Hạ tầng chợ Tân Pheo (Đà Bắc) chưa đạt theo tiêu chí NTM.

Hạ tầng chợ Tân Pheo (Đà Bắc) chưa đạt theo tiêu chí NTM.

(HBĐT) - Với 11 chợ hoạt động, quy mô nhỏ, chủ yếu họp theo phiên trên địa bàn 20 xã, thị trấn, các chợ nông thôn ở huyện Đà Bắc khó thể đáp ứng tiêu chí xây dựng NTM.

 

Theo ông Xa Đức Hiền, Phó Chủ tịch UBND huyện, kết quả điều tra, đánh giá thực trạng NTM có 1 xã Hiền Lương đạt 7 tiêu chí, 2 xã đạt 6 tiêu chí là Cao Sơn và Vầy Nưa, 2 xã đạt 5 tiêu chí là Tu Lý, Tiền Phong, 7 xã đạt 3 tiêu chí là Tân Pheo, Đồng Chum, Đoàn Kết, Tân Minh, Yên Hoà, Mường Chiềng, Hào Lý, 7 xã đạt 2 tiêu chí là Đồng Nghê, Mường Tuổng, Đồng Ruộng, Trung Thành, Suối Nánh, Giáp Đắt và Toàn Sơn. Tuy nhiên, Hiền Lương là xã điểm xây dựng NTM nhưng đến nay vẫn chưa có chợ.

 

Một thực tế nữa là cho đến giờ, trên địa bàn chưa  thu hút được doanh nghiệp nào bỏ vốn đầu tư nâng cấp và tổ chức quản lý kinh doanh chợ. Đa số các chợ hiện đang hoạt động đều được đầu tư từ nguồn vốn xây dựng cơ bản tập trung hoặc vốn các chương trình, dự án. Sở dĩ không có doanh nghiệp tham gia đầu tư vào chợ nông thôn là bởi mức độ giao lưu, giao thương ở đây không nhiều, chợ chỉ họp theo phiên, thường thì 1 buổi/tuần, nhiều lắm cũng chỉ họp 2 buổi/tuần. Doanh thu bán hàng và thu phí từ chợ đạt thấp, vốn đầu tư lớn, khả năng hoàn vốn thấp và kéo dài nên không hấp dẫn doanh nghiệp. Mô hình quản lý chợ của huyện vẫn được thực hiện theo phương thức khoán thu.

 

Ngoài tiêu chí quy mô mặt bằng diện tích chợ nông thôn ở miền núi, vùng cao (tối thiểu 1.500 m2), các chợ nông thôn ở huyện còn khó lòng đáp ứng nhiều tiêu chí trong bộ tiêu chí quốc gia chợ NTM mà Bộ NN&PTNT hướng dẫn thực hiện. Chẳng hạn như tiêu chí về hạ tầng chợ yêu cầu phải bố trí khu kinh doanh theo ngành hàng, bãi đỗ xe, cây xanh, điểm tập kết, thu gom rác... Hiện tại, 11 chợ đều không đạt yêu cầu. ông Nguyễn Văn Thành, Phó phòng KT&HT huyện cho biết: vị trí, quy mô các chợ hiện tương đối phù hợp, cung cấp đảm bảo hàng hóa và dịch vụ phục vụ nhân dân trong vùng. Tuy nhiên, xét theo tiêu chí NTM, có nhiều hạng mục mà các chợ chưa có, kể cả một số hạ tầng thiết yếu như phòng cháy, chữa cháy, hệ thống cấp, thoát nước...

 

Đơn cử như chợ trung tâm cụm xã Mường Chiềng trong quá trình hoạt động nhiều năm đã xuống cấp. Một số hộ ở các tỉnh khác về chợ buôn bán cố định đã ăn, ở, sinh hoạt tại chỗ, thậm chí cơi nới nơi bán hàng dẫn đến tình trạng lộn xộn, không chấp hành tốt nội quy, quy định về chợ. Chưa kể hệ thống cấp, thoát nước, phòng cháy, chữa cháy thiếu và yếu nên rất đáng ngại, nguy hiểm nếu xảy ra sự cố.  Khu tập kết và xử lý rác thải ở hầu hết các chợ đều chưa có, cũng chưa có cá nhân, tổ hợp nào đứng ra đảm nhiệm về công tác vệ sinh môi trường. Trong khi đó, ở một vài chợ họp ven sông như Đồng Nghê, Suối Nánh, Vầy Nưa, chợ Hạt - Yên Hòa, mặc dù điểm buôn bán thuận tiện, đã đầu tư, nâng cấp từ nguồn vốn Chương trình 135 nhưng với mức độ giao thương hàng hóa không nhiều, chợ họp 1 phiên/tuần nên hiệu quả hoạt động dừng lại ở mức độ nhất định, thậm chí có không ít chợ hiệu quả thấp.

