Điểm bán hàng đống tại vỉa hè đường Cù Chính Lan mỗi ngày bán được hàng trăm áo khoác ấm.
(HBĐT) - Ảnh hưởng của đợt giá rét kéo dài và sức “nóng” nhịp độ tiêu dùng dịp Tết Nguyên đán đã khiến thị trường quần, áo mùa đông trở lên nhộn nhịp. Lo ngại trong những ngày tới thời tiết sẽ tiếp tục diễn biến xấu, người dân đã chuẩn bị, sắm sửa thêm quần, áo ấm bảo vệ, phòng - chống rét đậm, rét hại.
Khảo sát trên thị trường các chợ truyền thống của thành phố Hòa Bình, áo khoác bằng chất liệu phao, len, dạ, băng lông xuất xứ Trung Quốc có giá dao động từ 300.000 – 650.000 đồng/chiếc, áo len suông, dài tay có giá từ 250.000 – 400.000 đồng/chiếc; quần tất của Trung Quốc, liên doanh Việt – Hàn giá dao động từ 70.000 – 200.000 đồng, quần nhung giá 400.000 – 550.000 đồng. Trong khi đó, tại các cửa hàng thời trang nam, nữ có nhiều giá bán khác nhau, chủ yếu ở mức 700.000 – 1,2 triệu đồng/chiếc, áo hàng đặt theo nhu cầu có giá 2,5 triệu – 9 triệu đồng/chiếc. Với mặt bằng chung thu nhập hiện nay, các điểm bán hàng chợ tập trung khách nhiều hơn. Các cửa hiệu thời trang kinh doanh cũng lấy hàng thời trang có mức giá trung bình phục vụ thị hiếu số đông, quần áo hàng đặt không lấy nhiều, chủ yếu phục vụ một bộ phận số ít khách hàng có mức sống dư giả.
Thị trường quần áo mùa đông năm nay phong phú, mẫu mã, màu sắc đa dạng. Hàng có xuất xứ Trung Quốc với giá cả phải chăng, kiểu dáng bắt mắt giúp người tiêu dùng có nhiều so sánh và lựa chọn. Chị
Các cửa hiệu, quầy, sạp chuyên doanh quần áo, khăn, tất, mũ trẻ em cũng vào mùa hút khách. Thời điểm giữa trưa và cuối chiều các ngày, khách tập trung mua sắm tại các điểm bán này đông nườm nượp. Quần, áo mùa đông dành cho trẻ không những đảm bảo tiêu chí ấm mà còn có kiểu dáng thời trang, giá bán so với quần, áo người lớn chênh hoặc thấp hơn không đáng kể. Đơn cử như một bộ váy áo trẻ cỡ 3 – 6 tuổi có giá 350.000 – 700.000 đồng, áo khoác chất liệu phao nhẹ, áo nhung lót nỉ của các bé trai có giá 200.000 – 450.000 đồng. Bộ khăn, mũ trẻ em dưới 8 tuổi dao động từ 80.000 – 200.000 đồng. Với xu hướng hiện nay, nhiều bà mẹ mua cho trẻ khăn, mũ len móc bằng tay. Chính vì vậy mà có tới hàng chục điểm chuyên móc khăn, mũ xuất hiện ở các chợ và trên đường phố. Thường khách hàng đến đặt trước kiểu dáng, màu len và hẹn ngày đến lấy. Bình quân giá mỗi chiếc mũ móc từ 50.000 – 70.000 đồng, khăn móc giá 40.000 - 50.000 đồng.
Không nhiều các điểm bán nhưng một số cửa hàng chuyên doanh hàng Việt trên đường Cù Chính Lan như đại lý của hãng dệt may Hanosimex, Việt – Hàn, đặc biệt là các điểm xả quần áo mùa đông thành đống đang trong không gian mua sắm vô cùng sôi động. Những người bán khó kịp trở tay, nhất là vào giờ cao điểm, khách đến chọn, mua quần, áo ấm kín cả vòng trong, vòng ngoài. Anh Phùng Văn Yên, 40 tuổi ở phường Chăn Mát cho biết: Về màu sắc, kiểu dáng các loại áo chất liệu phao nội địa không hề thua kém hàng ngoại, thậm chí đường may, khóa kéo còn bền đẹp, chắc chắn hơn hẳn so với hàng xuất xứ Trung Quốc có mặt trên thị trường. Thêm vào đó, giá bán lại cạnh tranh, hợp lý so với mức chi tiêu sinh hoạt của người dân. Còn chị Trần Thị Thủy ở tổ 4, phường Phương Lâm cho rằng: Hiện nay, trong tỉnh có một số công ty dệt may sản xuất và bán sản phẩm làm bằng chất liệu phao siêu nhẹ, giá tốt mà chất lượng lại hoàn toàn yên tâm, chỉ 200.000 – 250.000 đồng là khách hàng có được một chiếc áo vừa bền, vừa ấm lại tha hồ chọn màu sắc.
