Nhà máy ván MDF của Công ty TNHH MDF Vinafor - Tân An Hòa Bình đi vào hoạt động góp phần khuyến khích nhân dân huyện Yên Thủy phát triển trồng rừng nguyên liệu, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
(HBĐT) - Trong nhiệm vụ phát triển KT-XH, một trong những mũi nhọn mà Yên Thủy xác định là tập trung phát triển sản xuất, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc. Nhờ đó, trong những năm qua, mật độ che phủ rừng của toàn huyện dù đã được khai thác vẫn luôn duy trì ở mức trên, dưới 50%.
Đến thăm gia đình ông Bùi Văn ỏm ở xóm Đồi, xã Lạc Lương, một trong những gia đình khó khăn, chỉ có vài sào ruộng, năng suất lúa thấp. Từ sự định hướng của huyện và hỗ trợ kinh phí của Nhà nước thông qua các chương trình, dự án, 3 năm trước đây, gia đình ông đã trồng được khoảng 10 ha keo nguyên liệu. Rừng đang độ tuổi trưởng thành chuẩn bị đến chu kỳ khai thác.
Lạc Sỹ là một xã khó khăn của Yên Thuỷ, công tác trồng rừng được đánh giá khá phát triển. Cả xã có trên 2.886 ha đất lâm nghiệp, ngoài diện tích rừng tự nhiên, đến nay, cả xã trồng mới được trên 1.700 ha rừng sản xuất, trong đó, keo tai tượng là chủ yếu. Theo ông Quách Khương Lam, Chủ tịch UBND xã Lạc Sỹ, trong cơ cấu kinh tế, cây nguyên liệu hiện vẫn là chủ lực của xã. Bình quân mỗi năm, Lạc Sỹ trồng mới hàng chục ha, đa số là những diện tích người dân đã khai thác được trồng lại. Riêng trong năm 2012, toàn xã đã trồng được 95 ha rừng sản xuất. Cùng đó, sản lượng gỗ khai thác ước đạt khoảng 1.040 tấn, tăng 240 tấn so với cùng kỳ. Cũng trong năm 2012, tổng thu nhập của cả xã ước đạt khoảng 19,8 tỷ đồng, trong đó, riêng thu nhập từ cây lâm nghiệp đạt khoảng 13 tỷ đồng. Nhờ đó, thu nhập bình quân của người dân năm 2012 đạt trên 9 triệu đồng/người/năm.
Đến nay, toàn huyện có khoảng trên 6.600 ha rừng sản xuất. Riêng trong năm 2012, toàn huyện đã trồng mới đạt trên 605 ha, tăng 12,2% so với cùng kỳ, duy trì tổng số diện tích đất lâm nghiệp đạt trên 15.500 ha, tỷ lệ che phủ rừng ổn định ở mức 50%. Cùng đó, sản lượng gỗ khai thác trên toàn địa bàn huyện trong năm được trên 31,8 nghìn m3, đạt 151,74% so kế hoạch, tăng 97,18% so cùng kỳ; sản lượng củi đạt trên 75.000 ste. Tổng giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp năm 2012 toàn huyện đạt 51 tỷ đồng, tăng 6,78% so với năm trước.
Theo ông Bùi Huyên, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Yên Thuỷ, trước đây, một phần do giao thông đi lại khó khăn, người dân trong huyện chưa quan tâm đúng mức đến phát triển kinh tế rừng. Huyện đã xác định trồng rừng nguyên liệu là một trong các điều kiện để phát triển kinh tế bền vững và XĐ-GN. Mặt khác, Yên Thuỷ cũng đã chú trọng công tác tuyên truyền, tập huấn kỹ thuật cho người dân cùng với những chính sách hợp lý nên nhận thức của người dân về lợi ích từ rừng ngày càng nâng cao. Nhiều hộ gia đình đã đổi mới cách nghĩ, cách làm, biết khai thác tiềm năng, thế mạnh vốn có từ đồi rừng để tăng thu nhập cho gia đình. Cụ thể, với chu kỳ từ 5 - 7 năm, sau khi đã trừ chi phí, mỗi hộ dân thu nhập từ rừng trồng cũng có lãi từ 20 - 25 triệu đồng/ha.
Kinh tế đồi rừng tại Yên Thuỷ hiện nay đã, đang đang trở thành một hướng đi tích cực trong xóa đói, nghèo cho người dân trên địa bàn, nhất là những vùng khó khăn. Thông qua thực tế cho thấy, công tác phát triển rừng tại Yên Thuỷ phát huy được hiệu quả cao khi các cấp chính quyền chú trọng quan tâm, định hướng và có những cơ chế hỗ trợ kịp thời về vay vốn, giống, tạo điều kiện cho người dân tập trung sản xuất từ rừng. Đặc biệt, việc người dân mạnh dạn thay đổi tư duy, ít phụ thuộc, trông chờ, ỷ lại đầu tư của Nhà nước là một trong những tiền đề cho kinh tế rừng của Yên Thuỷ phát triển nhanh chóng.
Với những hiệu quả kinh tế rừng trồng, trong thời gian tới, Yên Thuỷ tiếp tục tập trung chăm sóc, bảo vệ rừng hiện có, đẩy mạnh trồng rừng sau khai thác; khảo sát, chuyển đổi những diện tích rừng lau lách còn lại không có hiệu quả kinh tế sang trồng rừng nguyên liệu, từng bước mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế rừng trồng cho người dân; phấn đấu mỗi năm sản xuất trên 1 triệu cây giống các loại, góp phần đảm bảo cho nhu cầu trồng rừng của địa phương.
Hồng Trung
(HBĐT) - Ngày 29/12, tại sân vận động huyện Đà Bắc, Trung tâm XTTM - Sở Công thương đã phối hợp với UBND huyện tổ chức Hội chợ Xuân 2013. Hội chợ sẽ diễn ra từ nay cho đến hết ngày 5/1/2013.
(HBĐT) - Theo Quyết định phê duyệt của UBND tỉnh, Dự án đường Chi Lăng (TP Hòa Bình) kéo dài (giai đoạn I) có tổng chiều dài 2,5km, điểm đầu tại ngã ba đường Trần Hưng Đạo và đường Chi Lăng, điểm cuối tại đê Quỳnh Lâm. Tuyến đường có mặt cắt ngang 36m, gồm vỉa hè, mặt đường và dải phân cách. Kết cấu mặt đường bằng bê tông nhựa. Hệ thống thoát nước, cấp nước, vỉa hè, chiếu sáng, cây xanh được thiết kế đồng bộ. Nút giao thông trung tâm được thiết kế 60m, bố trí đảo tròn trung tâm đường kính 30m. Nút giao với đường Trần Hưng Đạo và đê Quỳnh Lâm được thiết kế dạng đơn giản, cùng mức (không thiết kế đảo tròn). Tổng mức đầu tư 67.423 triệu đồng.
(HBĐT) - Tổng số dự án đầu tư và các KCN của tỉnh hiện nay là 58 dự án, trong đó có 13 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng số vốn đăng ký 327,24 triệu USD và 46 dự án đầu trong nước với tổng số vốn đăng ký trên 5.000 tỷ đồng.
(HBĐT) - Thông qua nhiều loại hình ngành nghề sản xuất, kinh doanh đa dạng, ở các cấp Hội Nông dân huyện Yên Thủy đã đẩy mạnh công cuộc xóa đói, giảm nghèo, làm giàu chính đáng. Có thể kể đến những mô hình tiêu biểu như mô hình trồng cây ăn quả kết hợp chăn nuôi của hộ nông dân Bùi Thị Vĩnh – khu 1, thị trấn Hàng Trạm, mô hình kinh doanh thức ăn chăn nuôi của hội viên Nguyễn Thị Thủy – xóm Ba Cầu, xã Ngọc Lương, hội viên Phạm Văn Biên – xóm Cây Báy, xã Lạc Hưng chuyên sản xuất vật liệu xây dựng…
(HBĐT) - Trong năm 2012, tổng nguồn vốn đầu tư Chương trình 135 là 124 tỷ đồng.
(HBĐT) - Năm 2012, sản xuất nông nghiệp của huyện Lương Sơn được mùa, tiếp tục phát triển ổn định. Tổng diện tích gieo trồng của huyện thực hiện 10.100 ha, hoàn thành kế hoạch.