(HBĐT) - Theo báo cáo của Sở GT-VT, toàn tỉnh hiện có trên 5.000 km đường GTNT nhưng mới cứng hoá được khoảng 30%, còn lại là đường đất hoặc cấp phối. Năm 2012, vốn cho đề án cứng hoá GTNT là 53,5 tỉ đồng, trong đó hỗ trợ xi măng cho các địa phương làm 110 km đường bê tông xi măng 26,7 tỉ đồng. Với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, các địa phương đã hoàn thành và vượt mức kế hoạch được giao như Lương Sơn, Kim Bôi, Lạc Thủy...
Ông Hà Văn Thiểm, Chủ tịch UBND xã Yên Mông, xã điểm của TPHB đang triển khai xây dựng NTM phấn đấu về đích vào năm 2015 cho biết: Những tuyến đường trong xã chỉ rộng 1 - 2 m, để mở rộng các tuyến đường thôn, bản, xã không có kinh phí để đền bù giải phóng mặt bằng. Do vậy, xã tuyên truyền, vận động người dân của 4 thôn: Yên Hòa 1, Mời Mít, Khang Đình và Mỵ tự nguyện hiến đất làm đường. Từ nguồn xây dựng ổn định dân cư vùng hồ sông Đà, hiện nay, xã đang đầu tư tuyến đường liên thôn khoảng 4,7 km theo quy mô kết cấu đường theo chỉ tiêu NTM, mặt đường bê tông 3,5 m lề, rãnh nước 8 m. Tổng vốn đầu tư gần 14 tỷ đồng chưa tính có sự đóng góp của nhân dân, cụ thể có 108 hộ đã hiến đất, tổng diện tích 12.786 m2. Trong đó, chủ yếu là đất vườn, đất 2 lúa. Xã có chủ trương xây dựng đường giao thông từ cuối năm 2011, sau khi họp Đảng ủy, xã triển khai xuống các xóm họp dân liên quan đến tuyến đường tuyên truyền, vận động nhân dân tổ chức thực hiện đường đạt theo tiêu chí NTM. Các hộ trên tuyến đường đi qua đã tự nguyện viết cam kết đóng góp hiến đất mà không đòi hỏi đền bù hay bồi thường. Hộ hiến nhiều nhất 500 m2.
Trên thực tế, do các xã đều có địa bàn rộng, dân cư thưa thớt, địa hình phức tạp... nên nhu cầu vốn cho phát triển giao thông lớn, do đó cần có nhiều hình thức huy động vốn phát triển kết cấu hạ tầng GTNT. Cụ thể đối với 1 km đường có dự toán từ 1,3 - 1,5 tỷ đồng, nếu tính tỷ lệ mỗi khẩu có thể phải đóng góp tới vài triệu đồng, đối với mức thu nhập của nông dân hiện nay là rất khó. Do vậy, hàng năm các huyện, TP cân đối bố trí một phần ngân sách chuẩn bị đầu tư các dự án phù hợp với quy hoạch phát triển GTNT và quy hoạch phát triển KT-XH của địa phương, làm cơ sở để báo cáo các bộ, ngành T.ư hỗ trợ vốn phát triển GTNT bằng các chương trình phát triển của T.Ư, vốn vay ODA và vốn viện trợ không hoàn lại của các tổ chức quốc tế. Bên cạnh đó, hàng năm, tỉnh cũng bố trí một phần vốn ngân sách và vốn vay tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước để hỗ trợ đường GTNT. Cùng với sự đóng góp của người dân theo tỷ lệ, các địa phương cần huy động các tổ chức, DN trên địa bàn cùng vào cuộc giúp giảm mức đóng góp của người dân. Kinh nghiệm của một số xã đã thực hiện là để giảm bớt mức đóng góp của người dân trong cùng một lúc, xã quy hoạch tuyến xây dựng kế hoạch thực hiện từng năm; tổ chức họp dân để cùng bàn mức đóng góp phù hợp với điều kiện kinh tế và khả năng của người dân. Quan trọng nhất là quá trình thực hiện phải công khai, minh bạch và để người dân tự giám sát toàn bộ công trình.
Xây dựng NTM là một chương trình lớn, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn, đời sống của người dân, trong đó, xây dựng mạng lưới giao thông là một mắt xích quan trọng trong tổng thể đó. Vì vậy, các cấp, ngành cần tiếp tục quan tâm vừa thực hiện, vừa rút kinh nghiệm để thực hiện thành công chương trình xây dựng NTM bắt đầu từ những tuyến đường giao thông liên thôn, bản.
Đinh Thắng
(HBĐT) - Trong tháng 2/2013, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh ước đạt 6,625 triệu USD, giảm 1,84% so với tháng trước. Lũy kế 2 tháng đầu năm ước đạt 13,374 triệu USD, tăng 14,81% so với cùng kỳ, thực hiện 13,37% kế hoạch.
(HBĐT) - Trong 2 tháng đầu năm, giá xăng, dầu thế giới biến động theo chiều hướng tăng, Chính phủ đã áp dụng các biện pháp kiềm chế, giữ giá bán lẻ xăng, dầu, tránh việc đồng loạt điều chỉnh giá đối với một số mặt hàng thiết yếu làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống nhân dân.
(HBĐT) - UBND tỉnh vừa có Quyết định số 187/QĐ-UBND ngày 20/2/2013 về việc giao dự toán chi thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM năm 2013 cho 39 xã trên địa bàn tỉnh phấn đấu về đích năm 2015 là 32.079 triệu đồng.
Theo nhận định của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia trong báo cáo kinh tế vĩ mô công bố ngày 1-3, lạm phát trong 2 tháng đầu năm dù cao so với mục tiêu lạm phát của cả năm 2013 (6 - 6,5%) nhưng chưa thật sự đáng ngại. Tuy nhiên, cần có phương án chủ động kiểm soát cung tiền và tổng cầu của nền kinh tế. Điều hành chính sách nhằm kiểm soát lạm phát trong thời gian tới chủ yếu cần chú trọng nhất đến phối hợp các chính sách trong việc điều hành giá.
Bộ Tài chính vừa có công điện khẩn gửi giám đốc Sở Tài chính, Cục trưởng Cục Hải quan và Cục trưởng Cục Thuế các tỉnh thành trong cả nước yêu cầu tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nhằm chủ động ngăn chặn tình trạng buôn lậu xăng dầu qua biên giới.