Xã Tân Pheo nhận được sự giúp đỡ từ nhiều chương trình, dự án. Trong ảnh: Các bác sỹ khám - chữa bệnh cho người dân Tân Pheo.

Xã Tân Pheo nhận được sự giúp đỡ từ nhiều chương trình, dự án. Trong ảnh: Các bác sỹ khám - chữa bệnh cho người dân Tân Pheo.

(HBĐT) - Xã Tân Pheo (Đà Bắc) nằm dọc trục đường tỉnh 433, cách xã trung tâm huyện khoảng hơn 50 km, có 7 xóm, trong đó có 2 xóm người Dao, 5 xóm người Tày.

 

Nhiều năm qua, xã đã nhận được sự đầu tư của nhiềư chương trình, dự án góp phần cải thiện đáng kể cuộc sống người dân. Cơ sở vật chất của xã từng bước được đầu tư. Đến nay, xã đã có 4 trường học các cấp, trong đó có 1 trường THCS, 2 trường tiểu học, 1 trường mầm non và trung tâm học tập cộng đồng; trạm y tế đang đi vào hoạt động khá hiệu quả. Địa hình xã Tân Pheo nhiều đồi núi, độ dốc lớn, ruộng canh tác ít, nguồn sống chính của người dân xã Tân Pheo trông vào trồng trọt và chăn nuôi. Trong mấy năm nay, từ các chương trình, dự án đầu tư hạ tầng, khai hoang ruộng nước, đầu tư xây dựng mương, bai dẫn nước, chuyển giao KH-KT, vay vốn ngân hàng, sản xuất nông nghiệp của xã có nhiều phát triển. Đến năm 2012, diện tích lúa nước của xã có gần 80 ha, cả 2 vụ đạt 125,6 ha, năng suất bình quân 55 tạ/ha; ngô trồng 142 ha, vượt 22% kế hoạch đạt năng suất 50 tạ/ha. Sắn 238 ha, năng suất 12 tấn/ha, vượt 20% kế hoạch; dong riềng 59,2 ha, vượt 97% kế hoạch, năng suất 7 tấn/ha, cơ bản giải quyết cái ăn cho người dân. 542 con trâu, 230 con bò, 1.360 con lợn, 12.000 con gia cầm.

 

Mặc dù vậy, sản xuất, đời sống người dân chậm chuyển biến, thu nhập người dân mới chỉ đạt 10 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo của xã còn khoảng 60%...Nguy cơ tái nghèo cao. Đồng chí Chủ tịch UBND xã Tân Pheo Bàn Thanh Sơn trăn trở: Tìm hướng phát triển cho Tân Pheo cũng hết sức khó khăn. Các mô hình phát triển kinh tế, xóa đói - giảm nghèo đã thực hiện khá nhiều nhưng chưa thực sự đem lại hiệu quả như mong đợi. Cơ sở vật chất, nhất là giáo dục, y tế cũng đã cơ bản đáp ứng yêu cầu học tập và khám - chữa bệnh ban đầu cho người dân. Nhưng hệ thống giao thông thôn, xóm còn chưa được đầu tư, đến các xóm, bản có khi phải đi bộ. Chất lượng điện còn thấp, thực tế mới chỉ có khoảng  1/2 số hộ dân được sử dụng điện. Xã đang hy vọng sớm nhận được sự đầu tư hạ tầng và phát triển sản xuất từ chương trình đa mục tiêu phát triển KT-XH huyện Đà Bắc, xây dựng điểm chợ để tạo điều kiện cho bà con tiêu thụ nông sản, hàng hóa, cải thiện cuộc sống. Nhiều năm qua, con em trong xã học hết phổ thông cũng ít có cơ hội tìm được việc làm ngay. Phần lớn tốt nghiệp xong thoát ly khỏi địa phương để tìm việc làm.

 

Đối với công tác xóa đói - giảm nghèo, Chủ tịch UBND xã Bàn Thanh Sơn mong muốn sẽ là hiệu quả hơn khi các chương trình, dự án xóa đói - giảm nghèo cùng phối hợp đồng bộ, rà soát kỹ  tình hình KT-XH để triển khai cụ thể, phát huy tác dụng, trong đó, khuyến khích nghị lực vươn lên của người dân.

 

 

                                                                                     P.V 

 

Các tin khác

Mô hình nông nghiệp hữu cơ xóm Mòng, thị trấn Lương Sơn cho thu nhập từ 200- 400 triệu đồng/sào/năm.
Trong dịp Tết Nguyên đán Quý Tỵ 2013, có khoảng 5.000 lượt khách trong và ngoài tỉnh đến thăm quan, dâng hương viếng Tượng đài Bác Hồ bên công trình thủy điện Hòa Bình.
Nông dân xã Yên Bồng (Lạc Thủy) chuẩn bị đầy đủ các điều kiện đất, nước, giống, sẵn sàng gieo cấy   lúa chiêm - xuân 2013. Đến nay, toàn huyện đã cấy được khoảng 600 ha lúa, tổng lượng mạ đã gieo trên 70 tấn.
Theo khuyến cáo, ngay sau khi hoàn thành việc gieo cấy, bà con nông dân cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho cây lúa bằng cách bón phân (Ảnh: gieo cấy lúa chiêm xuân tại xã Cố Nghĩa, huyện Lạc Thủy).

Tưng bừng ngày hội xuống đồng ở Kim Bôi

(HBĐT) - Vụ xuân 2013, huyện Kim Bôi phấn đấu gieo cấy 2.600 ha lúa chiêm xuân. Tranh thủ thời tiết thuận lợi, các địa phương trong huyện đồng loạt xuống đồng vào ngày 13/2 (tức ngày mùng 4 tết) tính đến ngày 22/2, toàn huyện đã gieo cấy được 2.500 ha, đạt 96% kế hoạch, phấn đấu đến 25/2 sẽ cấy xong toàn bộ diện tích.

Thành phố Hòa Bình đẩy nhanh tiến độ sản xuất vụ xuân

(HBĐT) - Ngay sau Tết cổ truyền, nông dân các xã, phường trên địa bàn thành phố Hòa Bình đã triển khai nhanh việc gieo cấy lúa, trồng màu vụ đông - xuân. Từ 50 ha thời điểm trước Tết, diện tích lúa cấy hiện nay đã tăng lên hơn 400ha/500 ha tổng diện tích cả vụ. 100% diện tích đất lúa, màu đã hoàn tất khâu làm đất.

Ngân hàng căng thẳng bài toán lợi nhuận

Nợ xấu tồn đọng vẫn ở mức cao khiến cho bức tranh lợi nhuận của ngành ngân hàng (NH) trong năm 2013 sẽ có sự phân hóa rất mạnh.

Vì sao cứ bay là lỗ?

Các hãng hàng không VN thừa nhận đến nay chưa thể có lãi. Đầu tư lớn, chi phí vận hành cao là những nguyên nhân dẫn đến khả năng lỗ vốn của các hãng.

Nông dân huyện Kỳ Sơn tích cực thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi

(HBĐT) - Hội Nông dân huyện Kỳ Sơn có 4.992 hội viên, chiếm 90% số hộ làm nông nghiệp, những năm qua, hội viên nông dân đã góp phần tăng trưởng kinh tế nông nghiệp, nông thôn, khiến diện mạo nông thôn ngày càng đổi mới, đồng thời là nòng cốt trong công cuộc giảm nghèo, làm giàu chính đáng.

Sở NN&PTNT kiểm tra sản xuất vụ chiêm xuân tại huyện Đà Bắc

(HBĐT) - Tiếp tục chương trình kiểm tra sản xuất vụ chiêm xuân 2013 tại các huyện, thành phố, ngày 20/2, đoàn công tác của Sở NN&PTNT đã đến kiểm tra tình hình sản xuất vụ chiêm xuân trên địa bàn huyện Đà Bắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục