Các đại biểu tham dự hội nghị tại điểm cầu Hòa Bình.
(HBĐT) - Chiều 22/4, Chính phủ tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc về việc thực hiện công tác giảm nghèo, chương trình giảm nghèo, triển khai nhiệm vụ năm 2013 và định hướng thời gian tới. Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh chủ trì hội nghị. Về phía tỉnh ta có đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo giảm nghèo tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành: Lao động TB&XH, Tài Chính, KH&ĐT, NN&PTNT, Nội vụ, Ytế…
Công tác giảm nghèo bền vững được thực hiện đồng bộ đã tiếp tục phát huy tác dụng hỗ trợ có hiệu quả cho hộ nghèo, người nghèo. Cụ thể: về chính sách khám chữa bệnh cho người nghèo, trong 2 năm (2011-2012) NSNN đã bố trí 22.303 tỉ đồng để hỗ trợ mua thẻ BHYT cho người nghèo, người dân tộc thiểu số, trẻ em dưới 6 tuổi; chính sách hỗ trợ học sinh nghèo về GD-ĐT NSNN đã hỗ trợ 11.844 để thực hiện các chính sách giảm nghèo trong lĩnh vực GD-ĐT; chính sách hỗ trợ đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số. Tính đến cuối năm 2012, các địa phương đã hỗ trợ đất ở cho 71.713 hộ, hỗ trợ đất sản xuất cho 83.563 hộ, hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 214.466 hộ, xây dựng 5.573 công trình nước sinh hoạt tập trung ở các xã, thôn bản ĐBKK; đã có trên 500 ngành hộ nghèo được hỗ trợ làm nhà ở; hơn 1 triệu lượt hộ nghèo được vay vốn tín dụng ưu đãi phát triển sản xuất….
Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững thực hiện trong 2 năm với tổng vốn 9.349 tỉ đồng cho các địa phương đã đầu tư trên 1.000 công trình ở sở hạ tầng ở các xã ĐBKK vùng bãi ngang ven biển, hải đảo; đầu tư trên 5.000 công trình hạ tầng thiết yếu ở các xã thôn bản ĐBKK vùng dân tộc miền núi; trên 12.000 hộ nghèo tham gia mô hình giảm nghèo, tạo việc làm cho 25% lao động nông thôn, thu nhập bình quân hộ nghèo tăng khoảng 15%. Qua đó có khoảng 20-30% hộ thoát nghèo góp phần giảm tỉ lệ hộ nghèo trên địa bàn từ 2-3%/năm trở lên. Ngoài ra, mỗi năm có khoảng 32 ngàn cán bộ các cấp được tham gia tập huấn về chuyên môn, kỹ năng để tổ chức thực hiện các chính sách giảm nghèo tới đối tượng thụ hưởng.
Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo tiếp tục được thực hiện có hiệu quả, tập trung đầu tư cho vùng khó khăn, địa phương có tỷ lệ hộ nghèo cao… Thông qua tác động, hiệu quả thực hiện các chính sách, chương trình giảm nghèo, tỉ lệ hộ nghèo cả nước và các huyện nghèo giảm nhanh, hoàn thành vượt mục tiêu quốc hội đề ra. Tỷ lệ hộ nghèo cả nước đã giảm từ 14,2% (năm 2010) xuống còn 9,6% (năm 2012, bình quân giảm 2,3%/năm; tỉ lệ hộ nghèo tại 62 huyện nghèo theo NQ 30a đã giảm từ 58,33% (năm 2010) xuống còn 43,89% (năm 2012).
Hội nghị đã đề ra mục tiêu, kế hoạch giảm nghèo đến cuối năm 2013, cả nước giảm 2%/năm, riêng tỉ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm bình quân 5%/năm. Đến năm 2015, tỉ lệ hộ nghèo cả nước giảm còn dưới 5% theo chuẩn nghèo hiện hành, tỉ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo còn dưới 30%. Năm 2013, Quốc hội, Chính phủ bố trí vốn cho chương trình MTQG giảm nghèo bền vững là 5.031,207 tỉ đồng trong đó vốn đầu tư phát triển là 4.442,4 tỉ đồng, kinh phí sự nghiệp là 588,870 tỉ đồng.
Tại Hội nghị, đã có 14 ý kiến của lãnh đạo các Bộ, ngành và các địa phương phát biểu tập trung vào các vấn đề như: đề nghị Trung ương, Bộ LĐ-TB&XH tiếp tục dành sự quan tâm hơn nữa cho công tác giảm nghèo, đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn; tập trung nguồn lực vào thực hiện các sách sách giảm nghèo đối với những địa bàn nghèo; nâng mức hỗ trợ sản xuất cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo…
Đối với tỉnh ta, năm 2012 mặc dù tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn nhưng các chính sách an sinh xã hội nói chung và chính sách xoá đói giảm nghèo nói riêng vẫn được quan tâm đầu tư nên đã cơ bản hoàn thành được chỉ tiêu xoá đói giảm nghèo. Cụ thể, đã chủ động lồng ghép các chương trình dự án trên địa bàn như chương trình 135, 134, hỗ trợ làm nhà ở cho hộ nghèo, hỗ trợ phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề, hỗ trợ vốn tín dụng hộ nghèo, xây dựng các mô hình giảm nghèo… Tổng số hộ nghèo toàn tỉnh cuối năm 2012 còn 43.263 hộ chiếm 21,73% giảm 4,36% so với năm 2011; tỉ lệ hộ cận nghèo còn 16,14%.
Phát biểu kết luận, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh cho rằng, xoá đói - giảm nghèo là chủ trương lớn, nhất quán của Đảng và Nhà nước nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người nghèo, thu hẹp khoảng cách giữa các vùng. Phó Thủ tướng đã ghi nhận biểu dương những nỗ lực cố gắng của các cấp Bộ, ngành, địa phương trong thực hiện công tác giiảm nghèo bền vững 2 năm qua. Trong thời gian tới, Phó Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành tập trung làm quyết liệt hơn nữa công tác giảm nghèo, đặc biệt là giảm nghèo ở vùng sâu, xa, đồng bào dân tộc; nghiên cứu các tiêu chí đánh giá về hộ nghèo để có các hình thức hỗ trợ phù hợp, đúng đối tượng. Bên cạnh đó cần tiếp tục có các giải pháp hiệu quả để hỗ trợ các hộ cận nghèo, tránh tình trạng tái nghèo; thực hiện tốt chính sách đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động, nhất là đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Đối với các địa phương, cần bố trí ngân sách để thực hiện các chính sách giảm nghèo, dự án án thuộc chương trình giảm nghèo theo mục tiêu kế hoạch đề ra; tổ chức thực hiện lồng ghép các chính sách, chương trình dự án để thực hiện mục tiêu giảm nghèo trên địa bàn. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về giảm nghèo, tăng cường phân cấp cho cơ sở và mở rộng sự tham gia của người dân trong suốt quá trình thực hiện. Huy động thêm các nguồn lực từ cộng đồng, doanh nghiệp và người dân để thực hiện có hiệu quả, bền vững mục tiêu giảm nghèo đề ra.
Đinh Thắng
(HBĐT) - Trong hai ngày 19 và 20/4, tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô (81 Trần Hưng Đạo, Hà Nội), trong khuôn khổ chương trình Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM 2013, đã diễn ra hội thảo “Thực hiện du lịch có trách nhiệm” do Tổng cục Du lịch, Hiệp hội Du lịch Việt Nam và Chương trình phát triển năng lực du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội (ESRT) phối hợp tổ chức
(HBĐT) - Nhằm đạt mục tiêu đến năm 2015, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi của tỉnh đạt 1.092 tỉ đồng, chăn nuôi phát triển với tốc độ tăng trưởng cao hơn giai đoạn trước, đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính, tỉnh ta đã thực hiện nhiều chính sách khuyến khích, thúc đẩy phát triển chăn nuôi trong thời gian từ năm 2011 đến nay.
(HBĐT) - Nật Sơn là xã vùng sâu, xa của huyện Kim Bôi với 4 thôn, xóm, 503 hộ, 2.378 nhân khẩu. Trong những năm gần đây, cùng với SXNN, nhân dân xã Nật Sơn đã tập trung phát triển kinh tế từ trồng rừng. Nhờ đó, đời sống của người dân trong xã từng bước được cải thiện.
(HBĐT) - Từ Tết Nguyên đán đến nay, giá thịt lợn, thịt gà xuất đi xuống thấp kỷ lục trong khi thức ăn cho gia súc lại tăng cao khiến nhiều trang trại, gia trại, hộ chăn nuôi trong tỉnh lâm vào tình cảnh thua lỗ nặng.
(HBĐT) - Trong khoảng một tháng trở lại đây, trên vỉa hè khu vực đầu cầu phía bờ trái sông Đà thuộc phường Tân Thịnh (TP Hòa Bình) xuất hiện một vài người bán những xâu chim đã được vặt lông sẵn, mỗi xâu có 30 – 40 con. Sáng ngày 17/4 lại xuất hiện một người đàn ông khoảng hơn 40 tuổi, mặc bộ quần áo bảo hộ màu xanh rêu bán chim. Trong vai người đến mua, chúng tôi được ông chủ quảng cáo đây là loại chim ngói được bắt ở vùng cao. Khi chúng tôi hỏi bắt ở đâu thì người đàn ông ngắc ngứ không trả lời, rồi sau đó mới nói là bắt ở khu vực vùng cao huyện Tân Lạc. Mỗi con chim được chào bán với giá 40.000 đồng, nếu mua nhiều được giảm giá 5.000 đồng/con.
(HBĐT) - Ngày 16/4, UBND huyện Lạc Thủy đã tổ chức hội nghị đánh giá kết quả sản xuất vụ chiêm xuân 2012-2013 và triển khai kế hoạch sản xuất vụ mùa, hè thu, vụ đông và công tác phòng- chống lụt bão năm 2013.