Ngoài điểm bán quần áo của các công ty may nội tỉnh, các sản phẩm áo phao, áo Jacket do nhà sản xuất trong nước sản xuất cũng được dịp “bung” hàng. Chương trình xả hàng, bán hàng giá rẻ, giảm giá, khuyến mại hấp dẫn tại các điểm bán càng khiến thị trường quần, áo mùa đông “nóng” lên, người dân đổ xô đến các điểm bán đang xả hàng, giảm giá. Quan trọng hơn cả là ở đây, người lao động thu nhập thấp có thể lựa chọn được sản phẩm vừa ý theo nhu cầu với mức chi tiêu hợp lý trong lúc đời sống kinh tế còn khó khăn.
Bùi Minh
(HBĐT) - Nhằm hỗ trợ hộ nghèo ăn Tết Quý Tỵ 2013, vừa qua UBND tỉnh đã ra quyết định số 2088/ QĐ – UBND ngày 26 tháng 12 năm 2012 về việc hỗ trợ kinh phí cho hộ nghèo nhân dịp Tết Nguyên đán Quý Tỵ năm 2013.
(HBĐT) - Cuối năm là thời điểm mà ngành chức năng và các đơn vị kinh doanh hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán Quý Tỵ 2013 rất bận rộn với công tác chuẩn bị. Để đảm bảo cung ứng tốt nguồn hàng và góp phần bình ổn thị trường, Chi nhánh xăng dầu Hòa Bình đã xây dựng kế hoạch phục vụ tốt nhất nhu cầu tiêu dùng của người dân trong tỉnh.
(HBĐT) - Hội Nông dân xã Dân Chủ (TPHB) hiện có 445 hội viên sinh hoạt ở 7 chi hội. Hội Nông dân xã luôn chú trọng tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, của hội nông dân cấp trên nhằm nâng cao nhận thức, phát huy vai trò, vị thế của giai cấp nông dân trong sự nghiệp cách mạng của đất nước; động viên nông dân ra sức thi đua phát triển kinh tế, xóa đói - giảm nghèo, xây dựng Hội vững mạnh.
(HBĐT) - Tết Nguyên đán đang đến gần, thị trường hàng hóa trong tháng đầu năm sôi động, mức lưu thông lớn. Đây cũng là thời điểm dễ xảy ra nguy cơ hàng lậu, hàng cấm, hàng kém chất lượng, không đảm bảo ATVSTP trà trộn, các hành vi gian lận thương mại, trốn lậu thuế tiếp tục phát sinh, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân và phát triển kinh tế của địa phương.
(HBĐT) - Sáng 14/1, Phòng giao dịch Đà Giang – Chi nhánh NHNo&PTNT Phương Lâm - Ngân hàng No&PTNT tỉnh đã chính thức khai trương trụ sở mới tại toàn nhà Nhật Minh – số 329, đường Trần Hưng Đạo (TP Hòa Bình).
(HBĐT) - Năm 2012, huyện Kim Bôi đặt kế hoạch trồng mới 800 ha rừng nhưng đến hết tháng 12, toàn huyện đã trồng mới 2.162,5 ha, vượt kế hoạch 216%. Diện tích rừng được trồng chủ yếu là rừng kinh tế, chủ yếu do người dân tự đầu tư kinh phí để trồng rừng. Một số xã có diện tích trồng rừng lớn là Sơn Thuỷ 190 ha, Nuông Dăm trên 200 ha, Kim Sơn 140 ha, Thượng Bì 147 ha, Bình Sơn 70 ha, Đông Bắc 75 ha, Cuối Hạ 65 ha… Huyện tập trung chỉ đạo các xã khai thác rừng trồng đến kỳ thu hoạch với diện tích 1.374,9 ha, sản lượng gỗ đạt từ 60- 70 triệu đồng/ha. Các xã chủ động khai thác đến đâu, trồng mới luôn đến đó.