Được các hộ dân tự nguyện ứng mặt bằng, các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công QL 12B, đoạn qua xã Xuất Hóa (Lạc Sơn).
(HBĐT) - Dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 12B được Bộ GT-VT phê duyệt tại Quyết định số 1822 ngày 24/6/2009 với quy mô đường cấp IV, miền núi thiết kế theo tiêu chuẩn TCVN 4054 - 2005. Tổng chiều dài toàn tuyến 42,7 km. Tổng mức đầu tư gần 493 tỷ đồng bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ. Trong đó, kinh phí xây lắp gần 350 tỷ đồng. Công trình được khởi công tháng 9/2010. Nguồn vốn kế hoạch được giao năm 2010 là 1 tỷ đồng, năm 2011 là 50 tỷ đồng và năm 2013 là 80 tỷ đồng. Tuyến đường đi qua địa bàn các huyện Yên Thủy, Lạc Sơn, Tân Lạc.
Tuy nhiên, khi đang tiến hành thi công, tháng 4/2011, Bộ GT-VT đưa dự án vào diện tạm thời đình hoãn, giãn tiến độ dẫn đến việc triển khai thi công bị đình trệ làm cho mặt đường toàn tuyến gần như bị phá hủy hoàn toàn, nền đường biến dạng, lầy lội đã ảnh hưởng lớn đến việc lưu thông. Công tác đảm bảo giao thông và an toàn công trình gặp nhiều khó khăn, phức tạp, nhất là trong mùa mưa bão.
Với sự nỗ lực của các cấp, ngành và sự quan tâm của Bộ GT-VT, năm 2013, công trình được giao kế hoạch vốn 80 tỷ đồng cho xây dựng, đó thực sự là tin vui với cấp ủy, chính quyền và nhân dân các huyện nơi có tuyến đường đi qua. Đặc biệt, tại huyện Lạc Sơn, dự án đi qua địa bàn 8 xã và thị trấn Vụ Bản với chiều dài 25,6 km, từ trước Tết Nguyên Đán Quý Tỵ công trường lớn QL12B đã rộn ràng khí thế. Các nhà thầu tập trung lực lượng, thiết bị, phương tiện, máy móc để đẩy nhanh tiến độ thi công theo tinh thần trách nhiệm - chất lượng - hiệu quả.
Ông Bùi Văn Phục, Phó Chủ tịch UBND huyện Lạc Sơn cho biết: Trong điều kiện Chính phủ chỉ đạo thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, cắt giảm đầu tư công, giảm bội chi NSNN dự án lại đang nằm trong diện tạm thời đình hoãn, giãn tiến độ nhưng năm 2013 lại được giao vốn 80 tỷ đồng, đó thực sự là cơ hội hết sức quý báu. Vì vậy, mặc dù chưa có kinh phí đền bù, hỗ trợ GPMB nhưng cấp ủy, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể từ huyện đến cơ sở đã vào cuộc quyết liệt để tuyên truyền, vận động nhân dân, kịp thời nắm bắt, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, tạo sự đồng thuận trong cộng đồng dân cư, nhất là các hộ có liên quan đến đất đai bị thu hồi cho dự án để đảm bảo công trình được thi công thuận lợi, đúng tiến độ. Theo đó, huyện Lạc Sơn đã thành lập BCĐ do đồng chí Bí thư Huyện ủy là Trưởng ban, cùng các thành viên là các đồng chí trong Ban Thường vụ Huyện ủy, Bí thư Đảng ủy các xã, thị trấn có QL12B đi qua. Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư huyện cũng được kiện toàn, các đồng chí Chủ tịch UBND, xã, thị trấn được bổ sung làm ủy viên. Đồng thời, UBND huyện có văn bản cam kết sẽ phối hợp với chủ đầu tư khi được cấp vốn thì kịp thời chuyển kinh phí bồi thường, hỗ trợ cho Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư huyện để chi trả đầy đủ cho các hộ gia đình, cá nhân bị ảnh hưởng do thực hiện dự án.
Cùng với việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Đặc biệt, các đồng chí lãnh đạo huyện luôn bám sát cơ sở để kịp thời nắm bắt tình hình, trực tiếp gặp gỡ, phân tích, giải thích với những trường hợp còn thắc mắc, kiến nghị. Số liệu kiểm đếm, phương án đền bù hỗ trợ được niêm yết công khai tại trụ sở UBND xã, thị trấn và nhà văn hóa các xóm, bản, KDC. Đến nay, cùng với 914 m2 đất 5% của 3 xã Thượng Cốc, Xuất Hóa, Tân Mỹ, 370 hộ thuộc 5 xã Thượng Cốc, Xuất Hóa, Tân Mỹ, ân Nghĩa, Yên Nghiệp đã tự nguyện ứng 17.797,8 m2 để UBND huyện ra quyết định thu hồi và bàn giao mặt bằng cho các nhà thầu triển khai thi công. Đặc biệt, riêng xã Liên Vũ, mặc dù Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư huyện chưa kiểm đếm đất đai, tài sản của các hộ bị ảnh hưởng nhưng cấp ủy, chính quyền xã đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nên các hộ dân trên tuyến đã đồng thuận ứng mặt bằng tạo điều kiện thuận lợi cho nhà thầu triển khai thi công.
Không kể xã Liên Vũ, đến nay, huyện Lạc Sơn đã bàn giao cho các nhà thầu trên 60% diện tích đất phải thu hồi đợt I của dự án. Đó thực sự là bước chuyển biến tích cực trong nhận thức, ý thức trách nhiệm của cộng đồng dân cư trước thực tế khó khăn của huyện, của tỉnh và cả nước.
Theo tính toán của chủ đầu tư, trên địa bàn huyện Lạc Sơn cùng với cầu Xưa, cầu Khặng và 6,75 km đã hoàn thành trong 2 năm 2010, 2011, từ nguồn vốn được cấp năm 2013 sẽ có trên 13 km đường trên tuyến thuộc huyện Lạc Sơn được xây dựng, đạt trên 78%.
Sự phối hợp chặt chẽ giữa chủ đầu tư với cấp ủy, chính quyền huyện, sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị và tinh thần ủng hộ tích cực của các tầng lớp nhân dân, nhất là các hộ bị ảnh hưởng trong giải phóng mặt bằng để triển khai thực hiện dự án không chỉ tạo cho cơ sở hạ tầng giao thông của huyện Lạc Sơn một diện mạo mới mà còn là điều kiện quan trọng để đẩy mạnh lưu thông phát triển KT-XH và đảm bảo an toàn giao thông trên tuyến. Đây có thể xem là bài học từ ý Đảng, lòng dân cần được đánh giá, rút kinh nghiệm để nhân rộng.
(HBĐT) - Tháng 1/2013, Sở NN&PTNT Hà Nội đã ký kết thỏa thuận phối hợp với Sở NN&PTNT tỉnh ta về “phòng- chống dịch bệnh, kiểm dịch, kiểm soát giết mổ động vật và sản phẩm động vật” và “sản xuất, tiêu thụ rau an toàn”. Theo ông Hoàng Văn Tứ, Giám đốc Sở NN&PTNT: Sẽ là cơ hội lớn cho ngành nông nghiệp tỉnh ta khi khai thác được một thị trường lớn như Hà Nội.
(HBĐT) - Ông Bùi Văn Bích, Chủ tịch UBND xã Lỗ Sơn (Tân Lạc) cho biết: Lỗ Sơn là xã thuần nông với hơn 500 ha đất nông nghiệp, diện tích đất lúa ổn định, chỉ chiếm gần 1/3. Toàn xã có 760 hộ, 3.220 nhân khẩu, chủ yếu là dân tộc Mường. Trong đó, lực lượng lao động toàn xã là hơn 2.000 người. Vì vậy, tỷ lệ lao động nông thôn nhàn rỗi hàng năm khá cao. Nhiều hộ sau khi hết việc nông thường phải đi tìm việc làm thuê tại các thành phố, tuy nhiên, hiệu quả kinh tế mang lại từ những công việc này không cao kéo theo đó là nhiều bất lợi về an ninh xã hội. Giải quyết việc làm ổn định, tăng thu nhập cho người lao động là một trong những mục tiêu mà cấp uỷ Đảng, chính quyền xã đặt ra trong công tác xoá đói- giảm nghèo những năm gần đây.
(HBĐT) - Thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 4 (khóa XI) về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, huyện Kim Bôi xác định sẽ huy động mạnh mẽ mọi nguồn lực của Nhà nước, các tổ chức và nhà đầu tư khai thác triệt để các tiềm năng, thế mạnh của địa phương để xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng hiện đại, đồng bộ, đảm bảo lợi ích hài hòa.
(HBĐT) - Tỉnh ta hiện có 2 trang trại chăn nuôi gà giống, 1 ở xã Tân Thành (Lương Sơn), 1 ở thị trấn Thanh Hà (Lạc Thủy), ngoài ra còn có khoảng 40 trại chăn nuôi gà thịt. Với hiệu quả kinh tế khá thuyết phục, chăn nuôi gia cầm đang ngày càng gia tăng sức hút, trong đó, chăn nuôi gà giống siêu thịt hứa hẹn sẽ là lựa chọn mang lại nhiều lợi nhuận cho những doanh nghiệp và hộ nông dân dám nghĩ, dám làm.
(HBĐT) - Sáng 27/3, tại khu Đồng Rỗng, Bãi Bưa, xã Sủ Ngòi, TP Hoà Bình, Hội Nông dân tỉnh tổ chức lễ khởi công xây dựng Trung tâm dạy nghề và hỗ trợ nông dân. Dự lễ khởi công có đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo T.Ư HND Việt Nam, cùng một số sở, ban, ngành.
(HBĐT) - Ông Đặng Đình Dũng ở phường Tân Thịnh (TPHB) hỏi: Đề nghị Báo Hòa Bình cho biết việc gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) được quy định như thế nào?