Khuyến nông Cao Phong chuyển giao kỹ thuật trồng cam lòng vàng vào sản xuất đại trà.
(HBĐT) - Tập trung xây dựng các điểm trình diễn, khuyến khích nông dân tiếp cận KH-KT, nâng cao nhận thức về hiệu quả kinh tế để áp dụng và nhân ra diện rộng, hoạt động của hệ thống KN huyện Cao Phong đã đóng góp quan trọng thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thâm canh tăng năng suất trong phát triển kinh tế địa phương.
Theo thống kê sơ bộ, kinh phí cho hoạt động khuyến nông từ năm 2002 đến nay trên 1,7 tỷ đồng. Hệ thống KN huyện đã thực hiện mô hình tại 69 điểm với hơn 2.000 hộ nông dân tham gia. Tiêu biểu trong lĩnh vực chăn nuôi đã chuyển giao khoa học và ứng dụng bằng cách sử dụng giống bò đực lai sind cải tạo đàn bò địa phương và triển khai mô hình cải tạo đàn trâu... Đến nay đã nhập 25 bò đực giống lai sind 3/4 máu ngoại để cải tạo đàn bò địa phương. Hơn 1.000 bò cái địa phương được phối giống và hơn 600 con bê lai F1 trong diện theo dõi đã ra đời. Dự án cải tạo bò phù hợp với thị trường về kinh tế sản xuất hàng hóa. Qua chuyển giao khoa học, cải tạo, nâng cấp, toàn huyện đã có 16 con trâu đực tuyển chọn đạt tiêu chuẩn giống. Tính đến nay có khoảng hơn 200 con nghé trong diện được theo dõi có chất lượng ra đời tại 10 điểm trình diễn. Nguồn trâu, bò đực giống vẫn đang được hộ dân duy trì, phát triển. ước đến năm 2015, hầu hết các hộ chăn nuôi gia súc lớn trong huyện sẽ áp dụng tiến bộ KH-KT này vào phát triển chăn nuôi gia đình.
Hàng chục mô hình chăn nuôi khác cũng được xây dựng tại hầu hết các xã trong huyện như mô hình chăn nuôi lợn sinh sản, lợn thịt hướng nạc, gà an toàn sinh học, gà đặc sản. Với sự hướng dẫn kỹ thuật của cán bộ chuyên môn, các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế như tỷ lệ rủi ro trong chăn nuôi được hạn chế, trọng lượng vật nuôi tăng lên rõ rệt, thời gian nuôi rút ngắn... được phản ánh rõ nét. Từ đó, hộ chăn nuôi hưởng ứng rộng rãi, từng bước áp dụng kết quả các mô hình vào sản xuất tại gia đình.
Trên lĩnh vực trồng trọt, việc đưa các mô hình về cây ngắn ngày được chú trọng. Gần đây đã đưa một số giống có năng suất ổn định như ngô biosit 9698, AG59, lúa thuần BC15, trồng thâm canh ngô đông, đậu tương, trồng lạc bằng phương pháp che phủ nilon... Riêng với cây lúa, từ chỗ năng suất bình quân chỉ đạt 40 tạ/ha, đến nay đã đạt 50 tạ/ha, đồng thời, giúp bà con chủ động nguồn giống cho vụ sau. Đối với cây công nghiệp, cây ăn quả, bằng nhiều nguồn vốn dự án, chương trình, hệ thống KN huyện đã đầu tư chuyển giao kỹ thuật, tăng năng suất, chất lượng cây trồng. Đáng kể đã đưa giống cam chín sớm (cam lòng vàng) và giống cam chín muộn (V2) vào sản xuất đại trà, dùng giống đầu dòng và áp dụng phương pháp nhân giống sạch bệnh hay đưa một số quy trình chăm sóc, BVTV cho cây đảm bảo ATVSTP.
Ngoài các cây trồng, vật nuôi chính trong phát triển kinh tế, hệ thống KN huyện còn xây dựng nhiều mô hình khơi dậy, khuyến khích tiềm năng sẵn có và đáp ứng nhu cầu thực tế của nông dân như mô hình nuôi cá ở xã Thung Nai, cây mắc coọc ở xã Yên Lập, Yên Thượng, dâu tằm ở xóm Nam Thái, xã Nam Phong, canh tác trên đất dốc ở xã Tây Phong, chương trình khí sinh học (bioga)... Đặc biệt có nhiều mô hình áp dụng phương pháp tiếp cận mới trong công tác khuyến nông như phương pháp lớp học hiện trường, lập kế hoạch có sự tham gia... thu hút sự quan tâm, giúp nâng cao chất lượng hiệu quả chuyển giao tiến bộ KH-KT và trở thành điểm cho nông dân trong, ngoài vùng đến thăm quan, học tập, tạo tiền đề bền vững cho việc lan rộng mô hình.
Bùi Minh
Theo nhận định của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia trong báo cáo kinh tế vĩ mô công bố ngày 1-3, lạm phát trong 2 tháng đầu năm dù cao so với mục tiêu lạm phát của cả năm 2013 (6 - 6,5%) nhưng chưa thật sự đáng ngại. Tuy nhiên, cần có phương án chủ động kiểm soát cung tiền và tổng cầu của nền kinh tế. Điều hành chính sách nhằm kiểm soát lạm phát trong thời gian tới chủ yếu cần chú trọng nhất đến phối hợp các chính sách trong việc điều hành giá.
Bộ Tài chính vừa có công điện khẩn gửi giám đốc Sở Tài chính, Cục trưởng Cục Hải quan và Cục trưởng Cục Thuế các tỉnh thành trong cả nước yêu cầu tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nhằm chủ động ngăn chặn tình trạng buôn lậu xăng dầu qua biên giới.
(HBĐT) - Trong 5 năm (2007- 2012), huyện Lạc Thuỷ có 27.350 lượt hộ hội viên nông dân đăng ký phấn đấu sản xuất- kinh doanh (SXKD) các cấp, kết quả có 15.481 lượt hộ đạt tiêu chuẩn, trong đó có 1.075 lượt hộ đạt cấp tỉnh, 2.862 lượt hộ đạt cấp huyện, 11.544 lượt hộ đạt cấp cơ sở. Riêng năm 2012, toàn huyện có 2.949 hộ đạt SXKD giỏi các cấp. Kết quả trên cho thấy, phong trào thi đua SXKD giỏi, đoàn kết giúp nhau xoá đói- giảm nghèo (XĐGN) ở Hội Nông dân huyện Lạc Thuỷ đã phát huy sức mạnh, góp phần đẩy nhanh công cuộc xây dựng NTM ở địa phương.
(HBĐT) - Trong những năm qua, phong trào “Xung kích lao động sáng tạo, phát triển KT- XH” được các cấp bộ Đoàn phát động mạnh mẽ tạo động lực để ĐVTN thành phố Hoà Bình mạnh dạn thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo quy hoạch phát triển của thành phố.
(HBĐT) - Vừa qua, Ban Đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) huyện Đà Bắc đã tổ chức tổng kết 10 năm thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác giai đoạn 2003-2012 và phương hướng nhiệm vụ đến năm 2020.
(HBĐT) - Ngày 1/3, đồng chí Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh cùng lãnh đạo các Sở: KH&ĐT, TN&MT, LĐ-TB&XH, Ban Quản lý các KCN, Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng UBND tỉnh và lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện Lương Sơn đã có buổi gặp mặt đầu xuân với Công ty CP Bất động sản An Thịnh.