Với số lỗ lên tới hàng nghìn tỉ đồng, nhiều doanh nghiệp xi măng không có khả năng trả nợ. Trong khi những dự án này khi vay vốn nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh, nên Bộ Tài chính phải trích Quỹ trả nợ nước ngoài để trả nợ thay.
Theo báo cáo mới đây của Bộ Tài chính gửi Thủ tướng Chính phủ về tình hình trả nợ của các dự án bảo lãnh vay vốn nước ngoài, tổng mức bảo lãnh của Chính phủ cho các dự án xi măng tính đến cuối năm 2011 là 1,365 tỉ USD, với 16 dự án.
Trong đó, có 4/16 dự án với dư nợ hiện tại là 228,75 triệu USD gặp khó khăn trong việc trả nợ, phải nhờ Bộ Tài chính giúp sức.
Trong hai dự án đã được cơ cấu tài chính (xi măng Hoàng Mai và xi măng Tam Điệp) chỉ có dự án xi măng Hoàng Mai trả nợ đều, dự án còn lại xi măng Tam Điệp vẫn gặp khó khăn trả nợ.
Hai dự án khác đã được Bộ Tài chính ứng vốn trả nợ kỳ đầu tiên nhưng chưa thoát khó khăn là xi măng Thái Nguyên và xi măng Đồng Bành của Tổng Cty Cơ khí Xây dựng (Coma, Bộ Xây dựng).
Do cổ đông lớn không thu xếp đủ vốn góp theo cam kết ban đầu và với khoản lỗ gần 197 tỉ đồng, dự án Xi măng Đồng Bành, có tổng vốn đầu tư 1.288 tỉ đồng, đã không có khả năng thanh toán nợ và phải dừng hoạt động từ tháng 3-2012.
Bộ Tài chính phải dùng Quỹ tích lũy trả nợ nước ngoài để cho vay 3,49 triệu USD trả nợ. Nếu Xi măng Đồng Bành không cải thiện được tình hình hiện tại, theo tính toán trong 5 năm tới, số tiền nợ phải trả cả gốc lẫn lãi lên tới trên 600 tỉ đồng.
Tình trạng tương tự diễn ra với dự án xi măng Thái Nguyên của Tổng Cty Cổ phần xây dựng công nghiệp Việt Nam (Vinaicon) với tổng vốn đầu tư 3.536 tỉ đồng.
Dự án chưa có nguồn thu để trả nợ, Cty mẹ không có khả năng thanh toán các khoản nợ và lãi vay trong năm 2011 nên Quỹ tích lũy trả nợ của Bộ Tài chính phải ứng trả thay 4,25 triệu Euro.
Sau hơn một năm hoạt động nhà máy lỗ 77 tỉ đồng. Số tiền trả nợ gốc vay của các đối tác nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh lên tới hơn 120 triệu USD chưa biết đến bao giờ mới trả được.
Một dự án khác nằm trên bờ vực báo động là dự án Xi măng Tam Điệp của Cty Xi măng Ninh Bình. Dù đã được cơ cấu tài chính và đến hết năm 2010 Quỹ tích lũy của Bộ Tài chính đã trả nợ thay 10 triệu USD nhưng đến tháng 7-2011, một lần nữa Quỹ tích lũy phải tiếp tục ứng trả giúp 74,55 triệu USD.
Đến nay công ty đang đề xuất phương án cơ cấu nợ tổng thể các khoản vay trong và ngoài nước.
Cùng có mặt trong top doanh nghiệp xi măng lỗ khủng là Xi măng Hạ Long của Tổng Cty Sông Đà với 1.215 tỉ đồng. Đến hết quý I-2012, Cty đã vay 2.000 tỉ đồng để trả nợ.
Phương án cho số nợ giai đoạn 2012 - 2015 là 1.200 tỉ đồng được Xi măng Hạ Long đưa vào kế hoạch đi vay để trả nợ.
Bộ Tài chính dự báo trong thời gian 3 đến 5 năm tới đây hàng năm, Quỹ tích lũy trả nợ có thể phải bố trí từ 30-40 triệu USD/năm để trả nợ thay cho các dự án xi măng.
