Được chuyển giao KH-KT, nông dân xã Phú Lương (Lạc Sơn) áp dụng hiệu quả các biện pháp chăm sóc và bảo vệ cây ngô, từ đó tăng năng suất ngô lên mức bình quân 35-40 tạ/ha.
(HBĐT) - Ông Bùi Văn Hùng, Trạm trưởng Trạm KN-KL huyện Lạc Sơn cho biết: Trải qua gần 20 năm (1993 - 2012), hoạt động, công tác KN-KL đã đạt kết quả đáng ghi nhận, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn cũng như công cuộc XĐ-GN và xây dựng NTM của huyện.
Theo Nghị định số 13/CP ngày 2/3/1993 của Chính phủ về khuyến nông, hệ thống khuyến nông của tỉnh được thành lập từ năm 1993 đến nay. Tuy nhiên, tổ chức KN-KL của huyện Lạc Sơn thành lập muộn hơn so với các địa phương khác trong tỉnh. Thời gian đầu thành lập trạm KN và KL riêng, đến năm 1998 mới sáp nhập hai trạm thành Trạm KN-KL hoạt động cho đến nay. Ban đầu thành lập, số lượng cán bộ, viên chức ít trong khi địa bàn phụ trách rộng (28 xã và 1 thị trấn), cơ sở vật chất, trang thiết bị thiếu thốn nên hoạt động gặp nhiều khó khăn. Giai đoạn từ năm 2002 đến nay, hệ thống KN từ tỉnh đến cơ sở được kiện toàn, củng cố. Hiện, số lượng cán bộ KN huyện có 24 người, cán bộ KN xã có 29 người, mỗi xã, thị trấn của huyện Lạc Sơn đều có 1 cán bộ KN viên chuyên trách. Chất lượng cán bộ KN ngày càng được nâng cao, đội ngũ này luôn nhiệt tình với công việc và hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Ông Bùi Văn Hùng, Trạm trưởng Trạm KN-KL huyện cho biết: Việc kiện toàn tổ chức KN có vai trò quan trọng, đóng góp lớn vào kết quả công tác KN của huyện Lạc Sơn. Sau gần 20 năm kể từ khi thành lập đến nay, hoạt động KN từ cấp huyện đến xã đã đi vào nề nếp. Cán bộ làm công tác KN được đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ, kỹ năng nghiệp vụ. Chính quyền cơ sở và người dân địa phương ngày càng tin tưởng vào hiệu quả hoạt động của công tác KN.
Trong gần 20 năm hoạt động, hệ thống KN-KL của huyện Lạc Sơn đã hoàn thành tốt nhiệm vụ chỉ đạo SX trên địa bàn, tổ chức xây dựng thành công nhiều mô hình trình diễn, tổ chức đạt kết quả cao các lớp tập huấn cho nông dân, thực hiện tốt công tác thông tin tuyên truyền về KN-KL, xây dựng và hỗ trợ có hiệu quả hoạt động của các CLB, nhóm sở thích... Đặc biệt, đối với một huyện thuần nông như Lạc Sơn, công tác chỉ đạo SX được xác định là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Đây cũng là nhiệm vụ trọng tâm mà hệ thống KN-KL của huyện được giao và đã đảm nhiệm tốt. Từ khi có hệ thống KN-KL, công tác chỉ đạo SX đã bám sát chủ trương, kế hoạch của huyện. Trạm KN-KL đã tham mưu về quy trình SX một số cây trồng, vật nuôi chủ yếu, phân công cán bộ phụ trách thường xuyên sâu sát cơ sở, hướng dẫn thực hiện các biện pháp kỹ thuật, đồng thời tăng cường sự phối hợp với các cấp, ngành để làm tốt công tác chỉ đạo SX, triển khai các chương trình KN-KL tại cơ sở. Kết quả là hàng năm, huyện luôn đạt và vượt các chỉ tiêu kế hoạch được giao đối với lĩnh vực SXNN. Cụ thể, tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm toàn huyện đạt trên 20.000 ha, năng suất cây trồng tăng, sản lượng cây lương thực đạt trên 60.000 tấn/năm, bình quân lương thực đạt 400 kg/người/năm, nhiều giống cây trồng, vật nuôi năng suất cao, chất lượng tốt được đưa vào SX, góp phần tích cực vào việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, từ đó tăng thêm thu nhập, cải thiện mức sống cho người lao động nông thôn.
Trao đổi thêm về hiệu quả và sức tác động của hoạt động KN-KL, Trạm trưởng Bùi Văn Hùng khẳng định: Những năm qua, công tác KN-KL đã đạt kết quả đáng ghi nhận. Trong đó, các hoạt động tập huấn, xây dựng mô hình trình diễn, chuyển giao tiến bộ KH-KT cho nông dân... đã tác động tích cực đến nhận thức và tập quán SX của người dân, đóng góp tích cực vào việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi, nâng cao giá trị SX của ngành NN.
Thu Trang
(HBĐT) - Năm 2012, huyện Đà Bắc được Dự án Giảm nghèo giai đoạn 2 hỗ trợ 20 tỷ đồng triển khai các hợp phần phát triển kinh tế huyện, ngân sách phát triển xã và đa dạng hóa liên kết thị trường ở 11 xã vùng dự án. Trong đó, hơn 9 tỷ đồng đầu tư hợp phần phát triển kinh tế huyện với 2 công trình giao thông, 2 công trình thủy lợi, 2 công trình nước sinh hoạt; hơn 8 tỷ đồng triển khai hoạt động hỗ trợ sinh kế cho người nghèo, phụ nữ nghèo thông qua 188 tiểu dự án, tập trung cho các tiểu dự án chăn nuôi lợn bản địa, lợn siêu nạc, dê, gà.
(HBĐT) - Năm 2012, huyện Cao Phong có 692 mô hình phụ nữ làm kinh tế giỏi có thu nhập từ 50 triệu đồng đến 4 tỷ đồng/năm.
(HBĐT) - Là tỉnh có vị trí địa lý thuận lợi, cửa ngõ của thủ đô Hà Nội, hệ thống giao thông nối liền với các tỉnh đồng bằng và một số tỉnh vùng Tây Bắc; tiềm năng phát triển đa dạng, phong phú cả về du lịch văn hóa, tâm linh, sinh thái... Tuy những năm gần đây, du lịch tỉnh ta đã có những bước phát triển tích cực, góp phần vào thúc đẩy tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Song, trên thực tế phát triển du lịch chưa xứng với tiềm năng, chưa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn như kỳ vọng của tỉnh.
(HBĐT) - Theo Chi cục Thuế huyện Lạc Sơn, năm 2012 huyện được giao dự toán thu NSNN 15.640 triệu đồng. Đến hết tháng 11, Chi cục mới thu được 9,6 tỉ đồng, đạt trên 60% dự toán HĐND huyện giao. Trong đó thu từ công thương nghiệp ngoài quốc doanh thấp đạt trên 3,6 tỉ đồng, nguyên nhân đạt thấp do các doanh nghiệp trên địa bàn bị ảnh hưởng khó khăn chung của nền kinh tế và chính sách miễn giảm gia hạn nộp thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh.
(HBĐT) - Hiện nay, hệ thống điện lưới quốc gia đã cấp điện cho 100% số xã trên địa bàn tỉnh. Tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia là 195.039 hộ/198.938 tổng số hộ dân, đạt tỷ lệ 98,04%, tăng 2,64% so với cùng kỳ năm 2011.
(HBĐT) - Bảo Hiệu (Yên Thủy) là xã tiếp giáp với đường Hồ Chí Minh. Tận dụng lợi thế giao thông thuận lợi, trong nhiều năm trở lại đây, Bảo Hiệu từng bước phát huy nội lực, đưa kinh tế địa phương từng bước phát triển. Thu nhập của người dân tăng đều hàng năm, đến nay đã đạt trên 10,5 triệu đồng/người/năm.