Mô hình trồng rau an toàn thực hiện tại xã Đồng Tâm (Lạc Thuỷ) từ nguồn vốn chương trình xây dựng NTM năm 2012 đem lại hiệu quả kinh tế.
(HBĐT) - Trong 5 năm (2007- 2012), huyện Lạc Thuỷ có 27.350 lượt hộ hội viên nông dân đăng ký phấn đấu sản xuất- kinh doanh (SXKD) các cấp, kết quả có 15.481 lượt hộ đạt tiêu chuẩn, trong đó có 1.075 lượt hộ đạt cấp tỉnh, 2.862 lượt hộ đạt cấp huyện, 11.544 lượt hộ đạt cấp cơ sở. Riêng năm 2012, toàn huyện có 2.949 hộ đạt SXKD giỏi các cấp. Kết quả trên cho thấy, phong trào thi đua SXKD giỏi, đoàn kết giúp nhau xoá đói- giảm nghèo (XĐGN) ở Hội Nông dân huyện Lạc Thuỷ đã phát huy sức mạnh, góp phần đẩy nhanh công cuộc xây dựng NTM ở địa phương.
Huyện Lạc Thuỷ có tiềm năng về lao động, đất đai, đồi rừng, mặt nước để phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế trang trại, đây là mô hình thực sự có hiệu quả góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn của huyện theo hướng CNH- HĐH. Phát huy vai trò là trung tâm nòng cốt, HND luôn đi đầu trong các phong trào phát triển KT- XH và xây dựng NTM. Phong trào nông dân thi đua sản xuất- kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xoá đói- giảm nghèo đã trở thành phong trào cách mạng của nông dân trong thời kỳ đổi mới. Trong những năm qua, từ phong trào này đã phát huy mạnh mẽ các nguồn lực, khai thác tiềm năng đất đai, lao động và nguồn vốn của các hộ nông dân, thế mạnh của từng vùng tạo nên sức mạnh tổng hợp để hội viên nông dân phát triển sản xuất- kinh doanh theo hướng thâm canh tăng vụ, kinh doanh trang trại tổng hợp và phát triển bền vững. Các hoạt động dịch vụ hỗ trợ nông dân ngày thêm phát triển, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người nông dân đã góp phần ổn định chính trị xã hội ở địa phương.
Những năm qua, cùng với việc đẩy mạnh tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân tích cực tham gia sản xuất, kinh doanh, giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng, Hội Nông dân huyện Lạc Thuỷ đã tích cực đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ giúp hội viên nông dân về vốn, vật tư, phân bón, giống cây trồng, máy nông nghiệp…để nông dân đầu tư thâm canh sản xuất phát triển kinh tế. Đến nay, dư nợ của nông dân vay vốn phát triển kinh tế đạt trên 71 tỉ đồng, trong đó, dư nợ tại Ngân hàng NN&PTNT 42,1 tỉ đồng với 1.884 hộ vay ở 97 tổ nhóm; có 2.900 hộ khách hàng của 54 tổ TK&VV đang sử dụng nguồn vốn vay từ Ngân hàng CSXH với dư nợ uỷ thác 29 tỉ đồng. Các đơn vị thực hiện tốt lĩnh vực này là xã Phú Thành, Phú Lão, Khoan Dụ, An Bình và Liên Hoà. Ngoài ra, Hội phối hợp với Ngân hàng NN&PTNT tổ chức giải ngân gần 1,2 tỉ đồng cho 66 hộ hội viên vay mua máy nông nghiệp được hỗ trợ 100% lãi suất trong 3 năm theo Quyết định 1735-QĐ/UB/2009 của UBND tỉnh. Đồng thời, bảo lãnh hợp đồng mua 3.170 tấn phân bón, 3.550 kg giống lúa thuần các loại theo phương thức trả chậm giúp nông dân sản xuất thâm canh ngay từ đầu vụ. Bên cạnh đó, từ nguồn quỹ hỗ trợ nông dân trên 800 triệu đồng đã giúp cho trên 2.000 lượt hội viên vay nguồn quỹ để đầu tư sản xuất, phát triển kinh tế.
Hội phối hợp tổ chức các chương trình chuyển giao KHKT chăn nuôi, trồng trọt từ 15-20 buổi/năm cho trên 11.000 lượt nông dân. Ngoài ra, Hội còn tranh thủ nguồn vốn, xây dựng mỗi năm từ 1-2 mô hình thâm canh các loại cây trồng tại cơ sở hội làm cơ sở tham quan học tập đánh giá kết quả để nhân ra diện rộng như mô hình đậu tương đông, khoai tây đông...Từ năm 2010, được sự giúp đỡ của dự án ADDA , Hội Nông dân huyện đã tổ chức được 24 lớp huấn luyện nông dân trồng rau an toàn theo chương trình IPM. Qua việc xây dựng các mô hình này đã giúp các hộ hội viên nông dân được tiếp cận với các loại giống mới năng suất chất lượng, ứng dụng KHKT vào sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Từ sự giúp đỡ, tạo điều kiện của các cấp Hội, nhiều hộ nông dân đã nỗ lực lao động sản xuất, triển khai hiệu quả các mô hình kinh tế. Trong đó, mô hình kinh tế trang trại đã từng bước khẳng định tiềm năng, thế mạnh của vùng đất khi được người nông dân bỏ sức lao động chăm sóc, khai thác. Không chỉ lo làm giàu cho gia đình và bản thân, đạt hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh, các hộ nông dân khá, giàu đã quan tâm giúp đỡ các hộ nghèo về kỹ thuật canh tác, phương thức quản lý kinh doanh, trao đổi, hướng dẫn kinh nghiệm thu hoạch, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm…Hiện, trên địa bàn toàn huyện có 274 trang trại (trong đó có 39 trang trại đạt tiêu chí) tạo việc làm và thu nhập ổn định cho khoảng 1.000 lao động địa phương; thu nhập bình quân của các trang trại đạt tiêu chí khoảng 350 triệu đồng/trang trại/năm.
Những kết quả trên cho thấy, Hội Nông dân huyện Lạc Thuỷ đã khẳng định được vai trò, vị trí của mình trong phong trào xây dựng và phát triển nông thôn mới. Tính đến hết năm 2012, toàn huyện có trên 300 lượt hộ thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng. Từ phong trào này, người nông dân đã thể hiện được ý chí vượt qua khó khăn, thi đua lao động sản xuất làm giàu cho gia đình và xã hội, góp phần thiết thực trong công cuộc HĐH nông nghiệp, nông thôn.
Đinh Thắng
(HBĐT) - Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Kim Bôi vừa tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm hoạt động giai đoạn (2003- 2012) và định hướng hoạt động, mục tiêu nhiệm vụ đến năm 2020.
Sáng nay 28/2, giá vàng miếng trong nước tiếp tục giảm sâu 700.000 đồng/lượng, mức bán ra hiện chỉ còn 43 triệu đồng/lượng. Theo đó, khoảng cách chênh lệch giữa giá vàng trong nước và vàng thế giới quy đổi chỉ còn khoảng 2,8 triệu đồng/lượng.
Từ ngày mai (1-3), phí rút tiền nội mạng ATM sẽ chính thức được áp dụng với mức cao nhất mà Ngân hàng Nhà nước (NHNN) quy định là 1.000 đồng/giao dịch.
(HBĐT) - Ngày 26/2, Ban đại diện NHCSXH huyện Cao Phong tổ chức tổng kết 10 năm (2003- 2012) thực hiện các chương trình tín dụng vốn ưu đãi trên địa bàn huyện.
(HBĐT) - Năm 2013, nhiệm vụ công tác thuế của tỉnh đã được Chính phủ, UBND tỉnh giao 1.760 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2012. Đây là nhiệm vụ hết sức nặng nề do phải thực hiện trong bối cảnh tình hình kinh tế cả nước nói chung và kinh tế của tỉnh vẫn được dự báo tiếp tục còn khó khăn. Trước tình hình đó, Cục Thuế xác định nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt cần tập trung triển khai bằng 4 nhóm giải pháp trong năm 2013.
(HBĐT) - Xã Tân Pheo (Đà Bắc) nằm dọc trục đường tỉnh 433, cách xã trung tâm huyện khoảng hơn 50 km, có 7 xóm, trong đó có 2 xóm người Dao, 5 xóm người Tày.