Trông chờ thoái vốn
Mới đây, Bộ Xây dựng có văn bản đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận phương án chuyển nhượng hơn 17,114 triệu cổ phần (tương đương hơn 171,14 tỉ đồng theo mệnh giá) của Coma tại Cty cổ phần Xi măng Đồng Bành cho Cty TNHH Tập đoàn Hoàng Phát Vissai (The Vissai, Ninh Bình) cũng như cho phép The Vissai thay Coma thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho khoản vay 3,4 triệu USD từ Quỹ trả nợ của Bộ Tài chính.
Theo đánh giá của các chuyên gia, nếu đề xuất này được Chính phủ chấp thuận, thì Xi măng Đồng Bành sẽ có cơ hội được giải cứu và đây dường như cũng là lối thoát duy nhất cho các đơn vị đã đổ tiền đầu tư vào dự án.
Một dự án xi măng khác đang gặp khó khăn và trông chờ vào việc thoái vốn cho đối tác là dự án xi măng Cẩm Phả, với tổng mức đầu tư 6.089 tỉ đồng, của Vinaconex.
Đến hết quý I-2012 xi măng Cẩm Phả báo lỗ lên tới 1.259 tỉ đồng và Vinaconex phải trích lập 1.000 tỉ đồng quỹ dự phòng. Nhằm thoát khỏi gánh nặng đầu tư lỗ, Vinaconnex cho biết đã trình Chính phủ phương án thoái vốn bằng cách bán 75% cổ phần cho Tổng Cty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (VICEM).
Tuy nhiên, theo đánh giá, VICEM cũng đang phải gồng mình với những khoản nợ đầu tư khá lớn nên chưa chắc đã dám ôm thêm nhà máy này.
Theo TS Vũ Đình Ánh chuyên gia kinh tế, trong các năm tới, việc vay thông qua hình thức phát hành trái phiếu quốc tế và vay có bảo lãnh Chính phủ của các tập đoàn, tổng công ty cần được thực hiện thận trọng và có kiểm soát chặt chẽ.
Chỉ xem xét cấp bảo lãnh vay trong nước đối với các dự án cấp bách, công trình trọng điểm quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương cấp bảo lãnh vay trong nước.
Do thời tiết thuận lợi, dự kiến các vụ lúa đông xuân và hè thu năm 2013 sẽ trúng mùa. Việc điều hành xuất khẩu (XK) gạo sao cho vừa có giá tốt vừa có nhiều hợp đồng, với số lượng lớn, đang làm đau đầu các thành viên trong tổ điều hành XK gạo.
Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng, với sự chuẩn bị của các doanh nghiệp, nguồn hàng thiết yếu phục vụ Tết Nguyên đán Quý Tỵ 2013 cơ bản được đáp ứng đầy đủ.
(HBĐT) - Ngày 15/12, Công ty Cổ phần Đông Dương đã khởi công Trung tâm thương mại Đông Dương tại thị trấn Lương Sơn, huyện Lương Sơn. Dự án có tổng mức đầu tư trên 84,2 tỷ đồng, diện tích là 4,656.8m2, được xây dựng 5 tầng với tổng diện tích sàn là 15.500m2, nằm trong dự án Trung tâm thương mại và nhà ở Lương Sơn, thuộc thị trấn Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình.
(HBĐT) - Ngày 14/12, Ban QLDA PTNT mục tiêu huyện Đà Bắc tổ chức hội nghị khởi động dự án, triển khai kế hoạch năm 2013. Đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo dự án tới dự và chỉ đạo hội nghị.
(HBĐT) - Ngày 14/12, Sở NN&PTNT tổ chức Hội nghị tổng kết 20 năm (1993-2012) hoạt động khuyến nông của tỉnh. Đến dự có các đồng chí: Hoàng Việt Cường - Bí thư Tỉnh ủy, Nguyễn Văn Dũng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh qua các thời kỳ, cùng nhiều đại biểu đến từ các cơ quan, đơn vị trong và ngoài tỉnh.
(HBĐT) - Ngày 13/12, Ban chỉ đạo Dự án ổn định dân cư phát triển kinh tế - xã hội vùng chuyển dân sông Đà huyện Mai Châu đã tiến hành nghiệm thu hợp phần phát triển sản xuất tại 3 xã Tân Dân, Tân Mai và Phúc Sạn.