(HBĐT) - Trong những năm gần đây, cùng với việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xã Quyết Chiến (Tân Lạc) đã tận dụng lợi thế khí hậu ôn hòa, mát mẻ, độ ẩm cao, chú trọng vào trồng cây su su lấy ngọn đem lại hiệu quả kinh tế cao.

 

Quyết Chiến là xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện với tổng diện tích đất tự nhiên 2.681 ha, trong đó, đất nông nghiệp có 2.500 ha và 335 hộ với hơn 1.500 nhân khẩu, chủ yếu là dân tộc Mường. Trước đây, cuộc sống của người dân gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn, sản xuất manh mún, lạc hậu, tự cung, tự cấp là chính. Từ năm 2008, đến nay, nhờ trồng su su, đời sống của nhân dân xã Quyết Chiến được nâng lên rõ rệt. Trồng su su lấy ngọn đã trở thành một nghề đem lại nguồn thu nhập ổn định. So với các loại cây trồng khác như ngô, lúa, trồng cây su su mang lại nguồn thu nhập cao gấp 3- 4 lần. Đến nay, diện tích trồng cây su su của xã lên tới gần 40 ha không tính diện tích của các tổ chức, cá nhân đầu tư trồng. Bình quân cứ 1.000 m2 thu được từ 1 - 1,2 tấn ngọn/tháng. Với giá bán buôn cho khách ở đây là từ 3 - 4.000 đồng/kg. Theo đánh giá của người dân trồng cây su su, cứ vào tháng 8, tháng 9 là thời điểm cây ra ngọn nhiều nhất. Tuy nhiên, trồng cây su su tốn công hơn trồng các loại cây trồng khác như cây ngô nhưng đem lại hiệu quả cao. Đó là niềm vui của người dân nơi đây.

 

Theo ông Bùi Văn Banh, Chủ tịch UBND xã Quyết Chiến, từ hiệu quả thực tế đó, trong thời gian tới, mô hình trồng cây su su lấy ngọn sẽ được Đảng bộ, chính quyền, nhân dân xã tiếp tục triển khai những kế hoạch cụ thể nhằm tạo mọi điều kiện để bà con nhân dân yên tâm phát triển kinh tế. Xây dựng thương hiệu mô hình cây, củ, quả, rau tại xã Quyết Chiến.

 

 

                                                                 Mai Chinh - Đức Hoa

                                                                 (Đài TT-TH Tân Lạc)

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Đi vào hoạt động tại huyện Lạc Sơn từ tháng 6/2012, Công ty Sanko 100% vốn Nhật Bản đầu tư hoạt động hiệu quả, giải quyết việc làm cho trên 300 lao động tại địa phương, thu nhập ổn định từ 1,5 - 2,5 triệu đồng/người/tháng.

Kiểm tra tình hình sản xuất vụ chiêm xuân 2013

(HBĐT) - Ngày 19/2, đoàn công tác của Sở NN&PTNT đã đi kiểm tra tình hình sản xuất vụ chiêm xuân năm 2013 tại 2 huyện Lạc Thủy và Lương Sơn.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 1 tăng 15,9% so với cùng kỳ

(HBĐT) - Tháng 1/2013, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 736 tỷ đồng, tăng 15,9% so với cùng kỳ, thực hiện 7,4% kế hoạch năm.

Giá trị sản xuất công nghiệp tháng 1 tăng 31,4% so với cùng kỳ

(HBĐT) - Tháng 1/2013, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh ước đạt 429,5 tỷ đồng, tăng 31,4% so với cùng kỳ, thực hiện 8,3% kế hoạch năm. Giá trị sản xuất công nghiệp tính cả Công ty Thủy điện Hòa Bình ước đạt 604,5 tỷ đồng, thực hiện 8,1% kế hoạch năm.

Nông dân Vĩnh Đồng nô nức xuống đồng

(HBĐT) - Có mặt tại khu ruộng Đồng Gạo, xóm Sống Trên, xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) vào ngày mùng 4 Tết, chúng tôi đã thấy nông dân trong xã tấp nập ra đồng. Người cày, bừa, be bờ, người xúc mạ, cấy...

Ngân hàng “chặt đẹp” người dùng thẻ

Chủ thẻ chỉ cần đút thẻ vào máy là bị vô số các loại phí bủa vây. Theo thống kê của Vụ Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước - NHNN), toàn hệ thống thanh toán đang có khoảng gần 50 triệu thẻ các loại gồm: thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, thẻ thanh toán, thẻ mua hàng...

Một số suy nghĩ về vấn đề kiềm chế lạm phát ở Việt Nam

Nghị quyết 11 của Chính phủ được ban hành vào tháng 2/2011 đã thể hiện Việt Nam nỗ lực kiềm chế lạm phát. Trên cơ sở đó, năm 2012 được đánh giá là năm Việt Nam thực hiện thành công việc kiềm chế lạm phát. Tuy vậy, nguy cơ lạm phát tăng cao ở Việt Nam vẫn hiện hữu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục