(HBĐT) - Thanh Hối (Tân Lạc) là xã thuần nông với trên 1.500 hộ và 6.358 nhân khẩu với tổng diện tích tự nhiên 2.656 ha. Trong đó, đất lâm nghiệp chiếm 1.654 ha, đất nông nghiệp 2.143 ha. Cuộc sống của người dân chủ yếu dựa vào nông nghiệp là chính nên đời sống còn gặp không ít khó khăn.

 

Vì thế nhằm tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho nhân dân, trong những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền xã Thanh Hối đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Trong đó, chú trọng vào chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi, chủ yếu tập trung vào trồng rau sạch. Vì thế, cây rau đã trở thành cây trồng chủ lực trong trồng trọt của người dân nơi đây.

 

Rau vốn là cây trồng của vùng đất khó làm giàu những năm trước đây do chưa thấy được hiệu quả từ cây rau mang lại nên người dân không chú trọng vào đầu tư phát triển. Gia đình nào cũng chỉ trồng vài ba luống trong vườn để phục vụ vữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, vài năm lại đây, bà con đã mở rộng diện tích trồng rau sạch được thị trường tin dùng. Sau bao năm phát triển vùng trồng rau, cuộc sống của nhân dân xã Thanh Hối  được nâng lên rõ rệt. Trồng rau đã trở thành 1 nghề đem lại nguồn thu nhập ổn định. So với các loại cây trồng khác như ngô, sắn thì trồng rau mang lại nguồn thu nhập cao gấp 2 - 3 lần. Đến nay, tổng diện tích trồng rau các loại của xã lên tới trên 20 ha. Theo đánh giá của người dân trồng rau, năm nay, khâu làm đất chăm sóc khó khăn hơn mấy năm trước. Nhưng bù lại, giá bán lại cao hơn, ở thời điểm đầu vụ giá bán 12.000 đồng/cây cải bắp, 3.000 đồng/củ su hào. Vào thời điểm giữa vụ, giá bán bình quân 10.000 đồng/cây cải bắp, 3.000 đồng/củ su hào. Từ hiệu quả thực tế đó, trong thời gian tới, mô hình trồng rau sạch sẽ được Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong xã tiếp tục triển khai kế hoạch cụ thể nhằm tạo điều kiện để nhân dân yên tâm phát triển kinh tế, từng bước XĐ-GN. Hướng tới xây dựng thương hiệu mô hình rau sạch, góp phần vào mục tiêu phát triển kinh tế, XĐ-GN bền vững ở xã.

 

 

                                                                     Mai Chinh

                                                           (Đài TT-TH  Tân Lạc)

 

 

Các tin khác

Từ vốn vay của NHCSXH, nhiều hộ gia đình xã Phú Thành, Lạc Thuỷ đầu tư vào phát triển nghề làm đá cảnh tạo việc làm và thu nhập ổn định cho nhiều lao động.
Cán bộ bộ phận tiếp nhận hồ sơ cấp GCN quyền sử dụng đất hướng dẫn công dân trên địa bàn thành phố Hòa Bình làm các thủ tục hành chính.
Không có hình ảnh
Tuyến đường xóm Nghê - Đăm, xã Đồng Nghê (Đà Bắc) dài 5,2 km được Nhà nước đầu tư giúp phát triển KT-XH xóm khó khăn nhất của tỉnh.

Công ty R kỷ niệm 10 năm thành lập

(HBĐT) - Vừa qua, Công ty TNHH nghiên cứu Kỹ thuật R Việt Nam tổ chức lễ kỷ niệm 10 năm thành lập (2003-2013). Tới dự có đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện một số sở, ngành, các công ty khách hàng và hơn 535 CNLĐ của công ty.

Lãnh đạo UBND tỉnh kiểm tra tình hình sản xuất và xây dựng NTM mới tại huyện Kim Bôi

(HBĐT) - Ngày 6/3, đoàn công tác của UBND tỉnh và Sở NN&PTNT do đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã đến kiểm tra tình hình sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới tại huyện Kim Bôi.

Khởi công xây dựng Nhà máy Nissin Manufacturing Việt Nam tại KCN Lương Sơn

(HBĐT) - Sáng 6/3, Công ty TNHH Nissin Manufacturing Việt Nam đã tổ chức khởi công xây dựng Nhà máy sản xuất các bộ phận máy móc, thiết bị vận tải tại KCN Lương Sơn.

Huy động các nguồn lực đầu tư phát triển GTNT

(HBĐT) - Theo báo cáo của Sở GT-VT, toàn tỉnh hiện có trên 5.000 km đường GTNT nhưng mới cứng hoá được khoảng 30%, còn lại là đường đất hoặc cấp phối. Năm 2012, vốn cho đề án cứng hoá GTNT là 53,5 tỉ đồng, trong đó hỗ trợ xi măng cho các địa phương làm 110 km đường bê tông xi măng 26,7 tỉ đồng. Với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, các địa phương đã hoàn thành và vượt mức kế hoạch được giao như Lương Sơn, Kim Bôi, Lạc Thủy...

Toàn tỉnh có 300 mô hình chăn nuôi tập trung bán công nghiệp

(HBĐT) - Thực hiện chương trình phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp gắn với chế biến và giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, ngành chăn nuôi của tỉnh đang chuyển dịch theo hướng tăng về chất lượng, thúc đẩy hình thành các vùng chăn nuôi quy mô lớn theo hình thức trang trại, phương thức công nghiệp, đảm bảo an toàn dịch bệnh, hiệu quả chăn nuôi cao. Toàn tỉnh hiện có 300 mô hình chăn nuôi tập trung bán công nghiệp, chủ yếu ở các huyện Lương Sơn, Kim Bôi, Lạc Thủy, Yên Thủy, Lạc Sơn.

Thúc đẩy hoạt động của của mạng lưới nông dân SXKD lâm nghiệp

(HBĐT) - Chiều 5/3, Ban quản lý dự án Thêm cây họp tổ công tác thúc đẩy hoạt động của mạng lưới nông dân SXKD lâm nghiệp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục