Hộ chăn nuôi xóm Nam Hạ đổi ngày công lấy thức ăn dự trữ cho gia súc.

Hộ chăn nuôi xóm Nam Hạ đổi ngày công lấy thức ăn dự trữ cho gia súc.

(HBĐT) - Ngày nào cũng vậy, cứ vào sáng sớm, cả đoàn người đếm được tới hàng trăm từ các xóm Nam Thượng, Nam Hạ, Bãi Xe của xã Nam Thượng (Kim Bôi) rủ nhau xuống mạn Thanh Nông, thị trấn Thanh Hà (Lạc Thủy) chặt mía thuê cho các chủ vườn. Lạ một điều, thay vì nhận công sá bằng tiền, họ lại thỏa thuận với chủ vườn trả công cho họ bằng ngọn mía.

 

Chiều đến, những đống ngọn mía được chia thành từng bó, chủ vườn dành cả chuyến xe chở ngọn tập kết tại bãi đất trồng phía đầu thôn. Ở đây, các hộ chăn nuôi ở Nam Thượng đã chờ sẵn, dùng xe máy, xe đạp chở về nhà. Ngọn mía trở thành thức ăn xanh, giàu dinh dưỡng cho trâu, bò trong những ngày đông giá.

 

Ông Bùi Văn Êm,  trưởng xóm Nam Hạ bộc bạch, với điều kiện diện tích đồng cỏ hết sức hạn chế như ở xã Nam Thượng, vấn đề phát triển chăn nuôi gia súc không dễ dàng gì. Tuy nhiên, nghề này vẫn được bà con nông dân các xóm duy trì và phát triển khá mạnh. Riêng ở xóm Nam Hạ, 100% số hộ đều nuôi trâu với tổng đàn 142 con. Không có đồng cỏ, đàn trâu của xóm thường được nuôi nhốt, cho ăn tại chỗ và vận động ngoài đồng. Để đảm bảo đủ thức ăn cho trâu, bò, bà con nơi đây từ lâu đã biết tận dụng phế phẩm nông nghiệp như rơm, rạ, thân cây ngô… làm thức ăn cho gia súc. Một số hộ còn trồng cỏ voi trên diện tích đất vườn để cho trâu, bò ăn bổ sung.

 

Vụ đông – xuân là thời điểm nguồn thức ăn của gia súc trở nên khan hiếm, cạn kiệt. Các hộ chăn nuôi trâu, bò trên địa bàn xã đều đã chuẩn bị lượng cám, trấu nhất định, mỗi nhà đều có từ 1 – 2 cây rơm được che, phủ gọn ghẽ kế bên chuồng trại chăn nuôi. Công tác phòng - chống rét cho gia súc cũng được bà con lưu tâm, chú trọng. Chuồng nuôi của các hộ đều được che kín bằng nilon, bạt nhựa hoặc dùng gạch xây kín để tránh gió lùa. Khi nhiệt độ xuống dưới 10oC, nhiều hộ kết hợp cả đốt củi sưởi ấm cho gia súc. Công tác tiêu độc, khử trùng, vệ sinh môi trường xung quanh khu vực chăn nuôi được định kỳ thực hiện. Ngoài ra, các hộ còn chấp hành tiêm phòng các bệnh dịch thường gặp ở vật nuôi.

 

Từ thực tế phòng - chống đói rét cho gia súc các năm, trâu, bò bị chết phần nhiều là do bị đói chứ không phải do chết rét. Bình quân mỗi ngày, một con trâu, bò trưởng thành cần khoảng  trên, dưới 30 kg thức ăn. Để đảm bảo đủ thức ăn, dinh dưỡng cho gia súc, các hộ chăn nuôi xã Nam Thượng đã dùng cách đổi ngày công lấy thức ăn cho trâu, bò. Ai chặt được bao nhiêu cây mía sẽ nhận tương đương bấy nhiêu ngọn mía. Bà Bùi Thị Dậu ở xóm Nam Hạ cho biết: Cứ một ngày đi chặt mía thuê, mỗi người đổi được 15 – 17 bó ngọn. Bình quân mỗi ngày, trâu ăn 3 bó như vậy một ngày đi đủ lượng thức ăn dự trữ trong 5 ngày. Trong xóm, gần như 100% hộ chăn nuôi đều chọn cách đổi ngày công lấy thức ăn cho gia súc như này. Ngày nào, chủ vườn cũng cho từ 2 – 3 xe chở đầy ngọn mía chia cho các hộ tự nguyện đổi công.

 

Còn theo ông Bùi Văn Diệp, hộ chăn nuôi xóm Nam Thượng, trước đây, cứ đến mùa thức ăn khan hiếm là đàn trâu lại gầy rộc, nhìn mà xót xa.  Nhận thấy cách khoảng chục km là khu vực Ba Hàng Đồi có phong trào trồng mía rất mạnh, ngọn mía chặt bỏ phí hoài, các hộ bèn nghĩ ra cách đi về vùng mía dùng hình thức đổi công chặt để thu gom ngọn mía về. Cách làm này được triển khai từ vụ đông - xuân 2011 – 2012 và cho thấy hiệu quả rõ rệt ở những vụ đông – xuân tiếp theo. Cũng theo ông Diệp, nếu cho trâu, bò tự đi tìm thức ăn trong điều kiện thời tiết như này, chúng không thể kiếm được đủ lượng thức ăn cần thiết lại phải có người chăn dắt mỗi ngày, như vậy sẽ tốn nhiều công. Trong khi đổi 1 ngày công chặt mía, hộ chăn nuôi được 4 – 5 ngày không phải chăn dắt, trâu lại được ăn no, tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức.

 

Không có lợi thế về đồng cỏ nhưng ở xã Nam Thượng, phong trào chăn nuôi gia súc vẫn phát triển khá với số lượng 888 con trâu, 158 con bò. Trong nhận thức của các hộ chăn nuôi các xóm, trâu, bò là tài sản lớn cần được bảo vệ và chăm sóc, nhất là trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, thức ăn khan hiếm. Từ cách làm này, đàn gia súc của xã phát triển khỏe mạnh, từ năm 2012 đến nay trên địa bàn không có trâu, bò chết vì đói, rét. Ông Phạm Vinh Xương, Phó Chi cục Thú y cho rằng: Đây là một cách sáng tạo trong dự trữ thức ăn cho gia súc của hộ chăn nuôi cần tiếp tục được tuyên truyền, nhân rộng.

 

                                                                               Bùi Minh

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Khách đến thăm quan, mua sắm tại hội chợ.
Không có hình ảnh
Khách hàng sử dụng dịch vụ ATM của NHNo&PTNT trên địa bàn thành phố Hòa Bình.

Kỳ Sơn: Gần 3.000 lượt hộ thoát nghèo nhờ vay vốn Ngân hàng chính sách

(HBĐT) - Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Kỳ Sơn vừa tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm hoạt động giai đoạn (2003- 2012) và định hướng hoạt động, mục tiêu nhiệm vụ đến năm 2020.

Trên 8.000 khách hàng được vay vốn ngân hàng chính sách

(HBĐT) - Ngày 24/1, Ban Đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) huyện Đà Bắc đã tổ chức tổng kết 10 năm thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác giai đoạn 2003-2012 và phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới.

Kiểm tra thị trường Tết Nguyên đán tại huyện Lương Sơn

(HBĐT) - Từ ngày 24 – 25/1, Đoàn kiểm tra liên ngành số 1 – BCĐ 127/ĐP tỉnh gồm Chi cục QLTT, VSATTP, Quản lý đo lường chất lượng và Công an tỉnh đã thực hiện việc kiểm tra thị trường dịp Tết Nguyên đán trên địa bàn huyện Lương Sơn.

Tập trung nâng cao chất lượng đầu tư hạ tầng KT- XH

(HBĐT) - Để tạo động lực thúc đẩy phát triển KT-XH, qua đó cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân trong huyện, cùng với việc đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, huyện Mai Châu đã chú trọng hơn đến chất lượng đầu tư và tiến độ thực hiện để sớm đưa công trình vào sử dụng, góp phần phát triển kinh tế địa phương.

Trao 150 triệu đồng vốn vay cho NNCĐDC 5 xã của huyện Lạc Sơn

(HBĐT) - Vừa qua, Hội CTĐ tỉnh phối hợp với Hội CTĐ huyện Lạc Sơn tiến hành trao tiền vốn vay cho NNCĐDC tại 5 xã: Liên Vũ, Phúc Tuy, Văn Sơn, Ân Nghĩa, Văn Nghĩa với tổng số vốn vay 150 triệu đồng.

Tập trung giải ngân vốn đầu tư phát triển năm 2012

(HBĐT) - Sau khi rà soát kết quả thanh toán các nguồn vốn đầu tư kế hoạch năm 2012, Sở KH&ĐT cho biết: Hiện nay, tổng số vốn đầu tư phát triển còn dư chưa thanh toán là 235.319 triệu đồng. Cụ thể, nguồn xây dựng cơ bản tập trung đến 14/1/2013 còn dư 6.160 triệu đồng chưa thanh toán, trong đó số đã có chứng từ gửi Kho bạc Nhà nước và đang hoàn thiện thanh toán trước 31/1/2013 là 5.163 triệu đồng; nguồn vốn Trung ương hỗ trợ có mục tiêu còn dư 36.495 triệu đồng chưa thanh toán, trong đó số đã có chứng từ gửi Kho bạc Nhà nước và đang hoàn thiện hồ sơ thanh toán trước 31/1/2013 là 30.229 triệu đồng; các nguồn vốn được bổ sung năm 2012 và tạm ứng năm 2013 còn dư 121.369 triệu đồng; vốn Chương trình 134 còn dư 7.000 triệu đồng; vốn Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững còn dư 23.600 triệu đồng; nguồn vốn trái phiếu Chính phủ còn dư 38.731 triệu đồng…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục