Nông dân xã Mường Chiềng (Đà Bắc) thái cỏ trộn cám làm thức ăn giàu dinh dưỡng, dễ hấp thụ cho trâu, bò.
(HBĐT)- Để hạn chế thấp nhất những thiệt hại cho đàn gia súc vụ đông, huyện Đà Bắc đang tích cực triển khai các biện pháp phòng, chống đói, rét cho trâu, bò. Công tác tuyên truyền, hướng dẫn, tập huấn được đẩy mạnh. Ý thức phòng- chống đói, rét, dịch bệnh cho gia súc của các hộ chăn nuôi có chuyển biến rõ rệt.
Mường Chiềng, Hào Lý, Tu Lý là những xã vùng cao có số lượng gia súc lớn, vấn đề chủ động về nguồn thức ăn dự trữ, chăm sóc, bảo vệ đàn trâu, bò được bà con chú trọng. Ông Bùi Văn Phục – hộ chăn nuôi ở xóm Cháu, xã Tu Lý cho biết: Để bảo vệ gia súc vụ này quan trọng là không lùa chúng lên rừng tự kiếm ăn rất dễ bị gió, mắc cảm lạnh. Tốt nhất đưa trâu, bò về chuồng, chỗ ở kín gió, cho ăn đảm bảo khẩu phần để chúng đủ sức chống chịu với cái đói, cái lạnh. Cũng theo ông Phục, gia đình ông và một số hộ xung quanh đã thực hiện hướng dẫn của cán bộ thú y trong chăm sóc, bảo vệ, đặc biệt là lấy thân cây chuối băm nhỏ trộn lẫn với cám làm thức ăn cho gia súc rất tốt. Ngoài ra còn trữ rơm khô, cắt cỏ cho trâu, bò ăn thêm.
Vào đầu vụ đông năm nay, huyện đã tổ chức nhiều đợt tuyên truyền, tập huấn kỹ thuật chăn nuôi cho các hộ. Cụ thể Trung tâm Dạy nghề huyện phối hợp với trạm thú y mở 3 lớp tập huấn cho các đối tượng là hộ chăn nuôi xã Mường Chiềng và thị trấn Đà Bắc với tổng số 150 học viên. Tại 11 xã có số lượng đàn gia súc lớn đã triển khai tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, phòng chống đói rét, ủ rơm làm thức ăn cho trâu, bò lồng ghép với các chương trình, dự án 135, giảm nghèo, PSARD…
Tình hình trâu, bò bị chết đói, chết rét vẫn xảy ra ở các vụ đông trước tuy mức độ giảm dần, chủ yếu là bê, nghé, trâu, bò già, chết rải rác, song là bài học sâu sắc, tác động đến ý thức của hộ chăn nuôi. Hầu hết bà con đã ý thức được trâu, bò là tài sản lớn gắn liền với đời sống của bản thân và gia đình nên cần quan tâm bảo vệ để tránh những tổn hại, mất mát về kinh tế. Các xã vùng cao như: Đoàn Kết, Trung Thành, Tân Pheo, Mường Tuổng, Tiền Phong… đã giảm hẳn tình trạng thả rông trâu, bò trong những ngày giá rét, các hộ không còn chủ quan, lơ là trong phòng bệnh, phòng đói, rét cho đàn vật nuôi.
Theo ông Vũ Đình
Bùi Minh
(HBĐT) - Trong năm 2012, có 43 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư, gồm 4 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn đăng ký trên 174 triệu USD và 39 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký là 2.230 tỷ đồng. So với năm 2011, số dự án bằng 75%, vốn đầu tư đăng ký bằng 57%.
(HBĐT) - Ba năm thực hiện CVĐ “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Vệt Nam” (2009-2012), huyện Đà Bắc đã tổ chức được 3 hội chợ, thu hút khoảng 15.000 lượt người đến tham quan, mua sắm. Ngay trong tháng cuối cùng của năm 2012, Sở Công thương phối hợp với UBMTTQ tỉnh cũng đã tổ chức chương trình “Đưa hàng Việt về vùng sâu, vùng xa” tại xã Cao Sơn với sự tham gia của 15 doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Rộn ràng, náo nức, tấp nập người bán, người mua... Đây là một CVĐ mang nhiều ý nghĩa trong việc nêu cao tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc của người dân, vì vậy đã được huyện chú trọng.
(HBĐT) - Ngày 4/12/2012, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 54/2012/QĐ-TTg về chính sách cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn giai đoạn 2012-2015.
(HBĐT) - Cử tri huyện Lạc Sơn: Hiện nay, các công trình Nhà nước đầu tư như hệ thống kênh mương, hồ, đập, chất lượng công trình xuống cấp nghiêm trọng, đề nghị tỉnh chỉ đạo có kế hoạch kiểm tra, giám sát.
(HBĐT) - Trong khuôn khổ dự án Giảm nghèo, giai đoạn 2, năm 2012, Ba Khan là một trong những xã của huyện Mai Châu có số lượng các tiểu dự án được thực hiện đa dạng nhất. Cùng với 3 tiểu dự án hỗ trợ phát triển hạ tầng thôn bản, có 18 tiểu dự án mô hình sinh kế người nghèo, sinh kế phụ nữ được triển khai.
Các DN, nhà sản xuất phải lòng vòng hết ban nọ, sở kia mới có được giấy chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, nên nhiều khi DN vất vả hoặc không thể đưa được hàng vào siêu thị.