Lãnh đạo tỉnh và các sở, ngành thường xuyên tiếp xúc tháo gỡ khó khăn cho nhà đầu tư triển khai các dự án sản xuất - kinh doanh. Trong ảnh: Đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra tiến độ dự án nhà máy xi măng Lương Sơn (Lương Sơn).
(HBĐT) - Từ chỗ đứng ở tốp cuối trong bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, năm 2012, tỉnh ta đã vươn lên 6 bậc so với năm 2011, cho thấy những cố gắng của các cấp chính quyền tỉnh trong việc cải thiện môi trường kinh doanh. Dù vậy trong bối cảnh hội nhập, cạnh tranh diễn ra cao độ rất cần những giải pháp thiết thực hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất - kinh doanh lành mạnh.
Đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh dựa trên khảo sát tại 8053 doanh nghiệp trong nước và 1540 doanh nghiệp FDI mới đây có sự đáng kể về thứ hạng. Nhiều tỉnh, thành phố đầu tàu đã tụt hạng. Đồng Tháp lần đầu trở thành tỉnh đứng đầu về xếp hạng PCI, trong khi Lào Cai, tỉnh dẫn đầu năm 2011 về thứ ba. An Giang đứng vị trí thứ hai. Long An và Bắc Ninh tiếp tục duy trì vị trí trong nhóm dẫn đầu. Các tỉnh xếp hạng cao những năm trước như Đà Nẵng, Bình Dương lại tụt hạng đáng kể. Đà Nẵng từng là số 1 từ 2008 - 2010, năm 2012 tụt xuống vị trí thứ 12, trong khi Bình Dương cũng từng đứng đầu vào năm 2007, giờ đây đã tụt xuống thứ 19. Các thành phố Hải Phòng, Hà Nội cũng nhận được sự quan tâm đặc biệt của công luận và đáng chú ý là hai địa phương này cũng tụt hạng. Hà Nội tụt xuống thứ 51 so với thứ 36 đạt được trong năm 201, Hải Phòng từ 45 xuống 50. Điểm sáng đáng kể của nhóm đầu tàu là TP.HCM khi tăng được 7 bậc, từ 20 lên 13 trong bảng xếp hạng. Nhìn tổng thể, bảng điểm của các tỉnh đều giảm, trung bình chỉ còn 56,2 điểm so với 59,1 điểm trong năm 2011. Đặc biệt, không có tỉnh nào vượt ngưỡng điểm rất tốt với 65 điểm, mức điểm mà một số tỉnh đã đạt được trong những năm trước. Một điểm đáng chú ý khác là các doanh nghiệp trên cả nước đều bày tỏ sự kém lạc quan về triển vọng kinh tế. Tỷ lệ này chỉ đạt 33%, thấp hơn nhiều so với mức 76% trước thời điểm vào WTO và là tỷ lệ thấp nhất trong những năm gần đây.
Năm 2012, tỉnh đạt được 55,51 điểm, xếp thứ 41 trong cả nước, tăng 6 bậc so với năm 2011. Như vậy, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của tỉnh từ vị trí 60, tốp cuối bảng xếp hạng năm 2010, vươn lên 47 năm 2011 và 41 năm 2012 có thấy những cố gắng trong cải thiện môi trường kinh doanh của chính quyền tỉnh. Đánh giá qua các chỉ số thành phần ở tỉnh ta cho thấy, chi phí gia nhập thị trường của tỉnh ở mức tương đối khá, chi phí tiếp cận đất đai khá, ở mức trung bình khá là tính minh bạch, chi phí thời gian, chi phí không chính thức, tính năng động. Các chỉ phí thành phần cần đặc biệt quan tâm đó là đào tạo lao động, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, thiết chế pháp lý, điểm cơ bản rất thấp. Giám đốc Sở KH&ĐT Bùi Hải Quang cho biết: Có thể khẳng định, môi trường kinh doanh của tỉnh có những tiến bộ đáng kể, năm 2012, trong bối cảnh khó khăn chung, tỉnh đã có nhiều cố gắng triển khai những giải pháp khá hiệu quả cải thiện môi trường đầu tư, tỉnh đã tiếp nhận những dự án lớn FDI với mức đầu tư bằng tổng tổng các dự án FDI nhiều năm trước cộng lại (Dự án tập đoàn Nissin 75 triệu USD đã khởi công tại KCN Lương Sơn). Thông qua các chỉ số thành phần cũng cho thấy những yếu điểm cần đặc biệt quan tâm như trên đã trình bày (đào tạo lao động, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, thiết chế pháp lý). Môi trường kinh doanh của tỉnh có tiến bộ, song so với yêu cầu hội nhập cần phải cố gắng nhiều khi mà các tỉnh đều có những giải pháp mạnh cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp. Ví như cả một đội quân chạy marathon, anh nào bền bỉ, sức tốt, dẻo dai sẽ “cán đích” hoặc có thứ hạng không tồi. GĐ Sở KH&ĐT Bùi Hải Quang cho rằng, quan điểm xuyên suốt của tỉnh là cần đồng hành và thiết thực hỗ trợ doanh nghiệp phát triển lành mạnh theo pháp luật. Để cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cần tập trung vào những giải pháp trọng tâm sau:
Thứ nhất: Đẩy mạnh cải cách hành chính; công khai thác TTHC, tăng cường nâng cao chất lượng công vụ; tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức trong giải quyết các TTHC liên quan đến doanh nghiệp và người dân. Các sở, ban, ngành rà soát, thống kê các thủ tục hành chính, dịch vụ công phục vụ doanh nghiệp và người dân; xây dựng mẫu biểu niêm yết công khai; chấn chỉnh lề lối làm việc, nâng cao chất lượng phục vụ, chất lượng công vụ. Chủ động đề xuất với UBND tỉnh các biện pháp xử lý những vướng mắc tạo điều kiện cho doanh nghiệp và người dân đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh.
Thứ 2: Tiếp tục gặp gỡ, đối thoại giữa lãnh đạo, các ngành chức năng chia sẻ thông tin, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân trong việc triển khai các thủ tục liên quan đến doanh nghiệp và người dân. Các sở, ngành chức năng và Hội DN tỉnh cần có sự gắn kết phối hợp chặt chẽ hơn nữa để cập nhận phản ánh chính đáng của doanh nghiêp và đề xuất những cơ chế, chính sách, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp triển khai dự án SX-KD, cùng vì mục tiêu chung xây dựng môi trường kinh doanh minh bạch, tập trung cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư tại tỉnh.
Thứ 3: Tăng cường kiểm tra, giám sát cán bộ, công chức trong thực hiện nhiệm vụ, chức trách được giao; đồng thời kiểm tra, hỗ trợ doanh nghiệp tái cơ cấu, thực hiện đầu tư có trọng tâm, trọng điểm nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh.
Thứ 4: Thực hiện công khai, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền: ngân sách của tỉnh; kế hoạch phát triển KT - XH của tỉnh; các luật, pháp lệnh, nghị định, nghị quyết của Trung ương; văn bản hướng dẫn của các bộ, ngành; văn bản pháp luật cấp tỉnh; kế hoạch về các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng mới; dự án của Trung ương; bản đồ và quy hoạch sử dụng đất; chính sách ưu đãi đầu tư của tỉnh; mẫu biểu thủ tục hành chính; thông tin về thay đổi của các quy định về thuế; dữ liệu về các doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh của tỉnh; công báo đăng tải các văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh. Xây dựng trình tự giải quyết các TTHC có liên quan đến các thủ tục đầu tư phát triển doanh nghiệp của các cơ quan liên quan; công khai các thủ tục tại cơ quan, đơn vị, báo chí, cổng thông tin điện tử từng bước giảm chi phí gia nhập thị trường, thiết thực hỗ trợ doanh nghiệp; đặc biệt phải giảm thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp (thiết chế pháp lý) một trong những điểm yếu cần khắc phục để cải thiện môi trường kinh doanh.
Lê Chung
Ngày 20-3, bất chấp đà tăng khá mạnh của giá vàng thế giới, giá vàng trong nước vẫn chỉ dao động trong vùng hẹp rồi đi xuống vào cuối phiên buổi sáng về sát mốc 44 triệu đồng/lượng. Chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới thu hẹp xuống còn 3,2 triệu đồng/lượng.
Bộ Công Thương cho rằng nếu tính giá cơ sở bình quân 30 ngày thì mức giảm của giá xăng dầu thế giới là chưa đáng kể
(HBĐT) - Chiều 20/3, UBND tỉnh và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đồng chủ trì tổ chức hội nghị triển khai các giải pháp tiền tệ, ngân hàng nhằm thúc đẩy, hỗ trợ phát triển KT-XH trên địa bàn tỉnh. Dự và chỉ đạo hội nghị có các đồng chí: Hoàng Việt Cường, Bí thư Tỉnh ủy; Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh; Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú.
(HBĐT) - Thực hiện Nghị định 24/2012/NĐ-CP ngày 3/4/2012 của Chính phủ về “Quản lý hoạt động kinh doanh vàng”, tại Hòa Bình, sau gần 2 tháng đi vào hoạt động, các địa điểm kinh doanh vàng miếng từng bước đi vào ổn định. Tuy nhiên, hiện nay người dân mua vàng miếng cơ bản thuận tiện tại các địa điểm được cấp phép, còn khi bán vàng miếng, nhất là các loại vàng miếng cũ không đảm bảo tiêu chuẩn cũng như các thương hiệu ngoài SJC và AAA thì gặp khó khăn.
(HBĐT) - Nhằm hỗ trợ đồng bào các dân tộc đẩy nhanh công cuộc giảm nghèo, chương trình 135 giai đoạn II đã triển khai dự án hỗ trợ phát triển sản xuất. Huyện Kim Bôi là địa phương có số xã, số hộ dân được hưởng lợi nhiều từ chương trình.
Đồng chí Bùi Văn Cửu Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh, trưởng ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh
(HBĐT) - Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh được thành lập và đi vào hoạt động năm 2003, trên cơ sở tổ chức lại hoạt động của Ngân hàng phục vụ người nghèo tỉnh.