 

Với chợ trung tâm cụm xã Mường Chiềng, huyện cũng đã đề nghị đầu tư, nâng cấp trong giai đoạn từ nay đến năm 2015 bằng nguồn vốn NSNN. Các chợ khác căn cứ vào hiệu quả sử dụng trong tương lai sẽ được tính toán, cân nhắc hiệu quả sử dụng trong tương lai. Riêng huyện Đà Bắc, số chợ hiện nay đủ phục vụ người dân, không cần đầu tư, phát triển chợ mới. Cũng theo ông Phó phòng KT&HT huyện, nguồn vốn đầu tư xây dựng, cải tạo chợ nông thôn của Trung ương, của tỉnh còn rất eo hẹp, hạn chế so với nhu cầu thực tế. Trong khi đó, vấn đề xã hội hóa đầu tư xây dựng chợ trên địa bàn nông thôn không khả thi, khó thể huy động các thành phần kinh tế. Để giải quyết khó khăn trước mắt, ngoài điều chỉnh tiêu chí về chợ NTM, Nhà nước cần có thêm chính sách hỗ trợ nguồn vốn để xây chợ đáp ứng tiêu chí đề ra.

 

 

                                                                                Bùi Minh

 

 

Các tin khác

Nông dân xã vùng cao Lũng Vân (Tân Lạc) đã hoàn thành gieo cấy lúa vụ chiêm – xuân.
Không có hình ảnh
Nhà thầu đẩy nhanh tiến độ dự án tại khu vực đầm Quỳnh Lâm (TPHB).
Nông dân xã Yên Bồng (Lạc Thủy) gieo mạ và bảo vệ mạ theo đúng quy trình kỹ thuật đã được cán bộ chuyên ngành nông nghiệp hướng dẫn.

Bảo đảm Tết đến mọi người, mọi nhà

(HBĐT) - Chủ tịch UBND tỉnh vừa có Chỉ thị số 21/CT-UBND về việc Tổ chức đón Tết Nguyên đán Quý Tỵ năm 2013.

Lạc Thuỷ: Trên 71 tỉ đồng cho nông dân vay phát triển sản xuất

(HBĐT) - Những năm qua, Hội nông dân huyện Lạc Thuỷ đã tích cực đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ giúp hội viên nông dân về vốn, vật tư, phân bón, giống cây trồng, máy nông nghiệp… để nông dân đầu tư thâm canh sản xuất phát triển kinh tế.

Khai mạc Hội chợ Thương mại Hòa Bình năm 2013

(HBĐT) - Tối 6/1, tại trung tâm Khu đô thị Bắc Trần Hưng Đạo, Sở Công thương và UBND thành phố Hòa Bình đã phối hợp tổ chức Hội chợ Thương mại Hòa Bình năm 2013.

Xóm Chầm vui đón dòng điện quốc gia

(HBĐT) - Những ngày cuối năm 2012, địa điểm nhà văn hóa xóm Chầm, xã Yên Lập (Cao Phong) nhộn nhịp chưa từng thấy. Đó là ngày hơn 100 hộ dân trong xóm náo nức đón dòng điện lưới quốc gia. Vốn là xóm có dân số đông nhất xã, giao thông đi lại khó khăn, người dân trong xóm bao năm nay luôn mơ về ánh điện quốc gia. Ngày đóng điện, không ít gia đình mổ lợn ăn mừng.

Tăng cường các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh

HBĐT) - Tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh (SX-KD) là một trong những vấn đề “nóng” nhất được đề cập trong hội nghị triển khai kế hoạch KT-XH và NSNN năm 2013 được Chính phủ tổ chức trực tuyến với lãnh đạo chủ chốt 63 tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư vừa qua.

Che phủ nilon đúng cách cho toàn bộ diện tích mạ

(HBĐT) - Ngày 5/1, Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) đã đi kiểm tra tình hình sản xuất vụ chiêm xuân tại huyện Lạc Thủy. Đây là huyện có tiến độ sản xuất nhanh nhất so với các địa phương trong tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục