Mô hình nông nghiệp hữu cơ xóm Mòng, thị trấn Lương Sơn cho thu nhập từ 200- 400 triệu đồng/sào/năm.
(HBĐT) - Những năm gần đây, phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi (NDSXKDG) ở huyện Lương Sơn phát triển mạnh mẽ. Nhiều mô hình sản xuất có hiệu quả kinh tế cao đã được phát triển và nhân rộng, góp phần tích cực xoá đói, giảm nghèo cho hội viên nông dân và thay đổi diện mạo nông thôn của địa phương.
Bà Phùng Thị Lan, Chủ tịch HND huyện Lương Sơn cho biết: Qua thực tế việc xây dựng NTM chủ yếu dựa vào sức dân, 5 năm qua (2007-2012), hội viên nông dân, chủ trang trại đã tham gia hàng vạn ngày công vào xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, giúp đỡ hộ nghèo, hộ gia đình chính sách... Nhiều mảnh đất hoang hoá được khai phá trồng rừng, cây ăn quả; năng suất và giá trị sản phẩm trên đất tăng từ 20 triệu đồng lên 50 triệu đồng/ha. Phong trào sản xuất- kinh doanh giỏi ngày càng có nhiều hội viên nông dân đăng ký và thực hiện tốt phong trào sản xuất- kinh doanh giỏi, năm 2007 bình xét hộ nông dân sản xuất- kinh doanh giỏi toàn huyện có 2.144 hộ đạt, năm 2012 bình xét có 4.408 hộ đạt sản xuất- kinh doanh giỏi. Từ phong trào thi đua sản xuất- kinh doanh giỏi do T.Ư Hội phát động đã góp phần tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng- vật nuôi. Nhiều cây, con có giá trị kinh tế cao được đưa vào sản xuất, mở mang ngành nghề thành lập các tổ nhóm sản xuất mô hình liên kết sản xuất- kinh doanh, giải quyết thêm nhiều lao động nông thôn có việc làm, tăng thu nhập, đời sống nông dân ngày càng được cải thiện, nhiều hộ vươn lên làm giàu chính đáng.
Từ phong trào NDSXKDG đã tập hợp được những nông dân SXKDG trở thành lực lượng nòng cốt đi đầu trong phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Phong trào đã khích lệ động viên nông dân đổi mới nếp nghĩ, cách làm, khai thác thế mạnh của địa phương. Đạt được kết quả này, ngoài nỗ lực của mỗi cá nhân, trong những năm qua, Hội Nông dân các cấp còn phối hợp với ngành chức năng tổ chức hàng ngàn lớp tập huấn chuyển giao KHKT trồng trọt, chăn nuôi, nuôi thủy sản… đưa những cây và con đặc sản vào sản xuất trở thành hàng hoá có giá trị kinh tế cao. Hiện toàn huyện Lương Sơn đã thành lập, duy trì được 15 nhóm nông nghiệp hữu cơ theo sở thích ở 11 xã, thị trấn với tổng số 121 thành viên. Tổng diện tích 23.600 m2 đất dành cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ, trong đó, diện tích trồng rau khoảng 3 ha, còn lại là diện tích trồng cây ăn quả tập trung nhiều nhãn ở xã Liên Sơn, bưởi ở xã Hòa Sơn cho thu nhập từ 200 - 400 triệu đồng/sào/năm.
Thông qua Trung tâm Giới thiệu việc làm, Hội Nông dân tỉnh tổ chức nhiều lớp đào tạo sơ cấp nghề chăn nuôi thú y, sửa chữa máy nông nghiệp… cho hàng trăm hội viên; tham quan học hỏi những kinh nghiệm và mô hình hay để áp dụng vào địa phương. Đồng thời, Hội vận động xây dựng quỹ hỗ trợ nông dân, các dự án nước ngoài hỗ trợ cho 90 hộ nông dân xã Cư Yên, Hợp Hoà thực hiện các dự án sản xuất như nuôi lợn sinh sản, nuôi bò, trồng rau sạch; phối hợp với Ngân hàng CSXH, Ngân hàng NN& PTNT huyện vay trên 36 tỷ đồng cho hơn 4.000 lượt hộ nông dân vay vốn, phát triển sản xuất, kinh doanh. Ngoài ra có 8 hộ nông dân được vay vốn hỗ trợ mua máy với tổng trị giá 87,7 triệu đồng kịp thời phục vụ nhu cầu làm đất sản xuất theo mùa vụ cho nông dân và tín chấp mua phân trả chậm 181,4 tấn. Nhờ đó, tạo việc làm cho hàng ngàn lao động tại địa phương. Không những thế, nhiều hộ sản xuất giỏi còn đóng góp hàng chục triệu đồng để làm đường giao thông, thủy lợi, ủng hộ các hoạt động nhân đạo, từ thiện…
Tất cả những việc làm này đã góp phần cùng với Đảng bộ, chính quyền địa phương làm tốt công tác giảm nghèo, số hộ nghèo hàng năm giảm, tỷ lệ hộ nghèo đến năm 2012 còn 9,3%. Thu nhập bình quân năm 2012 đạt 24,6 triệu đồng/người/năm. Làm cho đời sống nông dân nông thôn không ngừng được cải thiện, điều kiện chăm sóc sức khoẻ, khám- chữa bệnh từng bước được nâng lên. Phần lớn hộ nông dân có nhà xây lợp ngói kiên cố, có tiện nghi sinh hoạt, phương tiên đi lại, nghe, nhìn. Kết cấu hạ tầng ở nông thôn được cải thiện đáng kể đã có đường giao thông nông thôn cứng hoá và bưu điện văn hoá và trạm y tế xã tới 20/20 xã, thị trấn, có 100% xã có trường trường mầm non, tiểu học, THCS, có 99,5% hộ sử dụng điện lưới quốc gia, có 90% hộ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, làm cho đời sống nông dân nông thôn không ngừng được cải thiện. Trình độ dân được nâng lên và ngày càng thích ứng với cơ chế thị trường. Nông dân đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm sản xuất vươn lên làm giàu chính đáng. Nhiều hộ nông dân hiến đất, đầu tư kinh phí xây dựng các công trình phúc lợi như nhà văn hoá, đường giao thông nông thôn. Vị thế chính trị của giai cấp nông dân ngày càng được nâng cao và khẳng định là chủ thể xây dựng nền nông nghiệp phát triển bền vững, NTM văn minh, hiện đại.
Có thể nói, phong trào nông dân SXKDG ở Lương Sơn không chỉ giúp nhiều nông dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu mà còn là động lực cho nhiều nông dân khác noi theo.
Đinh Thắng
(HBĐT) - Ngay sau Tết cổ truyền, nông dân các xã, phường trên địa bàn thành phố Hòa Bình đã triển khai nhanh việc gieo cấy lúa, trồng màu vụ đông - xuân. Từ 50 ha thời điểm trước Tết, diện tích lúa cấy hiện nay đã tăng lên hơn 400ha/500 ha tổng diện tích cả vụ. 100% diện tích đất lúa, màu đã hoàn tất khâu làm đất.
Nợ xấu tồn đọng vẫn ở mức cao khiến cho bức tranh lợi nhuận của ngành ngân hàng (NH) trong năm 2013 sẽ có sự phân hóa rất mạnh.
Các hãng hàng không VN thừa nhận đến nay chưa thể có lãi. Đầu tư lớn, chi phí vận hành cao là những nguyên nhân dẫn đến khả năng lỗ vốn của các hãng.
(HBĐT) - Hội Nông dân huyện Kỳ Sơn có 4.992 hội viên, chiếm 90% số hộ làm nông nghiệp, những năm qua, hội viên nông dân đã góp phần tăng trưởng kinh tế nông nghiệp, nông thôn, khiến diện mạo nông thôn ngày càng đổi mới, đồng thời là nòng cốt trong công cuộc giảm nghèo, làm giàu chính đáng.
(HBĐT) - Tiếp tục chương trình kiểm tra sản xuất vụ chiêm xuân 2013 tại các huyện, thành phố, ngày 20/2, đoàn công tác của Sở NN&PTNT đã đến kiểm tra tình hình sản xuất vụ chiêm xuân trên địa bàn huyện Đà Bắc.
(HBĐT) - Trong những năm gần đây, cùng với việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xã Quyết Chiến (Tân Lạc) đã tận dụng lợi thế khí hậu ôn hòa, mát mẻ, độ ẩm cao, chú trọng vào trồng cây su su lấy ngọn đem lại hiệu quả kinh tế cao.