Người tiêu dùng lựa chọn hàng bình ổn giá (Ảnh tại cửa hàng bình ổn giá Vinh Hà - Bãi Chạo, xã Tú Sơn – Kim Bôi).

Người tiêu dùng lựa chọn hàng bình ổn giá (Ảnh tại cửa hàng bình ổn giá Vinh Hà - Bãi Chạo, xã Tú Sơn – Kim Bôi).

(HBĐT) - Dịp Tết này, người tiêu dùng trong tỉnh vơi bớt nỗi lo về chất lượng, giá cả hàng hóa bởi cùng với chương trình bình ổn giá, 4 doanh nghiệp thương mại lớn, có mạng lưới cửa hàng phân bố tương đối rộng khắp đã dự trữ và cung ứng kịp thời các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu của mọi người, mọi nhà. Không chỉ mang đến cho người dân cơ hội được mua hàng có chất lượng và giá hợp lý, Chương trình còn là một giải pháp nhằm tạo tính “đối trọng” giúp bình ổn thị trường, kiềm chế tốc độ tăng giá.

 

Ông Trần Văn Thành, Phó Giám đốc Sở Công thương nhận định: Số lượng hàng hóa mà các doanh nghiệp dự trữ và cung ứng dịp Tết hiện nay chiếm hơn 10% tổng mức lưu chuyển hàng hóa trên thị trường toàn tỉnh. So với những năm trước, chương trình bình ổn giá đang triển khai đã được mở rộng hơn về số lượng của hàng phân bố, địa bàn vùng sâu, xa, nơi tập trung đông dân cư cũng được chú ý nhiều hơn. Cụ thể, đã có tổng số 17 điểm bán hàng bình ổn giá ở 11 huyện, thành phố. Các huyện Kim Bôi, Tân Lạc, Đà Bắc, Yên Thủy, Cao Phong… là những địa phương có 2 cửa hàng trong mạng lưới của các doanh nghiệp. Đáng kể hơn là hệ thống hàng nghìn đại lý, cửa hàng bán lẻ hàng hóa do doanh nghiệp trực tiếp là nhà phân phối. Trong đó, DNTN Phượng Sáng đang phân phối cho gần 400 khách hàng đại lý, Công ty TNHH MTV Phương Khương phân phối cho trên 700 cửa hàng với quy mô khắp tỉnh.

 

Qua kiểm tra, đánh giá của của ngành chức năng và quá trình kiểm soát của lực lượng QLTT, hàng hóa phục vụ Tết của các doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn giá đảm bảo chất lượng, cơ cấu mặt hàng, bán theo đúng giá niêm yết và cam kết. Đặc biệt, gần như 100% sản phẩm, số lượng hàng hóa có xuất xứ nội địa, đặt hàng từ các nhà sản xuất, Công ty có uy tín trong nước, là hàng Việt Nam chất lượng cao. Đơn cử như các mặt hàng dầu ăn Neptune, Cái Lân, nước mắm, tương ớt Chinsu, mì chính Ajinomoto, Vedan, sữa Enfa, rượu vodka Hà Nội, bia Halida, tiger, giò lụa, giò bò, giò gà Hương Sơn…

 

Trực tiếp mua sắm hàng Tết tại điểm bán hàng bình ổn giá của DNTN Phượng Sáng tại địa chỉ Bãi Chạo, xã Tú Sơn (Kim Bôi), chị Nguyễn Thị Hân ở xóm Kim Đức, xã Vĩnh Tiến nhận xét: Hàng hóa bình ổn khá phong phú giúp người tiêu dùng nông thôn đến một điểm có thể mua được nhiều thứ. Đối chiếu với giá sản phẩm cùng loại ở phố chợ gần đó, tôi thấy hầu hết mặt hàng bình ổn có giá thấp hơn từ 5 - 10%. Chẳng hạn như một chai nước mắm Nam Ngư 500 ml ngoài thị trường bán với mức giá từ 20.000 – 20.500 đồng nhưng ở cửa hàng bình ổn, giá mỗi chai 19.000 đồng; giá bán lẻ một hộp sữa tươi có đường 180 ml tại điểm bán bình ổn là 6.300 đồng trong khi nhiều hàng, quán gần đó bán với giá 25.000 đồng/lốc 4 hộp, 7.000 đồng/hộp nếu khách đến mua lẻ…

 

Tuy nhiên, cũng theo đồng chí Phó Giám đốc Sở Công Thương, tính “đối trọng” ở đây được thể hiện tương đối rõ khi giá giữa thị trường bên ngoài và điểm bán bình ổn chênh lệch không quá nhiều. Điều này càng chứng tỏ tác dụng của chương trình là ghìm, hạn chế được sự tăng giá thị trường bởi nếu thị trường tăng giá cao, người tiêu dùng sẽ mua sắm ở các cửa hàng bình ổn nhiều hơn thay vì phải mua giá đắt bên ngoài. Sự đa dạng về cơ cấu ngành hàng phục vụ nhu cầu dịp Tết, phát triển thêm mạng lưới cũng là nỗ lực của các doanh nghiệp đáng được ghi nhận. Trong đó, Công ty CPTM Định Nhuận đăng ký triển khai 8 nhóm hàng bao gồm dầu ăn, bột canh – hạt nêm, sữa, thực phẩm, rượu, bia, lương thực và nước mắm – gia vị. Công ty TNHH MTV Phương Khương có 4 nhóm hàng gồm dầu ăn, nước mắm, bột ngọt, rượu – bia – nước giải khát, sữa và lương thực. DNTN Phượng Sáng có các nhóm hàng gồm dầu ăn, nước chấm – gia vị, sữa, mì ăn liền các loại. Công ty TNHH Anh Phong có đầy đủ 9 nhóm hàng gồm lương thực, thực phẩm, nước chấm, dầu ăn, bột ngọt, sữa, bia, rượu (trừ rượu ngoại) và nước giải khát.    

 

Các doanh nghiệp cũng tiến hành treo băng rôn, bảng giá ở những nơi thông thoáng, dễ nhìn để người dân dễ nhận biết, góp phần đảm bảo mục tiêu đưa nguồn hàng bình ổn đến với đông đảo người tiêu dùng. Thực hiện cam kết về số lượng, chất lượng và thời gian triển khai, các doanh nghiệp tham gia chương trình đã, đang duy trì việc tổ chức bán hàng bình ổn từ nay cho đến hết ngày 30/3. Trong suốt thời gian này, ngoài đảm bảo về chất và lượng, doanh nghiệp còn cam kết không để thiếu hàng cung ứng và bán đúng giá đã đăng ký, kể cả trong thời điểm thị trường có biến động về giá. Điều này giúp người dân hưởng lợi thỏa mãn hơn trong tiếp cận chương trình, niềm tin đối với người tiêu dùng càng thêm củng cố.

 

 

                                                                    Bùi Minh

 

 

Các tin khác


Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Kim Bôi, Cao Phong

Ngày 2/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Kim Bôi và Cao Phong.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục