Đó là các đề xuất mới nhất của Bộ Xây dựng và Hiệp hội Đầu tư tài chính Việt Nam nhằm tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản hiện nay

 

Đề nghị giảm 50% thuế GTGT đầu ra cho hoạt động đầu tư, kinh doanh nhà ở đối với những căn hộ dưới 70 m² sàn sử dụng và giá bán dưới 15 triệu đồng/m² sàn sử dụng... Đây là một trong những nội dung quan trọng mà Bộ Xây dựng vừa gửi Bộ Tài chính nhằm gỡ khó cho thị trường bất động sản (BĐS).

Giảm thuế để giảm giá

Bộ Xây dựng đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu để có chính sách thực hiện các ưu đãi ngay trong năm 2013. Theo đó, giảm 50% thuế giá GTGT đầu ra đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh nhà ở xã hội; giảm 50% thuế GTGT đầu ra cho hoạt động đầu tư, kinh doanh nhà ở đối với những căn hộ dưới 70 m² sàn sử dụng và giá bán dưới 15 triệu đồng/m² sàn sử dụng. Gia hạn nộp thuế GTGT đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh nhà ở và thuế thu nhập doanh nghiệp (DN) đối với thu nhập từ bán nhà ở trong 12 tháng; áp dụng thuế suất ưu đãi thuế thu nhập DN ở mức cao nhất (10%) đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh nhà ở xã hội...
Một dự án căn hộ tại TPHCM. Thị trường nhà đất đóng băng kéo dài đang gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp. Ảnh: HỒNG THÚY

Do phải trình Quốc hội mà kỳ họp gần nhất là tháng 5-2013 nên Bộ Xây dựng đề nghị nếu các giải pháp trên không thể triển khai áp dụng ngay từ ngày 1-1-2013 thì Bộ Tài chính cần xem xét, báo cáo Chính phủ trình Quốc hội cho áp dụng trong 12 tháng để bảo đảm hiệu quả hỗ trợ, khuyến khích thị trường BĐS và thị trường nhà ở xã hội.

Trước đó, Bộ Xây dựng cũng đưa ra hàng loạt giải pháp, đáng chú ý là sẽ cho phép chia nhỏ căn hộ diện tích lớn nhằm giảm giá bán, tạo điều kiện cho người mua lẫn chủ đầu tư. Bộ cũng kiến nghị Chính phủ cho phép nới lỏng nhiều điều kiện về xây dựng, mua bán, chuyển nhượng nhà ở xã hội nhằm cải thiện thanh khoản cho phân khúc này.

Cho vay mua nhà lãi suất 7%/năm

Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TPHCM (Horea), việc Bộ Xây dựng kiến nghị giảm thuế là một tín hiệu tốt, chứng tỏ các bộ, ngành đã thật sự bắt tay vào cuộc để cứu thị trường BĐS. Tuy nhiên, song hành với các đề xuất này, vẫn cần có thêm một số giải pháp tài chính khác mới có thể tháo gỡ được tảng băng BĐS.

Theo ông Châu, khó khăn nhất hiện nay là hàng tồn kho rất lớn trên tất cả các phân khúc thị trường; nhiều dự án dở dang, đền bù giải tỏa còn ngổn ngang. Người tiêu dùng và nhà đầu tư mất lòng tin và chưa quay trở lại tham gia thị trường BĐS.  Khó khăn thứ 2 là nợ xấu BĐS rất lớn đang tạo ra một vòng luẩn quẩn: Nợ xấu - lãi vay cao - tính thanh khoản kém (hoặc mất thanh khoản) - không cơ cấu được nợ vay cũ - không tiếp cận được khoản vay mới. Nếu để tự bản thân DN vận động thì chắc chắn sẽ không thể thoát ra được.

Một trong những giải pháp mà Horea kiến nghị là sử dụng đòn bẩy tài chính. Theo đó, cần có chính sách, cơ chế hỗ trợ tín dụng ưu đãi (khoảng 8%/năm) cho người mua căn hộ đầu tiên, người đang ở nhà chật hẹp (dưới 5 m2/người) để mua căn hộ. Đồng thời, xem xét cho các DN BĐS được cơ cấu lại các khoản nợ vay cũ đang chịu lãi suất cao (trên dưới 20%/năm) để chuyển sang hưởng mức lãi suất theo chính sách hiện nay; cho DN được tiếp cận các khoản vay tín dụng mới để tiếp tục hoàn thiện công trình, sản phẩm cung ứng cho thị trường...

Ngày 11-12, Hiệp hội Đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) cũng đề xuất với Thủ tướng các giải pháp giải cứu thị trường BĐS. Trong 5 giải pháp “phá băng” thị trường BĐS mà VAFI đưa ra, giải pháp đầu tiên và quan trọng nhất chính là cho người thu nhập thấp mua nhà vay vốn lãi suất 7%/năm. Cụ thể, người mua nhà trị giá dưới 2 tỉ đồng/căn  được vay với lãi suất ưu đãi 7%/năm cho 3 năm đầu (Nhà nước sẽ cấp bù lãi suất khoảng 3%/ - 5%/năm). Theo tính toán của VAFI, tổng vốn Nhà nước cấp bù lãi suất sẽ vào khoảng 8.000 tỉ đồng trong 3 năm (2013, 2014, 2015 ). Với số tiền này, VAFI cho rằng sẽ thu hút số vốn đầu tư khoảng 120.000 tỉ đồng, tương ứng với khoảng 120.000 căn hộ chung cư.

Theo lập luận của VAFI, Nhà nước sẽ không phải thực chi 8.000 tỉ đồng này. Khi được thực hiện, chương trình kích cầu sẽ giải phóng hàng tồn kho BĐS, vật liệu xây dựng, dịch vụ tài chính, Nhà nước sẽ thu được nhiều khoản thuế gia tăng và dĩ nhiên, những khoản thuế gia tăng sẽ lớn hơn nhiều so với số vốn ban đầu bỏ ra trước.
 
 
 
                                                                       Theo Báo NLĐ
 
 

Các tin khác

Được chuyển giao KH-KT, nông dân xã Phú Lương (Lạc Sơn) áp dụng hiệu quả các biện pháp chăm sóc và bảo vệ cây ngô, từ đó tăng năng suất ngô lên mức bình quân 35-40 tạ/ha.
Không có hình ảnh
Công nhân Điện lực Cao Phong kiểm tra  đường dây hạ áp trên địa bàn thị trấn Cao Phong.
Không có hình ảnh

Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội năm 2012 trên 6.100 tỷ đồng

(HBĐT) - Năm 2012, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 6.150 tỷ đồng, trong đó, đầu tư ngân sách 1.781 tỷ đồng (gồm vốn đầu tư cân đối ngân sách tỉnh 488 tỷ đồng; vốn hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách T.Ư 596 tỷ đồng; vốn trái phiếu Chính phủ 483 tỷ đồng; vốn chương trình mục tiêu quốc gia 129 tỷ đồng; nguồn vượt thu ngân sách T.Ư 85 tỷ đồng; vốn ứng đối ứng ODA). UBND tỉnh đã triển khai thực hiện nhiều biện pháp tháo gỡ khó khăn cho DN, do đó, tình hình SX-KD dần được cải thiện trong những tháng cuối năm.

20 tỷ đồng hỗ trợ phát triển kinh tế, giảm nghèo huyện Đà Bắc

(HBĐT) - Năm 2012, huyện Đà Bắc được Dự án Giảm nghèo giai đoạn 2 hỗ trợ 20 tỷ đồng triển khai các hợp phần phát triển kinh tế huyện, ngân sách phát triển xã và đa dạng hóa liên kết thị trường ở 11 xã vùng dự án. Trong đó, hơn 9 tỷ đồng đầu tư hợp phần phát triển kinh tế huyện với 2 công trình giao thông, 2 công trình thủy lợi, 2 công trình nước sinh hoạt; hơn 8 tỷ đồng triển khai hoạt động hỗ trợ sinh kế cho người nghèo, phụ nữ nghèo thông qua 188 tiểu dự án, tập trung cho các tiểu dự án chăn nuôi lợn bản địa, lợn siêu nạc, dê, gà.

Cao Phong: 692 mô hình phụ nữ làm kinh tế giỏi có thu nhập từ 50 triệu đến 4 tỷ đồng/năm

(HBĐT) - Năm 2012, huyện Cao Phong có 692 mô hình phụ nữ làm kinh tế giỏi có thu nhập từ 50 triệu đồng đến 4 tỷ đồng/năm.

Hướng đi nào để ngành du lịch cất cánh?

(HBĐT) - Là tỉnh có vị trí địa lý thuận lợi, cửa ngõ của thủ đô Hà Nội, hệ thống giao thông nối liền với các tỉnh đồng bằng và một số tỉnh vùng Tây Bắc; tiềm năng phát triển đa dạng, phong phú cả về du lịch văn hóa, tâm linh, sinh thái... Tuy những năm gần đây, du lịch tỉnh ta đã có những bước phát triển tích cực, góp phần vào thúc đẩy tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Song, trên thực tế phát triển du lịch chưa xứng với tiềm năng, chưa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn như kỳ vọng của tỉnh.

Lạc Sơn: 11 tháng thu thuế đạt trên 60% dự toán

(HBĐT) - Theo Chi cục Thuế huyện Lạc Sơn, năm 2012 huyện được giao dự toán thu NSNN 15.640 triệu đồng. Đến hết tháng 11, Chi cục mới thu được 9,6 tỉ đồng, đạt trên 60% dự toán HĐND huyện giao. Trong đó thu từ công thương nghiệp ngoài quốc doanh thấp đạt trên 3,6 tỉ đồng, nguyên nhân đạt thấp do các doanh nghiệp trên địa bàn bị ảnh hưởng khó khăn chung của nền kinh tế và chính sách miễn giảm gia hạn nộp thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh.

Tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia đạt 98,04%

(HBĐT) - Hiện nay, hệ thống điện lưới quốc gia đã cấp điện cho 100% số xã trên địa bàn tỉnh. Tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia là 195.039 hộ/198.938 tổng số hộ dân, đạt tỷ lệ 98,04%, tăng 2,64% so với cùng kỳ năm 2011.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục