Các bà nội trợ tất bật mua sắm đồ lễ cúng Táo quân (một điểm bán đồ cúng lễ lưu động trong chợ Nghĩa Phương – thành phố Hòa Bình).

Các bà nội trợ tất bật mua sắm đồ lễ cúng Táo quân (một điểm bán đồ cúng lễ lưu động trong chợ Nghĩa Phương – thành phố Hòa Bình).

(HBĐT) - Theo phong tục, ngày 23 tháng chạp là ngày ông Táo lên chầu trời, còn gọi là Tết ông Công. Với xu hướng chuẩn bị từ sớm, các bà, mẹ, chị kịp sửa biện đồ cúng lễ tiễn Táo quân thật tươm tất, trọng thể.

 

Những ngày gần đây, các chợ trên địa bàn thành phố Hòa Bình đã nườm nượp người bán, người mua. Có rất đông các bà nội trợ đi mua thực phẩm. Tại các điểm kinh doanh vàng mã, cá chép, người dân chen nhau ngắm nghía, chọn lựa. Chị Khuất Thị Bích Trâm ở tổ 17, phường Phương Lâm (TPHB) cho biết: Phải chuẩn bị đồ lễ từ trước để đúng đến ngày, mọi thứ đã được sắm sửa đủ, chỉ việc trang trí lại nhà cửa, bỏ đi những vật dụng không cần thiết, lau chùi các phòng, dịch chuyển, sắp xếp lại đồ đạc, quét sạch bụi bặm tích tụ của năm cũ là xong. Có như vậy, sang năm mới sẽ gặp được suôn sẻ, may mắn.

 

Lễ vật cúng Táo quân bao gồm cỗ mũ ông Công (2 mũ ông và 1 mũ bà). Mũ dành cho các ông Táo có hai cánh chuồn, còn mũ Táo bà thì không. Mũ thường được trang sức bằng các gương nhỏ hình trong óng ánh, những giấy kim tuyến sặc sỡ. Đi kèm với mũ là chiếc áo và đôi hia, có thêm vàng thoi bằng giấy. Nhiều người còn chọn mua cành lộc vàng, cành lộc bạc, cây cau vàng để cúng. Những đồ vàng mã này sau cúng sẽ được đốt đi cùng với bài vị cũ, tiếp đó người ta lập bài vị mới cho Táo quân. Đây cũng là những đồ lễ không thể thiếu trong nghi lễ tiễn ông Táo lên chầu trời nên các gia đình luôn sắm đầy đủ lệ bộ. Trên thị trường hiện nay, một cỗ mũ ông Công có giá phổ biến từ 20.000 – 50.000 đồng, lộc vàng từ 10.000 – 15.000 đồng/cành, cau vàng 20.000 đồng/cây…, tăng khoảng 30% so với cùng thời điểm năm 2012. Theo những người bán hàng ở chợ, giá nguyên liệu đầu vào, phí vận chuyển tăng là nguyên nhân nhiều loại vàng mã, đồ cúng bị đẩy giá lên.

 

Lễ chay, lễ mặn cũng là những vật phẩm được các bà nội trợ chuẩn bị cho ngày cúng lễ 23 tháng chạp. Thường thì các gia đình làm cả lễ chay và lễ mặn. Lễ chay gồm có hoa, quả, trầu cau, tiền vàng mã. Lễ mặn có xôi hoặc bánh chưng, gà, giò lụa, thịt chân giò luộc, canh mọc, 1 đĩa xào thập cẩm… và quan trọng nhất là cá chép sống. Việc cúng cá chép sống ngụ ý rằng cá chép sẽ hóa thành rồng để đưa Táo lên chầu trời. Cá chép sau khi cúng sẽ được thả ra sông, suối với ý nghĩa “phóng sinh”.

 

Trước ngày diễn ra lễ cúng Táo quân, thực phẩm đã có xu hướng tăng giá nhẹ. Tuy vậy, với phần đông bà nội trợ, giá cả thị trường dịp này tăng cũng là sự hiển nhiên, cốt sao đồ cúng phải thật tươi ngon, mâm cỗ thật hoàn chỉnh, đủ đầy là được. Ngoài một số mặt hàng thuộc nhóm thực phẩm diễn biến tăng như thịt lợn mông, chân giò (100.000đồng/kg), gà trống (160.000 đồng/kg), các mặt hàng khác phục vụ tiêu dùng dịp Tết ông Công có giá tương đối ổn định so với cùng thời điểm này năm ngoái. Đơn cử như cá chép loại nhỏ giá từ 5.000 – 8.000 đồng/con, loại nhỡ giá 10.000 đồng/con, loại to giá từ 15.000 – 20.000 đồng/con.

 

Đã thành phong tục nên Tết ông Công cũng là thói quen tâm linh, nét văn hóa tín ngưỡng của người dân. Tuy nhiên, các cơ quan chức năng khuyến cáo các bà nội trợ cũng không nên mua sắm quá nhiều bằng cách hiểu nôm na “trần sao, âm vậy”. Đặc biệt càng hạn chế mua những đồ vàng mã lãng phí, xa xỉ như ngựa, ô tô, máy bay… vừa gây tốn kém và làm ô nhiễm môi trường sông, suối, ao hồ khi đốt, thả cùng cá chép “phóng sinh”.

                                                                    

 

                                                Bùi Minh

 

Các tin khác


Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy thi đua làm kinh tế giỏi

Những năm qua, phong trào "Cựu chiến binh (CCB) thi đua làm kinh tế giỏi" trên địa bàn xã Hưng Thi (Lạc Thủy) có sức lan tỏa sâu rộng, được các hội viên nhiệt tình hưởng ứng. Từ phong trào xuất hiện nhiều CCB điển hình, gương mẫu trong phát triển kinh tế, trở thành tấm gương trong lao động sản xuất, đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

Giá vàng sáng 26/4

Ngày 26/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty vàng như sau: Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 82 - 84,32 triệu đồng/lượng (mua vào- bán ra).

Khách sạn đầu tiên của tỉnh Hoà Bình được công nhận tiêu chuẩn 4 sao

Cục Du lịch quốc gia Việt Nam - Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) vừa ban hành Quyết định số 307/QĐ-CDLQGVN về việc công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch đối với khách sạn Sakura (tổ 5, phường Tân Thịnh, TP Hoà Bình). Theo đó, trên cơ sở căn cứ tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4391:2015, Cục Du lịch quốc gia Việt Nam công nhận khách sạn Sakura đạt tiêu chuẩn 4 sao trong 5 năm, kể từ tháng 4/2024.

Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục