Lãnh đạo NHCSXH tỉnh và huyện Cao Phong thăm mô hình trồng cam của gia đình ông Đinh Trọng Toàn, khu 6, thị trấn Cao Phong.  Ảnh: Đ.T

Lãnh đạo NHCSXH tỉnh và huyện Cao Phong thăm mô hình trồng cam của gia đình ông Đinh Trọng Toàn, khu 6, thị trấn Cao Phong. Ảnh: Đ.T

Đồng chí Bùi Văn Cửu Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh, trưởng ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh

 

(HBĐT) - Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh được thành lập và đi vào hoạt động năm 2003, trên cơ sở tổ chức lại hoạt động của Ngân hàng phục vụ người nghèo tỉnh.

 

Cùng với đó, Chủ tịch UBND tỉnh ra quyết định thành lập HĐQT NHCSXH tỉnh. Trong chặng đường 10 năm hoạt động, NHCSXH tỉnh luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự chỉ đạo, điều hành kiểm tra giám sát của Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh cùng với sự hợp tác có hiệu quả của các ngành có liên quan, các tổ chức chính trị - xã hội và sự đón nhận của nhân dân các dân tộc trong tỉnh. NHCSXH tỉnh là công cụ hữu hiệu của tỉnh, góp phần quan trọng trong công tác xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm, đảm bảo an sinh xã hội cho nhân dân các dân tộc trong tỉnh.

 

Để chuyển tải nguồn vốn chính sách đến với đối tượng thụ hưởng, chi nhánh NHCSXH tỉnh đã thành lập 2.948 tổ TK&VV tại 210 xã, phường, thị trấn, uỷ thác cho 4 tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn là Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh và Đoàn Thanh niên, dư nợ ủy thác ngày càng tăng cùng với tốc độ tăng trưởng tín dụng và chiếm tới 97,3% tổng dư nợ hoạt động của chi nhánh. Thị phần của các tổ chức Hội tương đối đồng đều, chất lượng tín dụng luôn đảm bảo, tỷ lệ nợ quá hạn luôn dưới mức cho phép của NHCSXH.

 

Khi mới thành lập, NHCSXH tỉnh và các huyện đều phải đi thuê mượn trụ sở làm việc, trang thiết bị thiếu thốn, điều kiện làm việc hết sức khó khăn. Sau 10 năm hoạt động đến nay về cơ bản NHCSXH tỉnh đã có một khối lượng tài sản công cụ đáp ứng được nhu cầu phục vụ khách hàng, cả tại trụ sở Ngân hàng cũng như tại điểm giao dịch. Ban đầu, chi nhánh chỉ có 8 cán bộ từ Ngân hàng phục vụ người nghèo chuyển sang. Đến nay chi nhánh đã có đội ngũ cán bộ gồm 123 người, phần lớn là cán bộ trẻ, năng động, được đào tạo cơ bản, thích ứng nhanh với điều kiện hoạt động của NHCSXH.

 

Tổng nguồn vốn hoạt động của Chi nhánh đến 31/12/2012 đạt 1.629 tỉ đồng, gấp 9,2 lần nguồn vốn thời điểm 1/1/2003, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn hàng năm đạt 23%.

 

Từ 1 chương trình tín dụng ban đầu là cho vay hộ nghèo, đến cuối năm 2012, NHCSXH tỉnh đang thực hiện 10 chương trình tín dụng chính sách với dư nợ 1.627 tỉ đồng.

 

10 năm qua, Chi nhánh NHCSXH tỉnh Hòa Bình đã khẳng định vai trò quan trọng của mình trong tiến trình phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh. Đó cũng chính là vai trò của tín dụng chính sách trong nền kinh tế thị trường. Điều đó được thể hiện bằng hiệu quả kinh tế từ nguồn vốn đầu tư.

 

Trong 10 năm hoạt động, đã có trên 328 ngàn lượt khách hàng là hộ nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn từ 10 chương trình tín dụng ưu đãi của chi nhánh. Nguồn vốn của NHCSXH đã góp phần giúp cho trên 74 ngàn  lượt hộ thoát nghèo; cùng với nguồn vốn đối ứng từ ngân sách Nhà nước đã giúp hộ nghèo xây dựng được trên 17 ngàn ngôi nhà để ổn định đời sống; giúp các hộ dân tại 191 xã trong tỉnh xây dựng được trên 34 ngàn công trình NS&VSMT, nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần xây dựng NTM; đã có gần 1 ngàn lao động là con hộ nghèo, hộ chính sách được đi XKLĐ để cải thiện thu nhập; trên 8,7 ngàn lao động trong tỉnh được tạo việc làm từ các dự án giải quyết việc làm. Sau 5 năm thực hiện chương trình tín dụng HSSV, có trên 26,9 ngàn HSSV là con hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn đi học, tạo nguồn nhân lực có tri thức cho tương lai...

 

Với những hoạt động của mình, NHCSXH đã trở thành ngân hàng của nhân dân đã có những đóng góp tích cực vào công tác xóa đói giảm nghèo, góp phần ổn định kinh tế, ổn định chính trị và phát triển kinh tế của tỉnh. Trong thời gian tới, NHCSXH tỉnh cần phát huy vai trò cầu nối tín dụng ưu đãi, đảm bảo an sinh xã hội, tập trung vào những nhiệm vụ sau:

Một là, tranh thủ nguồn vốn của NHCSXH Việt Nam, tìm biện pháp khơi tăng nguồn vốn tại địa phương tham gia vào nguồn vốn hoạt động của Chi nhánh, đáp ứng nhu cầu vốn cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh.

Hai là, không ngừng nâng cao năng lực chỉ đạo, điều hành của đội ngũ cán bộ lãnh đạo từ Ban Giám đốc, các phòng nghiệp vụ NHCSXH tỉnh, phòng giao dịch NHCSXH các huyện, đảm bảo tính kế thừa trong đội ngũ lãnh đạo. Điều hành theo quy chế và phân công rõ người, rõ việc, phát huy sở trường và tính sáng tạo của từng cán bộ nhân viên để hoàn thành mục tiêu chung.

Ba là, chú trọng công tác đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ công nhân viên trong Chi nhánh, nhất là tập huấn về các chương trình tín dụng mới triển khai và công tác tin học theo đề án hiện đại hóa công nghệ NHCSXH. Tổ chức tập huấn đến các tổ chức Hội nhận ủy thác và đội ngũ tổ trưởng tổ TK&VV. Lồng ghép giữa công tác tập huấn, đào tạo nghiệp vụ của NHCSXH với các chương trình khuyến nông, lâm, ngư và chuyển giao công nghệ.

Bốn là, nâng cao chất lượng công tác giao dịch tại xã. Triệt để thực hiện việc công khai hóa các chương trình và các đối tượng thụ hưởng các chương trình tín dụng chính sách để chống tiêu cực, thực hiện công bằng xã hội. Cải tiến công tác giao ban với các tổ chức chính trị - xã hội và đội ngũ tổ trưởng theo hướng cụ thể, thiết thực và phù hợp. Thường xuyên nắm bắt thông tin từ tổ giao dịch, các đối tác của NHCSXH và người vay vốn để kịp thời xử lý sai sót, bất cập trong công tác giao dịch xã.

Năm là, tăng cường và nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát của Ban đại diện Hội đồng quản trị, của hệ thống kiểm tra nội bộ và công tác kiểm tra giám sát của chính quyền cơ sở để nâng cao chất lượng các hoạt động nghiệp vụ.

Sáu là,  tiếp tục hoàn thiện cơ sở vật chất cho NHCSXH tỉnh, phòng giao dịch các huyện và các điểm giao dịch tại xã, từ trụ sở giao dịch, kho tàng, phương tiện vận chuyển và máy móc, thiết bị, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

Bảy là, tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, viên chức trong chi nhánh. Đẩy mạnh phong trào thi đua - khen thưởng trong đội ngũ cán bộ, viên chức dưới nhiều hình thức. Thực hiện tốt công tác xây dựng Đảng và hoạt động của các đoàn thể quần chúng để nâng cao tinh thần trách nhiệm, tinh thần làm chủ, động viên cán bộ, viên chức và người lao động khắc  phục mọi khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Tám là, tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền dưới nhiều hình thức. Coi trọng công tác tuyên truyền qua báo, đài địa phương và báo của ngành để đông đảo nhân dân nắm được những chính sách của Đảng, Nhà nước và hoạt động của NHCSXH tại địa phương.  

                                                         

 

Các tin khác

Nhờ phát triển kinh tế rừng, gia đình chị  Bùi Thị Thảo, xóm Chồm, xã Hợp Thanh (Lương Sơn) có thu nhập ổn định hàng chục triệu đồng/năm.
Nhà xây không còn vốn hoàn thiện tại xã Nhuận Trạch (Lương Sơn).
Không có hình ảnh
Các đại biểu tham gia hội nghi thảo luận với ngành thuế.

Công bố Đồ án Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Hòa Bình đến năm 2020

(HBĐT) - Sáng 19/3, được sự chấp thuận của Chủ tịch UBND tỉnh, Sở Xây dựng đã tổ chức công bố đồ Đồ án Quy hoạch vùng tỉnh Hòa Bình.

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy kiểm tra mô hình nuôi cá tầm tại xã Hiền Lương

(HBĐT) - Sáng 19/3, đồng chí Hoàng Việt Cường, Bí thư Tỉnh ủy đã đi kiểm tra mô hình nuôi cá tầm tại xã Hiền Lương, huyện Đà Bắc. Cùng đi có lãnh đạo, chuyên viên Sở KH&CN, Văn phòng Tỉnh ủy, UBND tỉnh và huyện Đà Bắc.

Kim Bôi chủ động thực hiện kế hoạch trồng rừng năm 2013

(HBĐT) - Nhận thấy hiệu quả từ việc trồng rừng kinh tế đem lại, những năm qua, nhân dân huyện Kim Bôi đã nỗ lực trồng rừng hết diện tích. Riêng năm 2012, huyện đã trồng mới 2.162,5 ha rừng, vượt 216% kế hoạch đề ra. Phát huy thành tích đó, ngay từ đầu vụ trồng rừng năm nay, UBND huyện đã nỗ lực phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch, biện pháp đảm bảo đạt kết quả cao.

Lạc Sơn: Trên 633 tỉ đồng xây dựng CSHT thiết yếu trong 2 năm

(HBĐT) - Qua 2 năm (2011-2012) thực hiện chương trình xây dựng NTM, huyện Lạc Sơn đã triển khai có hiệu quả các chương trình, dự án từ các nguồn vốn lồng ghép để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và góp phần đạt các tiêu chí về xây dựng NTM. Tổng nguồn vốn thực hiện xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu của huyện đạt 633.434 triệu đồng.

Tăng vốn ngoại cho ngân hàng yếu kém

Cho phép tăng tỉ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài đối với các ngân hàng thương mại yếu kém sẽ giúp đẩy mạnh quá trình tái cơ cấu, xử lý nợ xấu, nâng cao quản trị ngân hàng…

Đẩy mạnh truyền thông nâng cao nhận thức người dân về quyền NTD

(HBĐT) - Hướng tới ngày quốc tế người tiêu dùng năm nay (15/3), Sở Công thương và trực tiếp là Hội Bảo vệ quyền lợi NTD tỉnh đã tổ chức một số hoạt động cụ thể như thiết kế tọa đàm, treo băng zôn, khẩu hiệu trên các tuyến đường, nơi công cộng nhằm đẩy mạnh truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức của nhà sản xuất, hộ kinh doanh và thay đổi thói quen tiêu dùng trong cộng đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục