trang đáp ứng nhu cầu của người dân.
Đinh Hoà
(HBĐT) - Sáng 20/11, UBND tỉnh tổ chức hội nghị giao ban đánh giá tình hình thực hiện các dự án ODA năm 2012 trên địa bàn tỉnh. Đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.
(HBĐT) - Tính đến đầu tháng 10/ 2012, Sở Xây dựng đã thẩm định tổng số 22 hồ sơ, trong đó, có 4 hồ sơ thiết kế cơ sở và 18 hồ sơ tham gia ý kiến báo cáo kinh tế kỹ thuật và thiết kế cơ sở.
(HBĐT) - Theo sở Công thương: Các ngành, nghề được hưởng chính sách khuyến công gồm:
(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh có 31 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký là 1,5 triệu USD và 1.617 tỷ đồng. Riêng trong tháng 10 đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 3 dự án với tổng vốn đăng ký là 106 tỷ đồng.
(HBĐT) - Năm 2012, nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM hỗ trợ sản xuất của huyện Lạc Thủy là 400 triệu đồng. Trong đó xã Phú Lão là 120 triệu đồng thực hiện mô hình nuôi trồng thủy sản; xã Thanh Nông 100 triệu đồng thực hiện mô hình trồng rau sạch; xã Đồng Tâm 180 triệu đồng thực hiện 3 mô hình là trồng nấm, trồng cây có múi và chăn nuôi động vật hoang dã.
(HBĐT) - Năm 2012, huyện Kim Bôi có kế hoạch cứng hoá 13 km đường GTNT thực hiện ở 18 xã trên địa bàn, trong đó tỉnh hỗ trợ hơn 2.200 tấn xi măng để cứng hoá 11 km gồm 8,5 km loại mặt đường rộng 3m và 2,5 km loại mặt đường rộng 3,5m và ngân sách huyện hỗ trợ xi măng, cát, sỏi thực hiện 2 km.