(HBĐT) - Ngày 29/3, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 43/NQ-CP về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) của tỉnh.
Theo đó, quy hoạch đến năm 2020, diện tích đất nông nghiệp 363.806 ha, chiếm 79,84%, đất phi nông nghiệp 73.149 ha, chiếm 15,87%, đất chưa sử dụng là 23.914 ha, chiếm 5,19%, đất đô thị 13.633 ha, chiếm 2,96%, đất khu bảo tồn thiên nhiên 40.220 ha, chiếm 8,73%, đất khu du lịch 2.772 ha, chiếm 0,60%.
Diện tích chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp trong cả thời kỳ 2011 - 2020 là 11.573 ha, giai đoạn 2011 - 2015 là 6.633 ha, giai đoạn 2016- 2020 là 4.940 ha.
Quy hoạch quy định về phân bổ diện tích các loại đất trong kỳ kế hoạch (2011-2015), trong đó, năm 2013, đất nông nghiệp 356.158 ha, đất phi nông nghiệp 63.536 ha, đất chưa sử dụng là 41.175 ha, đất đô thị 10.151 ha, đất khu bảo tồn thiên nhiên 30.054 ha, đất khu du lịch 933 ha; đến năm 2015, đất nông nghiệp 360.275 ha, đất phi nông nghiệp 67.501 ha, đất chưa sử dụng 33.093 ha, đất đô thị 13.136 ha, đất khu bảo tồn thiên nhiên 36.710 ha, đất khu du lịch 2.087 ha. Theo kế hoạch, năm 2013, chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp 1.341 ha, năm 2015 là 2.018 ha.
UBND tỉnh có trách nhiệm tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; rà soát quy hoạch của các ngành, lĩnh vực có sử dụng đất cho phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh đã được Chính phủ xét duyệt; xác định ranh giới, công khai diện tích đất lúa, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng cần bảo vệ nghiêm ngặt; chủ động thu hồi đất theo quy hoạch, kế hoạch, đồng thời ưu tiên cho người bị thu hồi đất được giao đất hoặc mua nhà trên diện tích đất đã thu hồi mở rộng theo quy định của pháp luật; quản lý sử dụng đất theo đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, nhất là khu vực sẽ chuyển mục đích sử dụng đất; tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật đất đai để người dân nắm vững các quy định của pháp luật, sử dụng đất đúng mục đích, tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
P.V (T.H)
(HBĐT) - Dự án “Đầu tư xây dựng công trình mở rộng quốc lộ 1, đoạn từ Km1212+400 đến Km 1265 thuộc tỉnh Bình Định và tỉnh Phú Yên có tổng vốn đầu tư của dự án là 2.045 tỉ đồng, được đầu tư theo hình thức BOT (hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao), do Công ty cổ phần BOT Bình Định thực hiện gồm các Nhà đầu tư: Công ty Cổ phần Đầu tư năng lượng xây dựng thương mại Hoàng Sơn, tỉnh Hòa Bình; Công ty Dầu khí Sông Đà; Công ty Kiến Hoàng, tỉnh Bình Định; Công ty Trung Hưng; Công ty Xây dựng Sông Đà Hà Nội. Dự án được phê duyệt theo Quyết định số 597, ngày 12/3/2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải; Quyết định số 739, ngày 25/3/2013 về việc chỉ định nhà đầu tư dự án; Hợp đồng ký giữa Bộ giao thông - Vận tải và nhà đầu tư ngày 29/3/2013.
(HBĐT) - Ngày 5/4, tại huyện Lạc Thủy, Sở Công thương đã tổ chức hội nghị giao ban công tác quý I, triển khai công tác trọng tâm quý II.
(HBĐT) - Tính đến hết quý I, tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên địa bàn tỉnh đạt 2.228 tỷ đồng, tăng 25,1% so với cùng kỳ, đạt 22,46% kế hoạch năm. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 3 tăng 4,76% so với tháng 12/2012. Hàng hóa lưu thông đa dạng về chủng loại, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân địa phương.
(HBĐT) - Ngày 3/4, đoàn công tác của Sở NN&PTNT do đồng chí Hoàng Văn Tứ, Giám đốc Sở NN&PTNT làm trưởng đoàn đã đến khảo sát mô hình trồng cam tại xã Tân Mỹ, huyện Lạc Sơn.
(HBĐT) - Giá trị sản xuất công nghiệp quý I đạt 1.600,1 tỷ đồng, tăng 15,3% so với cùng kỳ, thực hiện bằng 24,2% kế hoạch năm. Tính cả nhà máy Thủy điện Hòa Bình đạt 2.729 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ, thực hiện bằng 17,72% kế hoạch năm.
(HBĐT) - Thống kê của Sở KH – ĐT, trong năm 2012, toàn tỉnh có 35%, tương đương 760 doanh nghiệp phải tạm ngừng sản xuất - kinh doanh, thu hẹp quy mô hoạt động hoặc phải giải thể, phá sản. Ngay như đến đầu năm 2013, con số các doanh nghiệp vượt qua được khó khăn này thực sự vẫn chưa nhiều.