Doanh nghiệp thiếu vốn – công trình đình trệ gần 2 năm chưa triển khai trở lại. Ảnh chụp tại Trung tâm thương mại bờ trái sông Đà (TP Hòa Bình)
(HBĐT) - Thống kê của Sở KH – ĐT, trong năm 2012, toàn tỉnh có 35%, tương đương 760 doanh nghiệp phải tạm ngừng sản xuất - kinh doanh, thu hẹp quy mô hoạt động hoặc phải giải thể, phá sản. Ngay như đến đầu năm 2013, con số các doanh nghiệp vượt qua được khó khăn này thực sự vẫn chưa nhiều.
Trong số các doanh nghiệp ngừng sản xuất, ngoài do ngoài ảnh hưởng kinh tế suy thoái kinh tế, vai trò của nguồn vốn từ ngân hàng cũng là một trong những nguyên nhân khiến không ít các doanh nghiệp khó khăn khi duy trì sản xuất. Nhìn vào báo cáo của NHNH tỉnh cũng thấy rõ phần nào về nguồn vốn mà nhiều doanh nghiệp cho rằng đang thiếu. Tính đến ngày 20/2, tổng dư nợ của các TCTD trên địa bàn ước đạt trên 8.900 tỷ đồng, giảm 140 tỷ đồng so với cuối năm 2012 Trong đó, dư nợ cho vay NNNT chiếm 59,4%; cho vay lĩnh vực phi sản xuất 8,2% và cho vay các lĩnh vực khác 32,4%.
Thực tế, từ năm 2012 đến nay, trong tình hình doanh nghiệp gặp khó khăn, NH Nhà nước tỉnh liên tục có công văn yêu cầu các tổ chức tín dụng cần phối hợp với khách hàng vay để tháo gỡ vấn đề trả nợ và tiếp cận vốn vay. Đồng thời, cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với các khoản vay không trả nợ đúng hạn của các doanh nghiệp gặp khó.
Tuy nhiên, hiện vẫn còn nhiều doanh nghiệp đến nay vẫn không thể tiếp cận được nguồn vốn để tiếp tục dự án, đầu tư sản xuất - kinh doanh. Điển hình như một doanh nghiệp tại thành phố Hòa Bình đầu tư một khu liên hợp thương mại vui chơi giải trí có quy mô trên dưới 10 tầng, mỗi mặt sàn lên đến hàng ngàn m2 tại khu thương mại bờ trái sông Đà. Vốn đầu tư dự kiến lên đến trên dưới 100 tỷ đồng. Tuy nhiên, sau khi hoàn thiện phần móng, doanh nghiệp đã không được các ngân hàng cấp vốn. Đến gần 2 năm lại đây, công trình vẫn còn dang dở với những cọc sắt dần hoen gỉ.
Công ty TNHH May Hòa Bình cũng là một trong những doanh nghiệp hiện tại đang “khát” vốn. Mới gần nửa năm trước đây, Công ty còn trên 100 công nhân hoạt động liên tục. Từ cuối năm 2012 đến nay do không có vốn buộc công nhân phải nghỉ việc....
Không chỉ vậy, vốn thiếu còn là nguyên nhân dẫn đến cả dự án trọng điểm của thành phố cũng như của tỉnh hiện đang “án binh, bất động” – KCN bờ trái sông Đà do Công ty CP Sông Đà – Thăng Long trúng thầu thi công phần hạ tầng. Tổng số vốn đầu tư khoảng trên 100 tỷ đồng. Dự án được triển khai trong 24 tháng nhưng đến nay đã 18 tháng, dự án có nguy cơ không đạt kế hoạch. Nguyên nhân ngoài công tác GPMB, nguồn vốn cũng là một vấn đề ảnh hưởng đến tiến độ đề ra.
Với các doanh nghiệp khó khăn về vốn, được biết, trong điều kiện những doanh nghiệp của tỉnh trong tình trạng đình trệ, một phần do lãi suất vẫn còn tương đối cao từ 13 – 15%/năm khiến không ít doanh nghiệp không dám vay vốn. Có doanh nghiệp còn khả năng phục hồi thì tài sản thế chấp cũng là một vấn đề, chưa nói đến thỏa mãn các điều kiện ngân hàng đưa ra.
Thực tế, nhiều doanh nghiệp đang phải đối mặt với khó khăn. Ngoài tình trạng thiếu vốn, tác động tiêu cực của nền kinh tế nói chung trong thì gian trước mắt khó có thể lường trước. Ngay như đến ngay Sở KH – ĐT cũng đã khuyến nghị các doanh nghiệp và nhà đầu tư trong năm 2013 cần tập theo dõi sát diễn biến thị trường để tái cơ cấu lại sản xuất; điều chỉnh phương hướng sản xuất - kinh doanh cho phù hợp. Thêm nữa, cần lựa chọn đầu tư có trọng tâm, trọng điểm phù hợp với năng lực đảm bảo sớm đưa dự án vào khai thác sử dụng; tiếp tục đầu tư những dự án được đánh giá là thực sự có hiệu quả; tránh đầu tư phân tán, dẫn đến kéo dài thời gian thực hiện dự án, làm tăng chi phí đầu tư làm giảm hiệu quả đầu tư.
Cũng theo Sở KH – ĐT, trong trường hợp doanh nghiệp thực sự khó khăn, không thực hiện được phương án sản xuất - kinh doanh, dự án đầu tư đã được phê duyệt cần mạnh dạn cơ cấu lại doanh nghiệp, trong đó, kể cả phương án tự giải thể, phá sản để tìm cơ hội kinh doanh khác.
Hồng Trung
(HBĐT) - Tại khoản 2, Điều 36 đề nghị bổ sung “Kế hoạch sử dụng đất cấp huyện được lập 5 năm và hàng năm”.
(HBĐT) - Sáng 29/3, với sự chứng kiến của Chủ tịch UBND huyện Yên Thủy và lãnh đạo BQL Dự án giảm nghèo tỉnh, BQL Dự án giảm nghèo huyện Yên Thủy và Công ty TNHH đường mía Việt Nam - Đài Loan đã tiến hành thương thảo và thống nhất ký kết hợp đồng kinh tế trồng và tiêu thụ cây mía đường trên địa bàn huyện Yên Thủy.
(HBĐT) - Đã lâu lắm nay tôi mới có dịp trở lại xóm Tháu, xã Thái Thịnh (TP Hoà Bình). Xóm trước đây từng được gọi là “xóm đèn dầu”, nằm ở lưng chừng đồi dốc tới 450 so với mặt nước, địa hình khó khăn cho việc đi lại và làm ăn, khó phát triển kinh tế. Nhưng với sự cần cù, chịu thương chịu khó của người dân nơi đây mà xóm đang từng ngày đổi thay.
(HBĐT) - Mũ bảo hiểm rởm không còn bày bán tràn lan, thương nhân dè dặt hơn trong kinh doanh mặt hàng mũ bảo hiểm và người tham gia giao thông đã lưu tâm, cẩn trọng hơn khi lựa chọn mũ để phòng vệ cho mình là ghi nhận bước đầu, đồng thời là tín hiệu vui từ thị trường mũ bảo hiểm.
(HBĐT) - Những năm gần đây, cây mía đường được đánh giá mang lại hiệu quả kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống cho bà con nhân dân tại các địa phương trên địa bàn tỉnh ta. Tiến Để phát triển vùng mía nguyên liệu, Công ty CP Mía đường Hoà Bình đang phối kết hợp với NHNo&PTNT Chi nhánh Hoà Bình tiếp tục có nhiều chính sách ưu đãi về nguồn vốn, giống nhằm thúc đẩy chất lượng, sản lượng cây mía đường, tạo điều kiện cho thúc đẩy (nông nghiệp nông thôn) trên toàn địa bàn
(HBĐT) - Dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 12B được Bộ GT-VT phê duyệt tại Quyết định số 1822 ngày 24/6/2009 với quy mô đường cấp IV, miền núi thiết kế theo tiêu chuẩn TCVN 4054 - 2005. Tổng chiều dài toàn tuyến 42,7 km. Tổng mức đầu tư gần 493 tỷ đồng bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ. Trong đó, kinh phí xây lắp gần 350 tỷ đồng. Công trình được khởi công tháng 9/2010. Nguồn vốn kế hoạch được giao năm 2010 là 1 tỷ đồng, năm 2011 là 50 tỷ đồng và năm 2013 là 80 tỷ đồng. Tuyến đường đi qua địa bàn các huyện Yên Thủy, Lạc Sơn, Tân Lạc.