Cục Thuế tỉnh đẩy mạnh cải cách hành chính thuế theo cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông”, tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong giao dịch.

Cục Thuế tỉnh đẩy mạnh cải cách hành chính thuế theo cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông”, tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong giao dịch.

(HBĐT) - Năm 2012, tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh ước thực hiện 1.740 tỉ đồng, đạt 96,2% dự toán theo Nghị quyết HĐND tỉnh; thu NSNN (do cơ quan thuế trực tiếp quản lý) ước thực hiện 1.586 tỉ đồng, đạt 100% dự toán Chính phủ giao, đạt 95,6% dự toán theo Nghị quyết HĐND tỉnh. Số thu từ thuế và phí (không tính tiền sử dụng đất) ước thực hiện 1.366 tỉ đồng, đạt 100% dự toán Chính phủ giao, đạt 95,2% dự toán theo Nghị quyết HĐND tỉnh.

 

Thu tiền sử dụng đất ước thực hiện 220 tỉ đồng, đạt 100% dự toán Chính phủ giao, đạt 98,6% dự toán theo Nghị quyết HĐND tỉnh. Năm 2012 được đánh giá là một năm nhiều khó khăn trong công tác thu NSNN để hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao.

 

Đồng chí Nguyễn Đình Thi, Cục trưởng Cục Thuế tỉnh nhìn nhận: Chưa năm nào việc thu NSNN gặp khó khăn như năm nay. Kết quả đến hết tháng 10/2012, tổng thu ngân sách trên địa bàn thực hiện 1.300,7 tỉ đồng, mới đạt 72% dự toán theo Nghị quyết HĐND tỉnh. Trong khi những năm trước, có năm, 10 tháng đã hoàn thành kế hoạch năm. Số thu từ thuế và phí thực hiện 1.104,8 tỉ đồng, so với cùng kỳ năm 2011 tăng 17%, song các khoản thu chủ yếu chỉ có khoản thu từ khu vực DNNN T.Ư (Công ty thủy điện Hòa Bình) tăng 59,6%, còn lại các khoản thu chủ yếu khác đều giảm thu so cùng kỳ, cụ thể: doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài giảm 26%, thuế ngoài quốc doanh giảm 17,7%, thuế TNCN giảm 26,4%, thuế bảo vệ môi trường giảm 16%, phí, lệ phí giảm 23%. Tình hình thu NSNN tại các huyện thành phố qua đánh giá cũng có đến trên 50% đơn vị khó hoàn thành chỉ tiêu, kế hoạch được giao.

 

Kết quả thu ngân sách khó khăn có thể thấy do nhiều nguyên nhân. Bối cảnh tình hình suy thoái kinh tế, doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh khó khăn, quy mô thu hẹp hoặc tạm ngừng, nghỉ sản xuất - kinh doanh, tăng trưởng kinh tế đạt thấp, thị trường bất động sản đóng băng... đã có tác động đến việc thu ngân sách trên địa bàn. Số doanh nghiệp khai có thuế nộp ngân sách chưa đạt 20% số doanh nghiệp đã có đăng ký kinh doanh, còn lại không phát sinh thuế nộp ngân sách dẫn tới một số khoản thu hụt thu lớn so với dự báo  như: 4 dự án xi măng dự kiến nộp ngân sách năm 2012 trên 20 tỉ đồng nhưng thực tế đến 31/10/2012, 4 dự án này chỉ nộp được trên 2 tỉ đồng do không tiêu thụ được hàng hóa; Chi nhánh Viettel Hòa Bình dự kiến giao thu 46 tỉ đồng, thực tế 10 tháng nộp được 17,1 tỉ đồng; thuế bảo vệ môi trường của 2 doanh nghiệp xăng dầu giao thu 75 tỉ đồng, hết tháng 10 nộp được 46,6 tỉ đồng... hoặc có nhiều doanh nghiệp phát sinh doanh thu, thuế kê khai nhưng không nộp được thuế dẫn tới tình trạng nợ thuế gia tăng. Các khu vực quản lý đều có nợ thuế, nhất là khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh, trong đó, chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Việc thu tiền sử dụng đất đạt kết quả thấp. 10 tháng năm nay thực hiện 89,6 tỉ đồng, đạt 40,2% dự toán theo Nghị quyết HĐND tỉnh, giảm 18,5% so cùng kỳ năm 2011. Việc thu thuế trong lĩnh vực khai thác khoáng sản còn nhiều hạn chế, hầu hết các doanh nghiệp chưa kê khai phát sinh, nộp các loại thuế, nhất là đối với doanh nghiệp khai thác quặng sắt, vàng, việc quản lý, thu thuế hết sức khó khăn. Thực hiện Nghị quyết 13 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, hỗ trợ thị trường, trong đó có các giải pháp gia hạn, miễn, giảm nộp thuế... cũng làm giảm thu trong năm trên 34 tỉ đồng.

 

Mục tiêu còn lại của 2 tháng 11, 12 cuối năm lớn (392 tỉ đồng theo dự toán Chính phủ giao, 464 tỉ đồng theo Nghị quyết HĐND tỉnh), ngành Thuế xác định cố gắng đảm bảo các khoản thu thuế, phí theo kế hoạch, quan tâm chỉ đạo, đề ra các giải pháp tập trung 2 vấn đề chính là thu tiền sử dụng đất và thu hồi nợ thuế; tăng cường phối hợp với các ngành chức năng trong công tác thu ngân sách. Thực tiễn cho thấy, tình trạng doanh nghiệp trầy ì trong nộp thuế ít, chủ yếu do doanh nghiệp khó khăn là chính như đối với doanh nghiệp xây dựng cơ bản (vốn NSNN) công trình đã hoàn thành nghiệm thu nhưng chưa được bố trí vốn; doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng bán sản phẩm nhưng khách hàng chưa thanh toán tiền dẫn đến nợ dây chuyền; doanh nghiệp vay vốn ngân hàng thì ngân hàng theo dõi thu nợ...

 

Xác định nhiệm vụ thu ngân sách năm 2012 là nặng nề, Cục Thuế tỉnh đã  chỉ đạo các Chi cục phấn đấu quyết liệt ngay từ tháng đầu, quý đầu năm, tiến hành phân tích, đánh giá từng khu vực, khoản thu, sắc thuế, dự báo các nguồn thu.. để có biện pháp phối hợp thực hiện quản lý thu. Tăng cường công tác thanh, kiểm tra, xử lý kịp thời các vi phạm về thuế nhằm tác động tích cực đến ý thức tuân thủ của các doanh nghiệp và người nộp thuế. Đồng thời, tổ chức tốt hỗ trợ người nộp thuế và các chính sách khuyến khích đầu tư, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển kinh doanh, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp..., quyết tâm phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu thu NSNN năm 2012.

 

 

                                                                                  Hà Thu

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu kết luận hội nghị.

Kỳ sơn: Đào tạo nghề cho thanh niên gắn với các chương trình mục tiêu quốc gia

(HBĐT) - Nhằm giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn, đặc biệt là thanh niên vùng bị thu hồi đất, trong những năm qua, huyện Kỳ Sơn đã nỗ lực đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho đối tượng này gắn với các chương trình mục tiêu quốc gia.

Phụ nữ xã Bình Sơn (Kim Bôi): Sử dụng nguồn vốn vay xóa đói - giảm nghèo hiệu quả

(HBĐT) - Hội phụ nữ xã Bình Sơn (Kim Bôi) hiện có 415 hội viên, sinh hoạt ở 4 chi hội. Trong đó có tới gần 40% hội viên thuộc diện hộ nghèo (tiêu chí mới). Chị Bùi Thị Nhung, Chủ tịch HPN xã cho biết: đối với các hộ hội viên phụ nữ trong xã, kinh tế khó khăn chủ yếu do thiếu vốn và kỹ thuật SX.

Tân Lạc triển khai kế hoạch sản xuất vụ đông xuân 2012 – 2013

(HBĐT) - Ngày 23/11, huyện Tân Lạc đã tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch sản xuất vụ đông 2012 – 2013. Vụ đông năm 2012, do ảnh hưởng thời vụ vụ đông xuân 2011 – 2012, hầu hết diện tích lúa mùa của huyện cấy vào chính vụ và mùa muộn nên việc tổ chức sản xuất gặp khó khăn. Kết quả thực hiện của vụ không cao, không có diện tích trồng ngô, đậu tương trên đất 2 vụ lúa. Thời vụ gieo trồng tính đến ngày 15/11 mới trồng đạt 72% diện tích theo kế hoạch, bao gồm 85 ha ngô, 50,1 ha khoai lang, 188,6 ha rau các loại.

Thực trạng thị trường rau, củ. quả thương phẩm

(HBĐT) - Lâu nay, mặt hàng rau, củ, quả là nhu yếu phẩm được người tiêu dùng lựa chọn thường xuyên trong khẩu phần dinh dưỡng mỗi ngày. So với các huyện trên địa bàn tỉnh, thị trường rau, củ, quả thương phẩm tại thành phố Hòa Bình được đánh giá sôi động nhất, có sức tiêu thụ lớn. Để cung ứng đủ nhu cầu rau xanh cho người dân thành phố, ước tính khoảng 80% lượng rau (ăn lá) phải nhập từ các tỉnh ngoài về, 20% còn lại do nhân dân tự sản xuất. Riêng lượng củ, quả và măng cơ bản tự túc được. Bình quân mỗi năm, lượng rau tiêu thụ khoảng 180kg/đầu người nhưng nhóm củ, quả thừa, nhóm rau ăn lá thiếu.

Đẩy mạnh công tác khuyến công góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế

(HBĐT) - Là trung tâm phát triển kinh tế của tỉnh với những lợi thế nhất định để phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, những năm gần đây, thành phố Hòa Bình (TPHB) đã đạt những kết quả đáng ghi nhận trong nỗ lực chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tuy nhiên, để có được sự phát triển xứng tầm hơn, thành phố xác định trong những năm tới sẽ đẩy mạnh công tác khuyến công, tạo ra động lực mới cho nền kinh tế.

Huy động 13.900 ngày công làm GTNT

(HBĐT) - Năm 2012, UBND huyện Lạc Thủy chỉ đạo các xã, thị trấn tổ chức thường xuyên đường GTNT có hiệu quả như khoán cho hộ gia đình duy tu, sửa chữa, kịp thời sửa chữa những hư hỏng của nền, mặt đường không để ách tắc và ùn tắc giao thông, đảm bảo giao thông đi lại thuận tiện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục